Tác giả: Putra Podam
Email: putrapodam@gmail.com
Nội dung (PDF): Champa và hiệu kỳ Champa
-----***-----
1). Giới thiệu danh xưng Champa
Từ các tài liệu trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ Chăm cũng như các bài nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng tại khu vực Đông Nam Á, vương quốc Champa đã được thành lập và tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 19.Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma,… trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng.Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Đồ Bàn), Kauthara (Nha Trang), và Panduranga (Ninh Bình Thuận).
Tên gọi Champa xuất hiện lần đầu tiên trên bia đá của thánh địa Mỹ Sơn vào năm 658 (thế kỷ thứ VII). Vào năm 668 trên bia đá của vương quốc Campuchia cũng có ghi chữ “Champa”. Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến trong các văn bản lịch sử ở các quốc gia Đông Nam Á dưới thời cổ đại.
Hình 1. Bản đồ 5 tiểu bang vương quốc Champa.
Trên bia đá không bao giờ nhắc đến người Chăm, mà thường chỉ ghi một số danh xưng như sau:
Vương quốc Champa trên bia đá ghi: Nagara Champa.
Vua Champa trên bia đá ghi: Raja Champa.
Người dân của vương quốc Champa trên bia đá ghi: Urang Champa (chứ không phải là Urang Chăm).
Sử liệu Việt Nam và Trung Quốc gọi vương quốc Champa là “Chiêm Thành” (chữ Hán: 占城) từ năm 877, phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa). “Chiêm” là từ phiên âm từ “Champa”. “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc, …
Nhắc lại, Champa là một vương quốc độc lập từ giữa năm 192 sau Công Nguyên, ở miền Trung Việt Nam. Champa trong thời kỳ hưng thịnh từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó suy tàn dần, cụ thể là đối mặt với các mối đe dọa cuộc Nam Tiến của Việt Nam. Cuối cùng Champa bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1832 (do vua Minh Mệnh của Đại Việt trị vì từ 1820-1840, tiêu diệt, tàn sát và diệt chủng dân tộc Champa.
Danh xưng Champa viết theo chữ Thrah (tức chữ Champa truyền thống còn gọi chữ Champa hiện đại) là: ꨌꩌꨛꨩ. Viết theo phiên âm Quốc tế là: Champa, viết theo Rumi Champa là: Campa.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, trong các văn kiện hành chánh và những nhà nghiên cứu đều sử dụng tên gọi Chiêm Thành để ám chỉ cho vương quốc nằm ở miền trung Việt Nam. Chính vì thế người Chăm hay thần dân Champa không bao giờ nghe đến tên gọi Champa trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Ngày 24-9-1964 đánh dấu ngày vùng dậy đấu tranh của phong trào FULRO (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức), một tổ chức liên minh gồm 3 mặt trận:
• Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Krom,
• Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Nord,
• Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa,
Hình 2. Hiệu kỳ FULRO (Photo: Kauthara)
Hình 3. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa (Photo: Kauthara)
Kể từ đó, danh xưng Champa bắt đầu lan rộng vào giới trí thức sinh viên học sinh Chăm, nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng chưa cho phép sử dụng tên Champa trong các văn kiện, đài phát thanh và truyền hình.
2. Po Dharma đấu tranh dùng danh xưng Champa tại Việt Nam
Sau năm 1975, danh xưng Champa vẫn là chủ đề “nhạy cảm” liên quan đến yếu tố lịch sử và chính trị. Chính phủ Việt Nam chỉ sử dụng từ “Chiêm Thành” mỗi khi đề cập đến Champa. “Chiêm Thành” là từ Hán Việt còn Champa là danh xưng riêng của vương quốc “Champa”. Trong một lần mạn đàm về lịch sử văn hóa Champa, Po Dharma đã kể lại câu chuyện ông cùng bạn bè quốc tế đã đấu tranh để lấy lại danh xưng Champa ở Việt Nam như thế nào?
Trong lần dự hội thảo quốc tế do UNESCO tổ chức từ ngày 15-24 tháng 3 năm 1994 tại Hà Nội và Huế với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam”, tập trung nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Pgs.Ts. Po Dharma, đại diện cho phái bộ Pháp.
Để biết trước thông tin bài báo cáo của Po Dharma gồm những nội dung gì, đại diện an ninh Việt Nam (ANVN) đã gặp Po Dharma để xin bài báo cáo, nhưng đã bị Po Dharma từ chối. ANVN đã cảnh báo nếu Po Dharma không cung cấp nội dung bài báo cáo cho ngày hôm sau thì sẽ bị cấm báo cáo. Được tin này Po Dharma trao đổi với một số học giả như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Campuchia, … Một số học giả đồng ý rằng nếu sáng hôm sau, Po Dharma bị cấm báo cáo thì một số đoàn sẽ rời khỏi hội thảo. Đặc biệt đoàn Malaysia và Indonesia đánh động tin này đến Ban tổ chức.
Khi được tin một số đoàn sẽ phản đối sự việc trên bằng cách rời khỏi hội thảo. Tối hôm đó Ban tổ chức đã vội vàng cử ông Mã Điền Cư, là một người Chăm đang giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội, đến gặp Po Dharma trình bày sự việc. Po Dharma đồng ý đưa một bản cho ông Mã Điền Cư theo quy chế hội thảo.
Nhân dịp này, Po Dharma nêu ra vấn đề danh xưng Champa tại diễn đàn Quốc tế và yêu cầu nhà nước Việt Nam công nhận Champa là một danh xưng lịch sử để thay thế cho danh xưng Chiêm Thành, một tên gọi phát xuất từ sử liệu Việt Nam và Trung Quốc, vì tên gọi Chiêm Thành không phù hợp đối với chủ trương của UNESCO liên quan đến chính sách bảo tồn di sản phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hội thảo đã trao đổi sôi nổi và cuối cùng đi đến đồng thuận dùng danh xưng Champa thay cho từ Chiêm Thành.
Sau ngày hội thảo của UNESCO, tên gọi Champa được các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học. Việc chấp thuận sử dụng lại danh xưng Champa, một danh xưng nhạy cảm, là sự quan tâm của giới học giả, của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như Nhà nước Việt Nam.
3). Bản đồ Champa và Hiệu kỳ Champa
CHAMPA – Á CHÂU
Hình 4. Sources: Asia 800 AD. Champa và Á Châu năm 800. From Wikimedia Commons, the free media repository.
CHAMPA - THẾ GIỚI MALAY
Hình 5. Sources: G. Moussay and Duong Tan Thi, Peribahasa Cam-Dictons and Proverbes Cam. Kuala Lumpur: Kementerian Kebudayaan, Kesenian dan Pelancongan Malaysia & EFEO, 2002, p.13.
CHAMPA - ĐẠI VIỆT
Hình 6. Sources: Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192.
HIỆU KỲ CHAMPA
Hình 7. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara)
Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).
Hình 8. Ông Y Bham Enoul (Chủ tịch Mặt trận 1), chào cờ Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.
HIỆU KỲ MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG CAO NGUYÊN CHAMPA
Hình 9. Hiệu kỳ Mặt trận 1, mặt trận giải phóng Cao Nguyên Champa (Photo: Kauthara).
Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm).
Hình 10. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.
Hình 11. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak. Ảnh chụp 2005 bởi Putra Podam.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN
Hiệu kỳ FULRO (FULRO flag) tại phủ tổng thống VNCH.
Hiệu kỳ Champa (Champa flags)
Ts. Putra Podam & Ts.Po Dharma
Ts. Putra Podam & Ts.Po Dharma
Ts. Putra Podam & Ncs. Dominique Nguyen & Ts.Po Dharma