Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 8, 2024, 12:42 AM

Tác giả: Ts.Putra Podam

Đại học Công nghệ Malaysia (UTM)

Email: putrapodam@gmail.com

Đọc file PDF: FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

Theo tiêu đề ở trên có hai ý chính, thứ nhất sự hình thành “Mặt trận Giải phóng Champa” và thứ nhì tại sao cờ FULRO Champa là hiệu kỳ Hồi giáo?

1. Sự hình thành “Mặt trận giải phóng Champa”

Từ các tài liệu trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ Chăm cũng như các bài nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng tại khu vực Đông Nam Á, Champa đã được thành lập từ thế kỷ thứ 2 và tồn tại đến thế kỷ thứ 19.

Đại Việt, sau khi dành được độc lập vào khoảng thế kỷ 10, các vua chúa Đại Việt bắt đầu áp dụng chính sách Nam Tiến, xua quân xâm chiếm lãnh thổ Champa và xóa tên Champa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832 dưới bàn tay của vua Minh Mệnh (1820-1840).

Sau khi Champa bị ti*êu diệt, ngày 25/8/1883, một hiệp ước mang tên Harmand do người Pháp ký với triều đình Huế, cho rằng các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Đồng Nai, Đà Lạt, Darlac, Pleiku, Kontum không còn là công dân Việt Nam mà trực thuộc vào chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, theo đó mọi văn bản về thuế, luật lệ và hành chánh đều được viết bằng tiếng Chăm và tiếng Pháp thay vì chữ Hán.

 

Hình 1. Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái), Francois Harmand (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp (người đứng bên phải). Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/1_.jpg

Hình 2. Hiệp biện Đại học sĩ Trần Đình Túc (Chánh sứ) thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harman (Hiệp ước Quí Mùi-1883) với nước Pháp. Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/02.gif

Hình 3. Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Trọng Hợp thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harman (Hiệp ước Quí Mùi-1883) với nước Pháp. Ảnh: Sưu tầm.

 

https://baotanglichsu.vn/DataFiles/Uploaded/image/hiep%20dinh%20hamar/3_.gif 

Hình 4. Tổng ủy Jules Harman, đại diện nước Pháp ký Hiệp ước Quí Mùi-1883 với triều đình nhà Nguyễn. Ảnh: Sưu tầm.

 

Ngày 27/5/1946 chính quyền thuộc địa Pháp thành lập một lãnh thổ tự trị dành cho người Thượng, gọi là “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương), viết tắt là PMSI; tiếng Rhadé “Ala Čar Dega Krĭng Dhŭng Mnai”, đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp, biệt lập với người Kinh ở đồng bằng. Đây là một đơn vị hành chính tự trị của Liên bang Đông dương tại khu vực Tây Nguyên. Đơn vị hành chính này tồn tại từ 27/5/1946 đến năm 1950 thì sáp nhập vào Hoàng triều Cương thổ theo Dụ số 6 của Quốc trưởng Bảo Đại.

Hình 5. Bảo Đại (22/10/1913- 31/7/1997), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm.

 

Ngày 21/5/1951, “Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương” được Pháp nhìn nhận trực thuộc Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne) do Bảo Đại lãnh đạo, nhưng được hưởng một qui chế đặc biệt: không ai có quyền sang nhượng lãnh thổ này cho một quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của nhà vua và cộng đồng người Thượng được xác nhận không phải là người Kinh (non-annamites). Hoàng Triều Cương Thổ trên danh nghĩa là một lãnh địa tự trị, trong thực tế mọi quyền quyết định đều do người Pháp chủ động. Nói cách khác, Cao Nguyên là một vùng tự trị trực thuộc Pháp. Ngày 21/7/1954, hiệp định Genève ký kết và định chế Hoàng Triều Cương Thổ bị giải tán và “Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương” được giao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do thủ tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo ngày 11/3/1955. Từ đây Ngô Đình Diệm tuyên bố bải bỏ các tòa án phong tục và quyền làm chủ đất đai của người Thượng trên Cao Nguyên.

Năm 1955, trên Cao Nguyên bắt đầu thành lập tổ chức “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên” còn gọi “Mặt trận Giải phóng Dân tộc Thượng” (tiếng Pháp: Front de Libération des Montagnards, FLM), do Y Mot Nie Kdam được bầu làm chủ tịch, Y Thih Eban làm tổng thư ký.

Ngày 1/5/1958, ban chấp hành Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên cho ra đời tổ chức mới mang tên BAJARAKA (chữ viết tắt của bốn sắc tộc: Bahnar, Jarai, Radé, Kaho), do Y Bham Ênuol người Rade làm lãnh đạo. Đây là tổ chức chính trị đầu tiên của người Thượng chủ trương đấu tranh bất bạo động, yêu cầu tái lập lại quy chế “Hoàng Triều Cương Thổ” và chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử với người thiểu số.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1958, BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ama Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào bị bắt.

Hình 6. Hiệu kỳ phong trào BAJARAKA (1958 - 1964), do Y Bham Enoul làm lãnh đạo. BAJARAKA (chữ viết tắt tên bốn sắc tộc: Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho). Đây là phong trào phản đối chính sách phân biệt đối xử người Thượng trên Cao nguyên Trung phần của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Wiki.

Ý nghĩa: Hiệu kỳ là một hình chữ nhật gồm 4 phần đại diện cho bốn dân tộc Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho. Màu đỏ tượng trưng cho sự đấu tranh, hy sinh và chủ nghĩa anh hùng trong việc bảo vệ đất đai. Màu vàng tượng trưng cho Cao Nguyên xanh tươi, đất đai màu mỡ và niềm hy vọng. Màu đen tượng trưng cho nhân dân là những sắc tộc trên Cao Nguyên. Hình tròn trung tâm tượng trưng cho hòa bình, đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc trên Cao Nguyên: màu đỏ: tượng trưng cho truyền thống đấu tranh; màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, sức mạnh và phẩm giá; màu xanh tượng trưng đất đai màu mỡ và niềm hy vọng; màu vàng tượng trưng cho công lý và hòa hợp.

 

Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1/11/1963, thì toàn bộ những người tham gia phong trào Bajaraka đã bị bắt trước đó đều được trả tự do.

Đầu năm 1964, Y Bham Enoul cùng đại diện phái đoàn BAJARAKA bí mật gặp Les Kosem tại vùng biên giới Việt-Miên để bàn thảo cách đấu tranh và mục tiêu tự trị Cao nguyên.

Theo Les Kosem, các anh đã đấu tranh, hy sinh nhiều xương máu nhưng chưa ai công nhận công lao và phong trào đấu tranh, bởi vì tên gọi của phong trào đấu tranh chưa có ý nghĩa, phải cho thế giới thấy đây là phong trào đấu tranh chính nghĩa, chống chính sách tiêu diệt và đồng hóa dân tộc nhằm bảo tồn văn hóa, phong tục và bản sắc của các dân tộc bản địa.

Les Kosem tiếp, các vị không thể lấy tên: “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Cao Nguyên”, vì trong cùng một quốc gia hay trên thế giới có nhiều Cao nguyên, do đó, thế giới sẽ không biết đến phong trào đấu tranh của chúng ta.

Les Kosem tiếp, các vị cũng không thể lấy tên “Mặt trận Giải phóng Dân tộc Thượng”, vì trên thế giới có nhiều tộc người sống ở vùng cao, và nhiều tộc Thượng, … do đó “Mặt trận Giải phóng Dân tộc Thượng” không lan rộng và không có sức thu hút của nhiều chính khách trên thế giới.

Les Kosem thở dài, và nói tiếp, phong trào BAJARAKA (chữ viết tắt của bốn sắc tộc: Bahnar, Jarai, Radé, Kaho), đây cũng chỉ là phong trào đấu tranh của bốn sắc tộc riêng lẻ nhằm bảo vệ quyền lợi riêng chứ không bảo vệ lợi ích chung của các sắc tộc bản địa.

Do đó, Les Kosem đề nghị, để phong trào đấu tranh có ý nghĩa và sức đấu tranh lan tỏa lớn trên thế giới, chúng ta phải lấy tên phong trào đấu tranh mang tầm quốc gia và quốc tế. Les Kosem tiếp, chúng ta là thần dân của vương quốc Champa xưa, một vương quốc hùng mạnh và đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á, các quốc gia lân cận đều công nhận Champa một thời vinh quang. Do đó, chúng ta cùng chung lấy tên “Mặt trận giải phóng Champa” để các nước Đông Nam Á và thế giới biết đến, và sẽ ủng hộ chúng ta. Y Bham Enoul cùng phái thống nhất ý kiến của Les Kosem đưa ra.

Ngày 20/9/1964, một số sĩ quan gốc Chăm và Khmer Krom thuộc quân đội hoàng gia Campuchia, thành lập một mặt trận chung gọi là Front Unifié de Lutte des Racces Oprimées, viết tắt là FULRO (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Sắc Tộc Bị Áp Bức). Trung ương đặt tại Thủ đô Nam Vang, Cao Miên, đặt dưới sự bảo trợ của hoàng thân Norodom Sihanouk, Les Kosem (Chăm Campuchia) và Um Savuth (Khmer). Trong thực tế FULRO là tập hợp gồm ba mặt trận:

1. Mặt Trận Giải Phóng Champa (khu vực Cao Nguyên và đồng bằng duyên hải từ Phú Yên đến Phan Thiết), tiếng Pháp (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm do Les Kosem làm lãnh đạo. Trong đó có “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên” tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng do Y Bham Enuol lãnh đạo. Sau này hình thành “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa”, còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm”.

2. Mặt Trận Giải Phóng Campuchia Krom (lãnh thổ từ Sài Gòn đến Cà Mau). Tiếng Pháp (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer Hạ, do Chau Dera làm đại diện, hoạt động chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long.

3. Mặt Trận Giải Phóng Campuchia Nord (vùng Champasak ở Nam Lào). Tiếng Pháp (Front de Libération du Kampuchea Nord, FLKN) tức FULRO Khmer Thượng, hoạt động chủ yếu tại Hạ Lào.

Cần biết:

- FULRO là (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Các Sắc Tộc Bị Áp Bức) gồm ba mặt trận Champa, Campuchia Krom và Campuchia Nord. FULRO, trung ương đặt tại Thủ đô Nam Vang, Cao Miên, đặt dưới sự bảo trợ của hoàng thân Norodom Sihanouk, Les Kosem (Chăm Campuchia), Um Savuth (Khmer) và Lon Nol một chính trị gia Campuchia giữ chức Thủ tướng Campuchia hai lần cũng như đã liên tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời vua Norodom Sihanouk.

- Y Bham Enoul không phải là Chủ tịch FULRO, mà là Chủ tịch “Mặt trận 1” hay Chủ tịch “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên” tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng do Y Bham Enuol lãnh đạo. Sau này hình thành “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa”, còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm”.

- Les Kosem, đóng vai trò quan trọng trong “Mặt Trận 1”, tức “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa”. Les Kosem là Phó Chủ tịch FULRO, kiêm Phó Chủ tịch “Mặt Trận 1”.

Hình 7. Norodom Sihanouk, sinh ngày 31/10/1992 tại Phnom Penh mất ngày 15/10/2012 tại Bắc Kinh, là cố Quốc vương, Thái thượng vương của vương quốc Campuchia. Chủ tịch FULRO và bảo trợ FULRO.

 

2. Sự hình thành hiệu kỳ Champa và Hồi giáo Champa

Tìm hiểu sơ lược tôn giáo chính tại Champa xưa.

Tôn giáo Balamon: Từ khi lập quốc thế kỷ II năm 192, theo các nhà nghiên cứu, Champa đã tiếp cận văn hóa và tôn giáo Ấn giáo (Hindu giáo) mà tại Việt Nam thường gọi Balamon. Tôn giáo Balamon tại Champa tiếp nhận cả Brahma, Vishnu và Shiva. Sự phát triển Balamon ở Champa mạnh hay yếu có thể soi qua quá trình sử dụng tiếng Chăm cổ của người Chăm. Balamon chỉ phát triển mạnh đến thế kỷ thứ 8 và sau đó suy thoái dần từ thế kỷ 10 cho đến sự sụp đổ Vijaya vào thế kỷ 15.

Theo Pgs.Ts. Po Dharma, Champa là vương quốc đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo. Trước thế kỷ thứ 14, dân tộc Champa thờ đa thần mang đậm sắc văn hóa Balamon và tín ngưỡng dân gian của các sắc tộc thiểu số.

Theo Pgs.Ts. Po Dharma và nhiều nghiên cứu Tây phương, Champa tiếp nhận Islam (Hồi giáo) từ cuối thế kỷ thứ 9. Sau khi Balamon sụp đổ vào thế kỷ 15, thì Islam (Hồi giáo) phát triển rất mạnh trong vương triều Champa và Đông Nam Á.

Về khoa học lịch sử, thần dân Champa (Cham, Radé, Jrai, Raglai, Churu, …) đã tiếp cận thế giới Islam từ khoảng thế kỷ thứ 9 và phát triển tùy thuộc từng thời kỳ lịch sử của từng triều đại vua chúa Champa. Đặc biệt khởi sắc từ quốc vương Chế Mân, vị vua ảnh hưởng Hồi giáo khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit Indonesia. Cũng như vua Chế Bồng Nga, là một vị vua Hồi giáo, khi lên ngôi vua lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia, từ đây Ngài đã chấn hưng nhà nước Champa từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh. Đặc biệt, Ngài Sunan Ampel, được vua Champa phái sang đảo Jawa truyền bá Islam và cải đạo cho các tín đồ Hindu. Tiếp theo vua Bố Trì trì, lấy niên hiệu Sultan Wan Abu Abdullah là vị vua Hồi giáo trong danh sách gia phả tại Kelantan-Malaysia. Các giai đoạn sau này như vua Kabrah đến Malaysia và việc gả em gái là công chúa Po Sah Ina kết hôn với Po Haniim Per, người Hồi giáo gốc Malay. Po At, vị vua Hồi giáo đã từng gửi lực lượng 400 thuyền chiến Champa sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Melaka-Malaysia. Po Rome chính thức người có danh phận, là thành viên của dòng dõi vương triều theo Hồi giáo tại Malaysia, khi kết hôn với công chúa Hồi giáo, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Và vua trị vì tiểu vương quốc Kelantan - Malaysia hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome. Tiếp nối cha ông, các vị như Cei Brei, Tuan Phaow, Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Thiếu Tướng Les Kosem, Putra Podam, … tín đồ Chăm Bani Islam, Bani Awal ở Kampuchia, Champa và Việt Nam ngày nay tiếp tục gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Champa và Malaysia nói riêng, giữa Champa với thế giới Malayu và thế giới Hồi giáo nói chung.

Từ cơ sở chấp nhận phong trào mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” cùng với lịch sử tôn giáo tại Champa là Islam (Hồi giáo) đã từng phát triển ở đông Nam Á, để chính thức hóa liên minh chính trị này, những người lãnh đạo FULRO (Y Bham Enoul, phái đoàn BAJARAKA, thiếu tướng Les Kosem người Chăm Campuchia và trung tá Um Savuth, một lãnh tụ Khmer Krom) vẽ ra lá cờ FULRO đầu tiên hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh da trời, màu đỏ và màu xanh lá cây. Trên sọc màu đỏ có ba ngôi sao màu trắng tượng trưng cho ba mặt trận của FULRO: Champa, Campuchia Krom và Campuchia Nord.

 https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh/fulro%20flag1.png

 

Hình 8. Hiệu kỳ FULRO (1968 - 1992), do Y Bham Enoul, Les Kosem (Chăm Campuchia), Um Savuth (Khmer Krom) và một số đại diện thống nhất vẽ lá cờ FULRO. Ảnh: Wiki.

Ý nghĩa: Hiệu kỳ FULRO (lá cờ) hình chữ nhật gồm ba sọc: màu xanh biển (tượng trưng cho biển cả), màu đỏ (biểu tượng của đấu tranh) và màu xanh lá cây (màu của núi rừng). Trên dòng sọc đỏ có ba ngôi sao tượng trưng cho ba mặt trận của FULRO: Champa, Campuchia Krom và Campuchia Nord. Ngôi sao màu trắng tượng trưng quốc gia không còn vương.

 

Hình 9. Trung tướng Nguyễn Khánh (8/11/1927 - 11/1/2013), là một chính khách Việt Nam Cộng Hoà, ông từng giữ chức vụ Nguyên thủ quốc gia (Quốc trưởng) và thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa và kiêm luôn các chức Tổng tư lệnh và Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964 - 1965, đang xem hiệu kỳ FURO tại Phủ Tổng thống. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Champa”: Do những người lãnh đạo FULRO, phái đoàn BAJARAKA (Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho), Y Bham Enoul, thiếu tướng Les Kosem người Chăm Campuchia vẽ ra lá cờ này. Đây là Hiệu kỳ Hồi giáo Champa.

Hình 10. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Champa” (1962 - 1975). Tiếng Pháp (Front pour la libération du Champa; viết tắt FLC), là một tổ chức hoạt động tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Les Kosem một viên tướng người Chăm tại Campuchia, về sau được hợp nhất với “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” do Y Bham Enoul làm lãnh đạo. Ảnh: Wiki.

Ý Nghĩa: Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, authara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

Hình 11. Y Bham Enoul- dưới lá cờ “Mặt trận Giải phóng Champa”. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa”: Do những người lãnh đạo FULRO, phái đoàn BAJARAKA (Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho), Y Bham Enoul, thiếu tướng Les Kosem người Chăm Campuchia vẽ ra lá cờ. Đây là Hiệu kỳ Hồi giáo Cao Nguyên Champa.

 

Hình 12. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” (1964 - 1992). Tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP), do Y Bham Enuol lãnh đạo, hoạt động ở Cao Nguyên, tỉnh Mondulkiri và tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm” hay Mặt trận 1 của FULRO. Ảnh: Wiki.

Ý nghĩa: Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm).

 

Hình 13. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1, “Mặt trân Giải phóng Cao Nguyên Champa” tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 14. Hiệu kỳ Mặt trận 1, “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak. Ảnh chụp 2005 bởi Putra Podam.

 

Hiệu kỳ “Mặt Trận Giải Phóng Champa” (khu vực Cao Nguyên và đồng bằng duyên hải từ Phú Yên đến Phan Thiết), tiếng Pháp (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm do Les Kosem làm lãnh đạo. Trong đó có “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên” tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng do Y Bham Enuol lãnh đạo. Sau này hình thành “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa”, còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm”.

Hình 15a, 15b. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” (phải), và Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Champa” (trái). Ảnh: Putra Podam.

 

Hình 16. Thiếu tướng Les Kosem (đứng giữa màu trắng). Lon Nol Tổng Thống Cộng hòa Khmer (bên phải). Lon Nol là chính trị gia Campuchia giữ chức Thủ tướng Campuchia hai lần cũng như đã liên tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời vua Norodom Sihanouk. Lon Nol là tổng thống nước Cộng hòa Khmer sau khi thực hiện cuộc đảo chính chống lại chính quyền Sihanouk vào năm 1970. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 17. Thiếu Tướng Les Kosem - Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) sinh ngày 27/3/1927 tại Kompong Cham, người Campuchia gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Campuchia có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Campuchia. là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 18. Thiếu Tướng Les Kosem - Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) sinh ngày 27/3/1927 tại Kompong Cham, người Campuchia gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Campuchia có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Campuchia. là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 19. Y Bham Enuol sinh năm 1923 là sáng lập viên của phong trào Bajaraka (1958-1964), sau đó Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa (1964-1975) tức là một thành viên nằm trong tổ chức đấu tranh liên hiệp mang tên là Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Các Sắc Tộc Bị Áp Bức) có trụ sở tại Campuchia. Ghi chú: Y Bham Enuol, là Chủ Tịch “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa” (tức Chủ tịch Mặt trận 1, chứ không phải Chủ tịch FULRO), Chủ tịch FULRO là Quốc vương Norodom Sihanouk, là Thái thượng vương của vương quốc Campuchia. Ảnh: Sưu tầm.