Nước Nam Bàn-Champa chính thức bị xóa năm 1954

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 21, 2024, 11:56 PM
Haji.Prof.Phd. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com
Facebook: Putra Podam
Website: kauthara.org
Link article in Pdf: Nước Nam Bàn-Champa chính thức bị xóa năm 1954

 

1. Vương quốc Champa sau Vijaya sụp đổ 1471

Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, vua Lê Thánh Tông xâm chiếm hoàn toàn khu vực Vijaya-Degar (tỉnh Bình Định). Sau cuộc chiến, Vijaya-Champa bị sụp đổ và thu hẹp dần phía nam và phân chia thành nhiều tiểu quốc hay địa khu nhỏ như sau:

1.1. Tiểu quốc Hoa Anh (Aia Ru - Phú Yên) là một địa khu Aia Ru-Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, đèo Cù Mông đến núi Đá bia-Thạch Bi Sơn thuộc Phú Yên và cư dân nòng cốt là người Rhade (Raday, Ede). Theo biên niên sử Việt Nam, vào năm 1611 Nguyễn Hoàng (1588-1613) ra lệnh cho tướng Văn Phong xua quân đánh Phú Yên (Aia Ru) chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa để lập ra phủ Phú Yên, dời biên giới miền nam của nhà Nguyễn đến mủi Varella ở phía bắc Nha Trang. Tiểu quốc Hoa Anh (Aia Ru-Champa) chính thức kết thúc vào năm 1611

1.2. Tiểu quốc Kauthara (Aia Terang-Nha Trang) thuộc địa khu Khánh Hòa. Sau khi Phú Yên (Aia Ru) thuộc tiểu quốc Hoa Anh bị thất bại dưới bàn tay của Chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1611, tức Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên là chúa Nguyễn, ông đầu tiên đặt nền móng cho triều đại nhà Nguyễn (1558-1945). Nhà Nguyễn chưa chịu dừng chân tại đất Phú Yên (Aia Ru), mà tiếp tục cầm gươm đi mở mang bờ cõi tiến về phía Nam (tức cầm gươm đi xâm lược nước Champa). Bốn mươi hai năm sau, tính từ năm mất Phú Yên (Aia Ru), nhà nguyễn tiếp tục chinh phạt  Kauthara-Champa từ năm 1611 đến năm 1653 chiếm đất Kauthara (Aia Terang, Nha Trang-Khánh Hòa). Tiểu quốc Kauthara-Champa chính thức kết thúc vào năm 1653.

1.3. Tiểu quốc Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai). Sau khi Kauthara bị thất thủ vào năm 1653, nhà Nguyễn tiếp tục cầm gươm Nam tiến xâm lược Panduranga ở đồng bằng cực nam Champa. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đưa quân đánh tan quân Kauthara-Champa ở Thái Khang và Diên Ninh, đuổi theo vượt biên giới đánh vào thành Panduranga-Champa. Năm 1693, quân chúa Nguyễn bắt được vua Panduranga là vua Po Saot (Ba Trauh hay Bà Tranh) là vị vua Islam (Hồi giáo) đưa về Phú Xuân. Po Saot là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade). Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade. Một năm sau Po Saot qua đời tại Phú Xuân. Po Saot là vị vua cuối cùng của Panduranga độc lập. Tiểu quốc Panduranga-Champa độc lập chính thức kết thúc vào năm 1692.

1.4. Thuận Thành trấn (1693 - 1832). Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Panduranga-Champa, thay đổi danh xưng “Panduranga” thành “Trấn Thuận Thành” và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của Panduranga-Champa, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Panduranga-Champa, cư dân này là công dân của triều đình Huế.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thắng trận, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định phục hưng lại nền độc lập Panduranga-Champa và giao quyền cai trị cho Po Saong Nyung Ceng (Nguyễn Văn Chấn, trị vì:1799-1822), người đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho người kế cận trong chiến trường chống Tây Sơn là Lê Văn Duyệt lên làm Tổng Trấn Gia Định Thành và giao quyền bảo trợ vương quốc Panduranga-Champa ở phía nam của triều đình Huế.

Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Panduranga-Champa, một quốc gia đặt dưới quyền đô hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt, phó vương ở miền Nam. Sau ngày băng hà của vua Gia Long vào năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, tìm cách xóa bỏ qui chế Gia Định Thành của Lê Văn Duyệt và đưa vương quốc Panduranga-Champa vào vòng kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Chiến tranh giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ gây ảnh hưởng trực tiếp trên vương quốc Panduranga-Champa.

Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt (tổng trấn Gia Định Thành) từ trần, lịch sử địa khu Panduranga-Champa cũng kết thúc khi vua Minh Mệnh cho quân tiến vào tiêu diệt và diệt chủng thần dân Panduranga-Champa, xóa danh xưng vương quốc Panduranga-Champa, xóa Panduranga-Champa khỏi bản đồ thế giới và sáp nhập hoàn toàn vùng đất của tiểu quốc Panduranga-Champa vào nước Việt Nam. Champa trở thành khúc giữa của bản đồ Việt Nam hiện đại. Thuận Thành-Champa chính thức kết thúc vào năm 1832.

1.5. Tiểu quốc Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai-Tây Nguyên), tồn tại năm 1471 đến năm 1954 (thế kỷ 20). Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, vua Lê Thánh Tông xâm chiếm hoàn toàn khu vực Vijaya-Degar. 

Tiểu quốc Nam Bàn hay Tiểu quốc Jarai (Ala Car Patao Degar, Dhung Vijaya), được tách ra từ địa khu Vijaya-Degar sau khi Đại Việt xâm chiếm và phá hủy thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) vào năm 1471. Tiểu quốc Nam Bàn là một tiểu quốc cổ của các cư dân Nam Đảo ở Tây Nguyên (Champa) nòng cốt là tộc người Jarai và người Rhade kết hợp với những tộc người Champa Vijaya. Bộ phận hoàng tộc Champa Vijaya trong quá trình lịch sử đã đồng hóa vào văn hóa bản địa Jarai. Tiểu quốc Nam Bàn hình thành từ khoảng thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các sắc tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 20 (năm 1954). Tiểu quốc Nam Bàn chính thức kết thúc vào năm 1954.

Hình 1. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai, Rhade), sau khi Vijaya-Degar sụp đổ năm 1471 (Champa bị chia thành địa khu nhỏ: Nam Bàn-Champa, Hoa Anh-Champa, Panduranga-Champa). Ảnh: Bản đồ Đại Việt năm 1471.

Bản đồ Đại Việt Năm 1569, Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân cai quản cả Xứ Quảng Nam và Xứ Thuận Hóa

Hình 2. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai, Rhade), sau khi Vijaya-Degar sụp đổ năm 1471 (Champa bị chia thành địa khu nhỏ: Nam Bàn-Champa, Hoa Anh-Champa, Panduranga-Champa). Ảnh: Bản đồ Đại Việt năm 1569.

2. Nước Nam Bàn-Champa (1471-1954)

Nước Nam Bàn-Champa, theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ghi rằng, sau khi thành Đồ Bàn (Vijaya) bị chiếm, Nam Bàn được tách ra từ vương quốc Chiêm Thành. Nam Bàn Quốc vương được giữ đất đai từ núi Thạch Bi trở về phía Tây, từ phủ Hoài Nhân đi theo đường thượng đạo thì phải mất 14 ngày mới đến được nước Nam Bàn, tức là đất đai của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá”.

Nước Nam Bàn-Champa, sau này là hai nước Thủy Xá (Patao Ea) và Hỏa Xá (Patao Apui) mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Daklak, … tức miền đất vùng Tây Nguyên. Nếu tính từ năm 1475 trở về đến năm 2000 thì tất cả là 525 năm, nếu tính mỗi đời vua khoảng 25 năm thì có khoảng hơn 21 đời vua.

Những thông tin về các vị tiểu vương và tiểu quốc của người Jarai do giáo sĩ Marini Romain ghi chép vào năm 1646 khi ông lên Tây Nguyên truyền đạo Công giáo. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục: “Hai vị Thủy Vương và Hỏa Vương nước Nam Bàn, nước này có 50 làng lệ thuộc, trong đó có núi Bà Nam. Núi rất cao và lớn, làm trấn sơn cho một phương Thủy Vương ở về phía đông núi Bà Nam, còn Hỏa Vương ở về phía tây núi, có địa phận riêng và làm nhà gác bằng gỗ để ở, bộ hạ có đến mấy trăm người. Khi vua đi đâu thường cưỡi voi, có hơn chục người tùy tùng đi theo, đến làng nào thì đánh ba hồi chuông, dân làng đều ra, họ làm một cái lều tranh cho vua ở (vì kiên không vào nhà dân). Họ dâng lên vua những thứ như: nồi đồng, tấm vải trắng, hoặc một cây mía, một nải chuối chẳng hạn. Vua cứ việc nhận lấy các lễ vật ấy không nề hà gì. Thu nhận lễ vật cũng không ghi chép gì, xong thì nhà vua đi. Hai Vương nước da ngâm đen nhưng vợ và thiếp thì người nào cũng có nhan sắc đẹp đẽ, họ đều bận xiêm áo của Champa.”

Theo tài liệu của triều Nguyễn, con cháu của họ Nguyễn vào Quảng Bình lập nghiệp, giữa thế kỷ 16 chúa Nguyễn vẫn có quan hệ với Patao Apui (vua Lửa), cứ vài năm một lần Patao Apui lại cho người về triều đình cống sản vật. Chúa Nguyễn cũng đã phong cho Patao Apui một chức tam phẩm võ quan. Khi nhà Nguyễn lên ngôi vẫn tiếp tục quan hệ. “Vua Minh Mạng thứ 12 (1851) cho sứ bộ Thủy Xá (vua Nước) đến kinh đô dâng cống và đồng thời tặng Thủy Xá: gấm nhà Tống 2 cây, vũ đoạn 2 tấm, trừu sa 2 xấp… cho sứ thần: bạch kim mười lạng, trừu sa lam một đoạn, quế sa ta hai tấm…”.

Năm Minh Mạng thứ 15, nhà vua còn tặng cho vua Thủy Xá: “Một bộ đồ uống trà bằng sứ, một bộ đồ uống rượu bằng pha lê, một cái hộp bằng pha lê vẽ chỉ vàng, có cả đĩa, một hộp bằng pha lê in bóng, hai tượng người bằng mã não đỏ…”. Còn quan lại tỉnh Phú Yên vâng lệnh triều Nguyễn đã tặng cho vua Hỏa Xá “một chiếc độc bình bằng bạc để sau này đựng tro thiêu xác Hỏa Xá”.

Ghi chép của sử sách người Việt qua bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn vào năm 1776, khi ông làm quan hiệp trấn ở Thuận Hóa, những ghi chép của Lê Quý Đôn cho thấy từ thế kỷ 17, các vị tiểu vương người Jarai đã triều cống chính quyền Đàng Trong thường xuyên.

Theo tương truyền các vị Vua Hỏa Xá là hiện thân của Thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Rhade và Jarai. Một tài liệu khác ghi là 21 "đời vua" tiểu quốc Jarai, là người kế tục giữ gươm thần do Y Thih để lại. Có ý kiến khác cho rằng gươm thần của các Patao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Champa sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya-Degar (thành Đồ Bàn, Chà Bàn ở Bình Định).

Theo truyền thuyết về Vua Nước rằng, Yang Ju H’mang và Yang Cưk (Yang Câk - thần núi) giao chiến, Ya Ea (Ya Ia hay Ya Aia) đứng ra can thiệp, được Thượng đế (Yang, Pô Allah) tin cậy giao cho việc cai quản dân làng. Yang Ea ở tận trời cao, muốn cai quản tốt dân làng Yang Ea xin Thượng đế dựng một cấp trung gian nữa là Vua Nước (Patao Ia, Patao Ea hay Patao Aia) để cai quản thế gian. Vương miện đầu tiên được trao cho người Cham, sau này là người Jarai (Jrai) thuộc dòng R’cam (Rơ Châm) đã giành được vương miện. Chính vì vậy, người Cham ở trên địa khu Tây Nguyên đã nhiều lần đến đòi giành lại vương miện.

Tới thế kỷ 19, khi soạn bộ Đại Nam thực lục, nhà Nguyễn đã có những thông tin về tiểu vương Nam Bàn-Champa với những đồ cống của họ với nhà Nguyễn.

Henri Maitre,viên sĩ quan và là nhà nghiên cứu người Pháp trong công trình Les Jungles Moi (Rừng người Thượng) đã có những ghi chép chi tiết về sinh hoạt và đời sống của bộ tộc cũng như các vị tiểu vương ở đây, từ những nghiên cứu ông đã gọi đây là tiểu quốc Jarai, mà trong sử Việt có nhắc tới là nước Nam Bàn.

Vị trí địa lý của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá được khắc trong Mộc bản triều Nguyễn

Hình 3. Vị trí địa lý của hai nước Thủy Xá (Vua Nước) và Hỏa Xá (Vua Lửa) thuộc Nam Bàn-Champa, được khắc trong Mộc bản triều Nguyễn. Ảnh: Thơm Quang.

 

Hình 4. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai, Rhade), bản đồ cuối thế kỷ 18. Ảnh: Sưu tầm.

 

2.1. Hỏa Xá (Vua Lửa) - Patao Apui hay Patao Apuei (ꨚꨓꨯꨱ ꨀꨚꨶꨬ)

Tây Nguyên hiện vẫn còn một ngôi làng “vua Lửa”, đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia. Tại đây vẫn còn một vị Hỏa Vương, cho dù vị “vương quân” hiện nay ăn mặc đơn giản như một người nông dân bình thường. Xung quanh nhân vật này có rất nhiều huyền thoại, còn ẩn chứa nhiều điều chưa khám phá như tập tục cúng cầu mưa, một việc quan trọng mà chỉ có vị “vua Lửa” mới được làm.

Theo tài liệu của Ts. Nguyễn Thị Kim Vân (Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Gia Lai) thống kê được 15 đời vua, còn khoảng 6 đời vua nữa chưa tìm ra. 15 đời “vua” đã được thống kê gồm có:

1. Ksor Chlơi (Kasor Cheley - ꨆꨧꨯꩉ ꨍꨮꨤꨮꩈ). Vua lửa đầu tiên được giao nhiệm vụ giữ thanh gươm thần, nhưng Ngài cương quyết từ chối vì khi trở thành vua (Patao) thì phải thực hiện một chế độ kiêng cữ rất nghiêm ngặt (không được ăn thịt bò, ếch nhái, loại lưỡng cư, heo, và lòng của những động vật nuôi trong nhà,...). Do ông từ chối nên bị cộng đồng trừng phạt.

2. R'cam Tơrul (Recam terul- ꨣꨮꨌꩌ ꨓꨮꨣꨭꩊ).

3. R'cam Anur (Recam Anur - ꨣꨮꨌꩌ ꨀꨗꨭꩉ)Ngài là người đầu tiên thực hiện các nghi lễ cúng thần gươm và soạn ra bài cúng cầu mưa. Khi Anur qua đời, thanh gươm thần được trao cho con trai (người họ Siu).

4. Siu Bom (Siw Bom - ꨧꨪꨥ ꨝꨯꩌ).

5.  Siu Djua (Siw Jua - ꨧꨪꨥ ꨎꨶ).

6. Siu Nhong (Siw Nyong - ꨧꨪꨥ ꨐꨯꩂ):  Ngài là người đặt nền móng cho sự hình thành vùng lãnh thổ riêng của Patao Apui. Đầu tiên Ngài cũng từ chối không nhận nhiệm vụ giữ thanh gươm thần, nhưng được dân làng thuyết phục ngài mới chấp thuận và được chính thức trở thành Patao Apui (vua Lửa của tiểu quốc Jarai).

7. Siu Blong (Siw Blong - ꨧꨪꨥ ꨝꨵꨯꩂ).

8. Siu Blet (Siw Blet - ꨧꨪꨥ ꨝꨵꨮꩅ):  Ngài là vua (Patao) có công rất lớn trong việc thiết lập quan hệ với nước láng giềng như Việt Nam, Kampuchea,... Hàng năm Ngài đều cử người mang quà đi tiến cống vua nước Việt Nam và nhận quà của vua nước Việt Nam.

9. Siu Ji (Siw Ji - ꨧꨪꨥ ꨎꨪ). Ngài là vị vua (Patao) đầu tiên đã rời làng về địa khu mới làng Plei Ơi (Palei Ey) ngày nay.

10. Siu Y (Siw i- ꨧꨪꨥ ꨁ).

11. Siu At (Siw At - ꨧꨪꨥ ꨀꩅ)(1855? - 1907). Ngài là một vị thủ lĩnh Jarai dũng cảm bảo vệ mước Nam Bàn. Ngài có một người giúp việc trung thành là Ama Ju. Trong một lần đến sông Hinh (Phú Yên) không may con voi của ông bị đứt xích, phá rẫy của người Kinh. Những người Kinh đã bắt cả voi và người đưa về sông Cầu để Công sứ Pháp ở Phú Yên là Blainville xét xử. Viên quan người Pháp thả Ama Ju về với yêu cầu được gặp vua lửa. Đến ngày hẹn, Siu At cho mở tiệc đón khách như phong tục của người Jarai. Viên quan Pháp muốn được xem thanh gươm thần nhưng vua Siu At đã từ chối.  

12. Siu Tuk (Siw Tuk - ꨧꨪꨥ ꨓꨭꩀ): Sau khi Siu At qua đời, Siu Tuk lên thay.

13. Siu Nhot (Siw Nyot - ꨧꨪꨥ ꨐꨯꩅ) (1971 - 1986). Ngài được Hội đồng các thân hào nhân sĩ các sắc tộc cùng Hội đồng tỉnh Kon Tum thời Việt Nam Cộng Hòa bầu ra ngày vào ngay 20 tháng 10 năm 1971. Thời Siu Nhot, bà con các dân tộc thường mang gạo, gà, rựu Cần,... để cúng, để cầu mưa thuận gió hòa, mừng lúa mới, lễ đâm trâu, và nhiều lễ nghi khác. Khi ông "vi hành", người dân không ai được nhìn mặt vua vì Ngài là hiện thân của vị thần Y Thih. Theo Pgs. Phan An (1990) cùng các đồng sự ở Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đến thăm Vua Lửa ở Plei Ơi đã mô tả ông là một người Jarai "già cả, gầy gò, đóng khố, ở trần" (...) nhưng không nghĩ ông ấy (tức Vua Lửa) là một vị vua.

14. Siu Luyn (Siw Luin - ꨧꨪꨥ ꨤꨶꨪꩆ) (1986 - 1999). Ngài là cháu họ, kế ngôi sau khi vua Siu Nhot qua đời. Nhà cửa đơn giản, sống nghèo khổ - gần như là một thường dân. Theo Pgs. Phan An (1990) khi cùng đoàn làm phim "Vua Lửa ở Tây Nguyên" đến Plei Ơi thì gặp Siu Luyn và mô tả vua đã già, đóng khố,...

15. Rahlan Hieo (Ralan Hiew - ꨣꨤꩆ ꨨꨳꨮꨥ)(1999 - 2015). Ngài vốn là người giúp việc cho vua Siu Luyn lên làm vua sau khi người tiền nhiệm vừa mất. Rahlan Hieo là người duy nhất có thể điều khiển “gươm thần”, “hô mưa gọi gió”. Đầu năm 2015, "vua" thoái vị, đề nghị người họ Siu lên kế vị nhưng không thành. Bà Siu Bian (Sinh năm 1958, cháu của vua lửa thứ 14 Siu Luyn) chia sẽ, lý do chúng tôi (họ Siu) không nhận "vì không biết điều khiển gươm, không biết thần chú gọi mưa. Hơn nữa, bây giờ nguồn nước cung cấp cho ruộng đầy đủ do đó bà con cũng chẳng còn phải lo hạn hán như xưa”.

Hình 5. Ngôi mộ của vua Siu Luyn (Siw Luin), vị Vua lửa thứ 14. Ảnh: Trần Hiếu.

 

Hình 6. Rahlan Hieo (Ralan Hiew), người phụ tá của vua Lửa thứ 14. Ảnh: Trần Hoá.

 

Huyền thoại về những vị Vua Lửa ở Tây Nguyên - 6

Hình 7. Theo truyền thuyết, “gươm thần” của người Jrai được nhiều dân tộc Tây Nguyên công nhận. Người giao tiếp được với gươm thần là Patao Apui (Vua Lửa). Đối với người Jarai, gươm thần là bảo vật gia truyền. Theo lời kể của ông Rơ Lan Hieo, thanh “gươm thần” dài chừng 1 mét (kể cá cán), có màu đen. Cất giấu cùng “gươm thần” còn có hai thanh gươm phụ và hai chiếc gậy đều có màu trắng, được xem như “người hầu cận” của “gươm thần”.

 

Hình 8. Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Plei Ơi (Palei Ey) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2009, chính quyền cho xây Khu di tích Plei Ơi nhằm lưu giữ bằng chứng lịch sử, văn hóa của vùng đất, tộc người ở Tây Nguyên. Quốc lộ 25, dưới chân đập Ayun Hạ, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện. Ảnh: Trần Hoá.

 

2.2. Thủy Xá (Vua Nước) - Patao Ea hay Patao Ia (ꨚꨓꨯꨱ ꨀꨳ)

Làng “Vua Nước” (Palei Patao Ea, Ia, Aia) ở xã Nhơn Hòa, cách trung tâm huyện Chư Sê khoảng 20 km, thuộc tỉnh Gia Lai. Truyền thuyết về Vua Nước kể rằng: Yang H’ju H’mang và Yang Cưk (Thần Núi) giao chiến. Yang Ea (Thần nước) đứng ra can thiệp, được Ơi Adai (Thượng đế) tin cậy giao cho việc cai quản dân làng. Yang Ea ở tận trời cao muốn cai quản tốt dân làng nên xin Thượng đế dựng một cấp trung gian nữa là Patao Ea (Vua nước) để cai quản thế gian. Vương miện đầu tiên được trao cho người Cham. Sau này là người Jarai thuộc dòng họ R’cam đã giành vương miện. Chính vì vậy, người Cham đã nhiều lần đòi vương miện. Patao Ea là đại diện trần gian liên hệ với thần linh ở cõi trần, Vua được thần dân trong làng góp tiền làm nhà, và cung phụng Vua. Vua chỉ làm mỗi việc cai quản và cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Các đời vua Nước gồm:

1. R'Cam Kep (Recam Kep - ꨣꨮꨌꩌ ꨆꨮꩇ): 1425-1426.

2. R’Cam Nhơn (Recam Nyen - ꨣꨮꨌꩌ ꨐꨮꩆ): 1501-1571.

3. R’Cam Bring (Recam Brin - ꨣꨮꨌꩌ ꨝꨴꨪꩆ): 1576-1646.

4. R’Cam Dai (Recam Dai - ꨣꨮꨌꩌ ꨕꨰ): 1651-1719.

5. R’Cam Guh (Recam Guh - ꨣꨮꨌꩌ ꨈꨭꩍ): 1724-1795.

6. R’Cam Nhuak (Recam Nyuak - ꨣꨮꨌꩌ ꨐꨶꩀ): 1800- 1870.

7. R’Cam Bo (Recam Bo - ꨣꨮꨌꩌ ꨝꨯ): 1897- 1955.

Patao Ea đời thứ 7 mất, thi thể của ông được hỏa táng (hỏa thiêu) rất long trọng, theo tục lệ Champa Hindu (Balamon) ở vùng duyên hải miền trung. Trong thời gian này, các làng Tây Nguyên làm hàng ngàn trâu bò để cúng tế Vua về với Buôn Atâo (Thế giới bên kia). Sau đó xác được hỏa táng giữa những điệu xoang huyền bí và những lời hát khóc thương Vua. Sau khi hỏa thiêu xong dân làng lấy tro đựng vào bình bạc và chôn dưới mái nhà mồ cao vút và họ cũng thực hiện chia của cho nhà vua. Nhà mồ theo kiểu mô phỏng nhà rông thu nhỏ trong một khu vực riêng, không cùng với nhà mồ của làng. Chỉ có vợ vua mới được chôn cất gần.

Hiện nay, Vua Nước đời thứ 7 chỉ còn lại một người con gái tên R'Cam H’ra Nhung (chồng của cô là Kapak Mang) cùng hai người giúp việc là ông Siu Pel và Kapak Khuai (Kapak Khoai). Tài sản vua để lại chỉ còn lại là một thanh gươm thần cất giấu ở rừng thiêng, chỉ có vua và người giúp việc được biết. Tương truyền là gần rừng tháp Yang Prong (thần lớn). Còn trang phục,vật dụng là do con cháu dòng họ R’Cam ở Buôn Som, huyện Ea Heleo, tỉnh Daklak cất giữ đến ngày nay.

Giai đoạn Chiêm Thành (Champa), Po Krung Garai [1167-1190] (vị vua thứ tư) và vua Chế Mân [1285-1307] (vị vua thứ 12) cùng triều đại thứ 11 (11th Dynasty - Vijaya) đóng đô ở thành Đồ Bàn (Vijaya) thuộc tiểu bang Vijaya-Degar. Vua Chế Mân là hậu duệ của vị vua Po Krung Garai anh hùng Champa thuộc tộc người Rhade - Jarai.

Theo Finot và G. Maspero thì vua Chế Mân (Simhavarman III), tức R'cam Mal (Hoàng tử Harijit), đã cho xây ba công trình kiến trúc là tháp Po Krung Garai (Thủ lĩnh Rồng) tại Phan Rang (Panduranga) và hai tháp khác tại tiểu bang Vijaya-Degar là tháp Yang Prong (thần lớn, thần vĩ đại) tại tỉnh Daklak và tháp Yang Mum (Mẫu thần) tại tỉnh Gialai vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14.

Hình 9. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai, Rhade), bản đồ theo lịch sử Đại Việt năm 1788 (nước Hoa Anh-Champa bị xóa năm 1653). Ảnh: Đại Việt 1788.

 

Hình 10. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai, Rhade), bản đồ theo lịch sử Đại Việt năm 1835. Ảnh: Việt Nam 1835.

 

Hình 11. Nước Nam Bàn-Champa (tiểu quốc Jarai-Rhade), bản đồ theo lịch sử Đại Nam, Minh Mệnh năm thứ 18 (1838). Ảnh: Đại Nam 1838.

 

3. Nam Bàn thuộc Pháp - giai đoạn (1883-1945)

Sau khi thần dân Champa bị vua Minh Mạng (Minh Mệnh) tàn sát, sáp nhập lãnh thổ Champa vào Đại Việt và xóa danh xưng Panduranga- Champa trên bản đồ thế giới năm 1832. Ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế, một Hiệp ước Quý Mùi còn có tên hiệp ước Harmand (Hác-măng) giữa đại diện của Pháp là François-Jules Harmand - Tổng ủy (tiếng Pháp: commissaire général), đại diện ngoại giao cho nước Cộng hòa Pháp và đại diện của triều Nguyễn là Trần Đình Túc - Hiệp biện Đại học sĩ (chánh sứ), Nguyễn Trọng Hợp - Lại Bộ Thượng thư (phó sứ). Hiệp ước có tất cả 27 điều khoản với nội dung chính là xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam. Hiệp ước này chính thức đánh dấu thời kỳ, 1883-1945, toàn bộ Việt Nam nằm dưới sự khống chế của Pháp (thời Pháp thuộc).

Theo Hiệp ước này, các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Đồng Nai, Đà Lạt, Darlac, Pleiku, Kontum không còn là công dân của Việt Nam (lãnh thổ Nam Bàn không thuộc Việt Nam) mà Nam Bàn trực thuộc vào chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, theo đó mọi văn bản về thuế, luật lệ và hành chánh đều được viết bằng tiếng Cham (tiếng Melayu Champa) và tiếng Pháp thay vì chữ Hán.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/hieuky_ynghia1.jpg

Hình 12. Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái), Francois Harmand (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp (người đứng bên phải). Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/1_.jpg

Hình 13. Hiệp biện Đại học sĩ Trần Đình Túc (Chánh sứ) thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand (Hiệp ước Quí Mùi-1883) với nước Pháp. Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/02.gif

Hình 14. Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Trọng Hợp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harman (Hiệp ước Quí Mùi-1883) với nước Pháp. Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/3_.gif

Hình 15. Tổng ủy Jules Harman, đại diện nước Pháp ký Hiệp ước Quí Mùi-1883 với triều đình nhà Nguyễn. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 16. Thời Pháp thuộc (1887 - 1945), Pháp chia Việt Nam chia thành ba nước Tonkin (Bắc Kỳ) thuộc vương quốc Đại Việt, Annam (Trung Kỳ) thuộc vương quốc Champa và Cochinchine (Nam Kỳ) thuộc vương quốc Khmer. Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công Đà Nẵng, sau đó chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm thêm ba tỉnh miền Tây, để rồi tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi cũng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp chiếm những phần còn lại của Việt Nam qua cuộc chiến kết thúc ở Bắc Kỳ. Pháp tuyên bố sẽ “bảo hộ” Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam), nơi tiếp tục duy trì các vua nhà Nguyễn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945). Nhà Nguyễn tiếp tục tồn tại ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng chỉ còn quyền lực hạn chế, mọi vấn đề lớn phải được Toàn quyền Đông Dương của Pháp thông qua. Năm 1887, Pháp làm chủ Việt Nam và đã tổ chức bộ máy cai trị. Trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương (thủ phủ đặt tại Sài Gòn, 1902 chuyển ra Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Năm 1893 quyền kiểm soát của toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm cả Ai Lao (Lào). Ảnh: sưu tầm.

 

4. Nam Bàn thuộc Pháp - giai đoạn (1946-1950)

Nước Nam Bàn từ năm 1946 đến 1950 là một khu tự trị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của người Pháp mang tên “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương).

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Pháp phải đương đầu với cao trào đấu tranh của người Việt ở Bắc Kỳ. Cao ủy đông Dương Georges Thiery d’Argenlieu tìm cách vô hiệu hóa cao trào bằng cách thông qua việc thành lập Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ và thành lập một lãnh thổ tự trị dành cho người Thượng, gọi là “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương), viết tắt là PMSI; tiếng Rhadé “Ala Čar Dega Krĭng Dhŭng Mnai”, đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp (biệt lập với người Kinh ở đồng bằng).

Xứ Thượng "Čar Degar" trực thuộc chính phủ Liên bang Đông Dương (Liên bang Đông Pháp) với 5 tỉnh Cao nguyên Trung phần, gồm: Đồng Nai Thượng, Lang Biang, Pleiku, Darlac, Kontum. Thủ phủ của Xứ Thượng sơ khởi đặt tại Đà Lạt, sau đó chuyển tới Ban Mê Thuột.

Hình 17. Nước Nam Bàn-Champa từ năm 1946 đến 1950 là một khu tự trị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của người Pháp mang tên “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương).

 

5. Nam Bàn thuộc Pháp - giai đoạn (1951-1954)

Nước Nam Bàn từ năm 1951 đến 1954 là một khu tự trị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của người Pháp mang tên “Hoàng Triều Cương Thổ” (Domaine de la Couronne).

Ngày 21 tháng 5 năm 1951, “Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương” được Pháp nhìn nhận trực thuộc Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne) theo Đạo Dụ số 16/QTTD của Quốc trưởng Bảo Đại, nhưng được hưởng một qui chế đặc biệt: không ai có quyền sang nhượng lãnh thổ này cho một quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của nhà vua và cộng đồng người Thượng được xác nhận không phải là người Kinh (non-annamites).

Hoàng Triều Cương Thổ trên danh nghĩa là một lãnh thổ tự trị, trong thực tế mọi quyền quyết định đều do người Pháp chủ động. Nói cách khác, Cao Nguyên là một vùng tự trị trực thuộc Pháp.

Bảo Đại ra Đạo Dụ số 16/QTTD ban hành một quy chế riêng cho các sắc tộc Thượng tại Cao nguyên miền Nam. Quy chế này gồm các điều khoản như sau:

 Điều 1: Tôn trọng phong tục, tập quán của đồng bào Thượng.

 Điều 2: Tôn trọng các vị tù trưởng, bô lão, những người có uy tín trong giới đồng bào Thượng và hướng dẫn những nhân vật này vào việc điều hành các cơ sở hành chính, chính trị, tư pháp trên cao nguyên.

 Điều 3: Tổ chức tòa án phong tục Thượng; các vụ án liên quan giữa người Thượng và Kinh hoặc đối với người Pháp sẽ do tòa án hỗn hợp xét xử.

 Điều 4: Thành lập một hội đồng kinh tế để phát triển kinh tế trên cao nguyên.

Điều 5: Quyền chủ đất Polăn được tôn trọng; các vụ mua, thuê bán đất đai của đồng bào Thượng được nhà cầm quyền hành chính giải quyết theo phong tục tập quán Thượng sau khi hội ý với tù trưởng địa phương.

 Điều 6: Chính phủ nghiên cứu và yểm trợ các kế hoạch phát triển y tế, văn hóa, xã hội trên vùng Thượng để nâng cao đời sống đồng bào Thượng.

Điều 7: Thổ ngữ được dùng làm căn bản cho việc giáo dục ở bậc sơ và tiểu học; Việt ngữ và Pháp ngữ được coi là phụ.

Điều 8: Đào tạo cán bộ Thượng các ngành quân sự, y tế, hành chính và giáo dục cung ứng cho nhu cầu địa phương.

 Điều 9: Việc thi hành quân dịch không áp dụng gắt gao với đồng bào Thượng và các binh sĩ Thượng được tổ chức thành những đơn vị sơn cước, ưu tiên phục vụ tại cao nguyên.

Hình 18. Nước Nam Bàn-Champa từ năm 1951 đến 1954 là một khu tự trị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của người Pháp mang tên “Hoàng Triều Cương Thổ” (Domaine de la Couronne). Vị trí của Hoàng triều Cương thổ thuộc Quốc gia Việt Nam (được tô vàng).

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève ký kết và định chế Hoàng Triều Cương Thổ bị giải tán và “Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương” được giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do thủ tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo ngày 11/3/1955. Từ đây Ngô Đình Diệm tuyên bố bải bỏ các tòa án phong tục và quyền làm chủ đất đai của người Thượng trên Cao Nguyên. Nước Nam Bàn chính thức bị Pháp giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1954.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/baodai_vua.png

Hình 19. Bảo Đại (22/10/1913- 31/7/1997), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm.

 

6. Nam Bàn thuộc Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975)

Tiền thân của Việt Nam Cộng hòa là Quốc gia Việt Nam do Pháp thành lập năm 1949, trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 thì Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một nhà nước tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.

Hình 20. Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một nhà nước tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.

Khi hiệp định Genève, ký ngày 21 tháng 7 năm 1954 bắt đầu có hiệu lực, định chế Hoàng Triều Cương Thổ và “Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương” giải tán, Ngô Đình Diệm sáp nhập phần đất này vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là để xác nhận chủ quyền và vai trò lãnh đạo của người Kinh trên Cao Nguyên miền Trung và bắt đầu dùng chính sách Tây tiến.

Quyết định xóa bỏ Hoàng Triều Cương Thổ dành cho người Thượng cũng là xóa bỏ “Quy Chế Harmad” dành cho cộng đồng người Cham sinh sống dọc vùng duyên hải các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đầu năm 1955 trở đi, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa khoảng 800.000 di dân miền Bắc trong đó có hơn 20.000 thiểu số từ các miền thượng du Bắc Việt, lên Cao Nguyên lập nghiệp. Những di dân gốc Kinh trên Cao Nguyên sống tập trung trong các thị trấn lớn, dọc các quốc lộ và vùng Phan Rang, Phan Rí. Sự hiện diện quá đông đảo của những người di dân làm đảo lộn lối sống cổ truyền của những nhóm dân cư bản địa đã có mặt từ trước, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thượng và người Cham mai một dần với thời gian.

Thêm vào đó, chính sách Việt hóa triệt để của chính quyền Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều vết thương khó hàn gắn, nhất là với người Thượng. Đây là khúc quanh lịch sử đã tạo ra các biến cố dẫn đến sự vùng dậy đòi quyền sống của các dân tộc Thượng và Cham. Hai cộng đồng này không chống lại sự lệ thuộc vào chính quyền Việt Nam, họ chỉ muốn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận và tôn trọng những quyền cổ truyền như quyền làm chủ đất đai, quyền phát triển tiếng nói và phong tục tập quán của họ, nhưng không thành.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/Ngo_dinh_diem_z.png

Hình 21. Ngô Đình Diệm, 3 tháng 1 năm 1901 – 2 tháng 11 năm 1963, là một chính khách người Việt Nam. Ông từng làm quan triều Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tống thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 sau khi thành công trong việc phế truất Bảo Đại, cho đến khi bị lật đổ vào năm 1963. Ông cũng là lãnh tụ của Đảng Cần lao Nhân vị, đảng cầm quyền chính thức của miền Nam Việt Nam.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố bải bỏ các tòa án phong tục và quyền làm chủ đất đai, một số trí thức và nhân sĩ Thượng (đa số xuất thân từ các trường do người Pháp đào tạo) đã cùng nhau họp lại bàn thảo về sự sống còn của dân tộc họ dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Đầu năm 1955, là năm khởi động tiếng chuông báo hiệu của sự vùng dậy, những người này thành lập một tổ chức mang tên “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên”. Y Mot Nie Kdam được bầu làm chủ tịch, Y Thih Eban làm tổng thư ký.

Tháng 3 năm 1955, Y Thih Eban thảo một văn thư gởi thủ tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu: Tôn trọng phong tục tập quán và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc thiểu số; áp dụng chính sách công bằng giữa dân tộc thiểu số và người Kinh; trả lại cho người Thượng tất cả đất đai mà người Kinh hay chính phủ đã trưng dụng.

 

Hình 22. Trung tướng Nguyễn Khánh (8/11/1927 – 11/1/2013) là một chính khách Việt Nam Cộng Hoà, ông từng giữ chức vụ Nguyên thủ quốc gia (Quốc trưởng) và thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa và kiêm luôn các chức Tổng tư lệnh và Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965.

Chẳng những không trả lời, tổng thống Ngô Đình Diệm đắc cử ngày 23 tháng 10 năm 1955, ban hành những biện pháp khắc khe hơn đối với người Thượng: Phủ nhận quyền sở hữu đất đai cổ truyền; bãi bỏ các tòa án phong tục; cấm dậy thổ ngữ; đưa hàng trăm ngàn người Kinh lên Cao Nguyên khai thác các vùng đất mới.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/paul_null_z.png

Hình 23. Paul Nưl Tổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm kỳ: 9 tháng 12 năm 1967 - 16 tháng 6 năm 1971. Ảnh: Fulro.  

Quá thất vọng, đầu năm 1958, những người lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên thành lập một ủy ban điều hành mới để tìm một phương pháp đấu tranh hữu hiện hơn. Ông Y Bham Enoul được ủy nhiệm làm chủ tịch. Ban lãnh đạo mới tập trung mọi nổ lực vào việc nghiên cứu một chiến lược khả dĩ tạo ra một sức mạnh gồm nhiều tiếng nói của toàn thể các sắc tộc Thượng, được tôn trọng và được lắng nghe, không những ở trong nước mà cả ở ngoài nước, nghĩa là phải có tầm vóc quốc tế.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/nay_luett_z.png

Hình 24. Nay Luett Tổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm kỳ: 16 tháng 6 năm 1971 – 30 tháng 4 năm 1975. Ảnh: Fulro.

 

Ngày 1tháng 5 năm 1958, ban chấp hành Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên cho ra đời tổ chức Bajaraka (chữ viết tắt của bốn sắc tộc lớn: Bahnar, Jarai, Radé, Kaho). Đây là tổ chức chính trị đầu tiên của người Thượng chủ trương đấu tranh bất bạo động, yêu cầu tái lập lại quy chế “Hoàng Triều Cương Thổ” và chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử với người thiểu số.

Hai tháng sau, ngày 25 tháng 7 năm 1958, Y Bham Enoul cùng 16 thành viên Bajaraka ký tên chung trong một văn thư gởi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đại sứ Mỹ, Pháp, Anh ở Sài Gòn, yêu cầu can thiệp với chính quyền Ngô Đình Diệm tái lập lại quy chế tự trị ở Cao Nguyên.

Ngày 8 tháng 9 năm 1958, Y Bham Enoul với tư cách là chủ tịch phong trào Bajaraka, gởi một văn thư chính thức cho tổng thống Ngô Đình Diệm, yêu cầu ban hành một chính sách mới cho người thiểu số. Hai ông Y Dhơn Adrong và Y Mot Nie đem thư này về Sài Gòn trao cho văn phòng phủ tổng thống. Nhận được thư, tổng thống Ngô Đình Diệm liền ra lệnh truy nã và bắt giam tất cả những người đã ký tên trong văn thư: các ông Paul Nưr, Y Thih Eban, Y Bham Enoul, Y Ju Eban, Nay Luett, ...

Hình 25. FULRO (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Sắc Tộc Bị Áp Bức).

 

Ngày 26 tháng 11 năm1958, có tin đồn người Thượng sẽ nổi lên tấn công các ngục giam để giải thoát những thành viên Bajaraka bị bắt, chính quyền Sài Gòn liền đưa ông Y Bham Enoul về Huế giam và những thành viên Bajaraka khác về trại giam ở Sài Gòn, đồng thời thuyên chuyển những cán bộ, viên chức dân sự và quân sự, tình nghi có liên hệ với phong trào Bajaraka, về làm việc ở các tỉnh đồng bằng.

Ngày 1tháng 5 năm 1962, từ ngục giam, ông Y Thih Eban gởi một bức thư khác cho đại sứ Hoa Kỳ ở sài Gòn yêu cầu can thiệp với tổng thống Ngô Đình Diệm trả tự do cho tất cả thành viên Bajaraka bị giam giữ.

Ngày 18 tháng 8 năm 1962, 5 thành viên Bajaraka được trả tự do, đó là các ông Y Thih Eban, Nay Luett, Toneh Yoh, Siu Sip, Y Ju Eban, trong khi các ông Y Bham Eoul và Paul Nưr vẫn tiếp tục bị giam.

Tháng 6 năm 1963, ông Y Thih Eban nhậm chức quận trưởng Buôn Sarpa, một căn cứ quân sự của lực lượng đặc biệt Mỹ gần biên giới Campuchia mà đa số thành viên đều thuộc phong trào Bajaraka. Tại Buôn sarpa, Y Thih Eban giao cho thiếu úy Y Nam Eban trách nhiệm lãnh đạo quân sự cán bộ Bajaraka và cử Y Klong Nie sang Campuchia liên lạc viên với trung tá Les Kosem (một lãnh tụ gốc Chăm ở Nam Vang) tìm giải pháp đưa Y Bham Enoul ra khỏi ngục giam. Sau ngày gặp gỡ với Y Klong Nie ở thủ đô Nam Vang, Les Kosem hứa là sẽ dành cho Y Bham Enoul và thành viên Bajaraka một sự đón tiếp nồng hậu nếu Y Bham Enoul sang Campuchia.

Mọi chuyện đang được xúc tiến thì cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã làm thay đổi toàn bộ thế cờ chính trị miền Nam Việt Nam, trong đó có người Thượng. Toàn bộ những người trong phong trào Bajaraka còn bị giam giữ đều được trả tự do.

Đầu tháng 3 năm 1964, Y Bham Enoul cử ông Y Klong Nie sang Campuchia gặp trung tá Les Kosem tại bờ sông Dam cạnh vùng biên giới Việt-Miên. Trong cuộc gặp gỡ này, Y Klong Nie yêu cầu Les Kosem phải bằng mọi cách bảo vệ tánh mạng những người lãnh đạo phong trào Bajaraka khi bị cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa truy nã lần nữa.

Les Kosem nhờ Y Klong Nie giao tận tay Y Bham Enoul bức thư trả lời, theo đó Les Kosem bày tỏ lòng ngưỡng mộ của ông ta đối với sự hy sinh cao cả của ông Y Bham Enoul cho lý tưởng dân tộc, một người mà Les Kosem nhìn nhận là bậc đàn anh của dân tộc Champa, và hứa sẽ bằng mọi cách giúp các thành viên Bajaraka và Y Bham Enoul sang Campuchia một khi tình hình chính trị ở Việt Nam đưa họ vào ngõ cụt. Trong một cuộc trao đổi nội bộ, Y Dhơn Adrong, Y Nhuin Hmok và Y Nham Eban chấp nhận đưa các thành viên Bajaraka sang Campuchia hợp tác với Les Kosem.

Ngày 20 tháng 9 năm 1964, một số sĩ quan gốc Chăm và Khmer Krom thuộc quân đội hoàng gia Campuchia, do Les Kosem đứng đầu, tập trung một số cán bộ hành chánh và quân sự thành lập một mặt trận chung gọi là Front Unifié de Lutte des Racces Oprimées, viết tắt là FULRO (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Chủng Tộc Bị Áp Bức). Trong thực tế Fulro là tập hợp của ba mặt trận:

- Mặt Trận Giải Phóng Campuchia Krom (lãnh thổ từ Sài Gòn đến Cà Mau)

- Mặt Trận Giải Phóng Campuchia Bắc (vùng Champasak ở Nam Lào)

- Mặt Trận Giải Phóng Champa (khu vực Cao Nguyên và đồng bằng duyên hải từ Phú Yên đến Phan Thiết).

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh/fulro%20flag1.png

 

Hình 26. Hiệu kỳ Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Sắc Tộc Bị Áp Bức). Ảnh: Fulro.

 

Để chính thức hóa liên minh chính trị này, những người lãnh đạo Fulro (phái đoàn Bajaraka, trung tá Les Kosem và trung tá Um Savuth, một lãnh tụ Khmer Krom) vẽ ra lá cờ Fulro đầu tiên hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh da trời, màu đỏ và màu xanh lá cây. Trên sọc màu đỏ có ba ngôi sao màu trắng tượng trưng cho ba mặt trận của Fulro: Campuchia Krom, Campuchia Bắc và Champa.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/Campa2.png

Hình 27. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara).

Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, authara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

Trong suốt quá trình đấu tranh bằng vũ lực, mà hàng ngàn người Thượng, người Chăm đã hy sinh trên các chiến trường, mặt trận Fulro đã không đạt được mục tiêu đề ra là xây dựng một lãnh thổ “Cao Nguyên Champa tự trị”, nhưng tổ chức này đã đánh động được dư luận Việt Nam và nước ngoài quan tâm đến những đòi hỏi của cộng đồng người Thượng và Chăm trong quốc gia Việt Nam.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/hk_gpcaonguyen1.jpg

Hình 28. Hiệu kỳ Mặt trận 1, mặt trận giải phóng Cao Nguyên Champa (Photo: Kauthara).

Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm).

Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tỏ ra đặc biệt quan tâm tới tương lai người gốc Thượng và Chăm bằng cách tiến cử nhiều nhân sĩ xuất thân từ hai cộng đồng này vào những chức vụ cao trong chính quyền và thành lập nhiều định chế chính trị do người thiểu số đứng đầu (bộ phát triển sắc tộc, hội đồng sắc tộc, quận trưởng, xã trưởng), ngoài ra họ còn tham gia trực tiếp vào nhiều định chế như quốc hội, thượng nghị viện, hội đồng tỉnh và tòa án.

Hình 29. Thiếu Tướng Les Kosem - Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) sinh ngày 27-3-1927 tại Kompong Cham, người Campuchia gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Campuchia có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Campuchia. là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975. Ảnh: Fulro.

 

Hình 30. Y Bham Enuol sinh năm 1923 là sáng lập viên của phong trào Bajaraka (1958-1964), sau đó Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa (1964-1975) tức là một thành viên nằm trong tổ chức đấu tranh liên hiệp mang tên là Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Các Sắc Tộc Bị Áp Bức) có trụ sở tại Campuchia. Ngày 17-4-1975, Khơ Mer Đỏ chiếm thủ đô Phnom-Penh. Ảnh: Fulro.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/HK_Campa3.jpg

Hình 31. Y Bham Enoul- dưới lá cờ giải phóng Champa. Ảnh: Fulro.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/hk_gpcaonguyen3.jpg

Hình 32. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia. Ảnh: Fulro.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/nha_san_taynguyen.png

Hình 33.  Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak. Ảnh chụp 2005 bởi Putra Podam.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/flag_campa_z.jpg

Hình 34. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa (trái), và Hiệu kỳ Champa (phải). Ảnh: Putra Podam.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/po_dharma_z.jpg

Hình 35. Hiệu kỳ Champa (trái). Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa (phải). Ảnh: Putra Podam.

 

7. Nam Bàn thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976-nay)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là ngày 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (tên gọi của Nhà nước Việt Nam) hoặc ngày Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon, cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc hận và Tháng Tư Đen (trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài).

Nước Nam Bàn thực sự bị mất từ năm 1975 (gần 50 năm). Từ sau 1975 người Việt bắt đầu ồ ạt di dân lên Cao Nguyên khoảng năm 2005. Từ chính sách di dân của người Việt, rừng bị tàn phá trầm trọng ảnh hưởng đến đời sống của cư dân bản địa nơi đây. Từ hệ lụy trên có nhiều cuộc biểu tình xảy ra, đặc biệt có ba cuộc biểu tình mà báo chí thế giới quan tâm.

Hình 36. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Ngày 2 tháng 2 năm 2001, biểu tình bất bạo động diễn ra tại Daklak, Gia Lai, Kon Tum với đa số là cư dân bản địa thuộc nước Nam Bàn (Cao Nguyên Champa).

Ngày 10 tháng 4 năm 2004, biểu tình Tây Nguyên 2024 (Bạo loạn Tây Nguyên 2004 hay Thảm sát Phục Sinh) là một cuộc biểu tình của dân tộc bản địa (người Thượng) trên Tây Nguyên tại Dakak, Dak Nong, Gia Lai, Kon Tum, …Người Thượng tuyên bố biểu tình nhằm mục tiêu đòi quyền lợi đất đai và tự do tôn giáo cùng quyền tự trị. Chính phủ Việt Nam thông cáo biểu tình nhằm thành lập Nhà nước Degar tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo do Tổ chức Quỹ người Thượng của ông Ksor Kok phát động. Sau sự kiện, nhiều người Thượng bị bắt giữ, số lượng thương vong không được thống kê rõ ràng, khủng hoảng tị nạn xảy ra khi người Thượng vượt biên sang Thái Lan và Campuchia. Chính phủ Việt Nam chịu sức ép từ quốc tế trong xử lý khủng hoảng tị nạn người Thượng; nhiều tổ chức quốc tế cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo; Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đang quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Phía chính quyền và truyền thông Việt Nam thời điểm đó cáo buộc biểu tình là bạo loạn diễn biến hòa bình, đồng thời lực lượng công an nhân dân Việt Nam tiến hành trấn áp các cá nhân tham gia FULRO sau sự kiện.

Ngày 11 tháng 6 năm 2023, một nhóm người không xác định danh tính có mang theo vũ trang đã tấn công trụ sở Ủy ban nhân dân hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Daklak khiến 9 người tử vong, trong đó có 4 công an, 1 Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, 1 Bí thư Đảng ủy xã và 3 dân thường, 2 người khác bị thương, đồng thời đốt phá nhiều tài liệu, giấy tờ và tài sản. Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam, đây là một vụ tấn công khủng bố có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tính đến ngày 20 tháng 7, đã có 90 người bị khởi tố, bắt tạm giam vì có liên quan đến các vụ tấn công. Theo cơ quan công an, chủ mưu bị bắt giữ là Y Sôl Niê, quê Gia Lai, sinh sống tại TP Buôn Ma Thuột, có quốc tịch Hoa Kỳ.

Hình 37. Bản đồ Việt Nam- Đông Nam Á. Nước Nam Bàn-Champa (thuộc địa khu Central Highland) hay cao nguyên miền Trung (Tây Nguyên của Việt Nam). Ảnh: sưu tầm.

 

Hình 1. Sources: Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Bản đồ Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.

 

LINK: Tin liên quan

1. Nước Nam Bàn-Champa chính thức bị xóa` năm 1954

2. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

3. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

4. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

5. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai

6. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

7. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

8. Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa

9. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa

10. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

11. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau

 

Phụ Lục

1. C. Hickey, 1982, Sons of the Mountains, New Haven anh Lon Don Yale University Press, tài liệu dịch, lưu Thư viện Viện Khoa học Xằ hội TP.HCM.

2. Đỗ Bang, Lê Thế Vinh (Cb), 2009, Lịch sử Phú Yên thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Henri maitre, 2008, Le Sungles Moi, bản dịch, NXB Tri thức, Hà Nội.

4. Les Jungles Moi (Rừng người Thượng), Henri Maitre.

5. Lê Quý Đôn, 1964, Phủ biên tạp lục, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Nội các triều Nguyễn, 1965, Đại Nam hội điển sự lệ, bản dịch của Tạ Quang Phát, Bộ Văn hóa Giáo dục, Sài Gòn, tập II.

7. Nguyễn Quốc Lộc (Cb), 2009, Lịch sử Phú Yên thế kỷ XVII-XVIII, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Đầu, Đất nước và con người Phú Yên xưa (1471-1975), bản đánh máy.

9. Paul Nur, 1966, Về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam. Phủ Đặc ủy Thượng vụ xb, Sài Gòn.

10. Phan Huy Chú, 1997, Hoàng Việt dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.

11. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, NXB Giáo dục, 2001.

12. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, tái bản, NXB Thuận Hóa, 2006?

13. Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Chứng tích Pháp Nhật trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858-1945), Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh tr.328

14. Toan Ánh và Cửu Long Giang (1974), Cao Nguyên Miền Thượng, in lần thứ nhất, Sài Gòn tr.136-137

15. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Phông Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, ký hiệu hồ sơ: 655/20.

16. Võ Liệu, “Thủy xá, Hỏa xá”, 1959, Giáo dục Phổ thông, số 52.

17. Tiểu quốc Jarai. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_qu%E1%BB%91c_J%27rai

18. Huyền thoại về những vị Vua Lửa ở Tây Nguyên. https://vtcnews.vn/huyen-thoai-ve-nhung-vi-vua-lua-o-tay-nguyen-ar737043.html

19.Lê Quý Đôn. https://www.wikiwand.com/vi/articles/L%C3%AA_Qu%C3%BD_%C4%90%C3%B4n

20.Đại Nam thực lục. https://www.wikiwand.com/vi/articles/%C4%90%E1%BA%A1i_Nam_th%E1%BB%B1c_l%E1%BB%A5c