Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 2, 2024, 11:24 PM

Tác giả: Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)

Đại học Công nghệ Malaysia (UTM)

Email: putrapodam@gmail.com

 

Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

1). Vương phi Mỵ Ê

Vương Phi Mỵ Ê (là tên trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư).

Tên thật theo tiếng Urang Rhade (người Rhade) là H’Bia Mamih Ea (nghĩa công chúa vùng nước suối có vị ngọt).

H’Bia: là công chúa, nữ vương;

Mamih: là vị hơi ngọt;

Ea: trong tiếng Radhe là nước, trong tiếng Jarai nước là “ia”, trong tiếng Chăm nước là “aia”, trong tiếng Melayu nước là “air”.

Tình tiết thứ nhất: Theo nhiều bậc cao niên Jaoh yaw (kể chuyện xưa) truyền lại rằng, Mỵ Ê là sắc tộc Rhade, con của một học giả lừng danh thuộc khu vực Vijaya-Degar (Bình Định), ông là một học giả nổi tiếng và tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit), Chăm ngữ (Hayap), Thái, Lào, … Mỵ Ê là con gái ngoan hiền, thùy mị, nết na, tạo hóa đã ban cho nàng không chỉ tố chất thông minh, trí tuệ sáng suốt mà cả nhan sắc tuyệt trần. Nàng Mỵ Ê rất giỏi cầm, kỳ, thi, họa, dệt vải, và sắc thái vương giả. Đặc biệt, tài năng ca múa, âm nhạc của nàng rất toàn diện khiến các thiếu nữ Champa thời ấy không ai bì kịp. Tin tức lan truyền về nhan sắc tuyệt trần và tài năng của nàng Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khắp vùng Vijaya. Từ đó, vua Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu) đã nạp nàng Mỵ Ê làm vương phi và hết sức yêu thương.

Hình 1. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea), sắc tộc Rhade thuộc khu vực Vijaya-Degar. Ảnh: Minh họa

 

Bình luận:

a). Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) là nhân vật có thật không phải chuyện hoang đường, câu chuyện Vương phi Mỵ Ê được ghi trong các sách sử, được sử gia lỗi lạc Ngô Sĩ Liên viết trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”.

b). Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) được ghi trong sử sách vào thế kỷ 11 (năm 1044).

c). Theo một vài kể “khan Rhade”, Jaoh yaw (kể chuyện xưa) của người Chăm, cho rằng công chúa Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) là sắc tộc Rhade thuộc khu vực Vijaya-Degar.

d). Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea), vào hoàng cung làm vương phi vua Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II).

 

Tình tiết thứ hai: Vương phi Mỵ Ê, theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư ghi rằng:

Mùa thu, tháng 7, vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ dân chúng. Các quan chúc mừng thắng lợi.

Tháng 8, vua đem quân về. Tháng 9, ngày mồng 1, đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Khi đến hành điện Lý Nhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà. Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm.

Bình luận:

a). “Mùa xuân, tháng giêng, năm Giáp Thân (1044), vua Lý Thái Tông phát khí giới trong kho ban cho các quân. Ngày Quý Mão, vua thân đi đánh Chiêm Thành”, theo Đại Việt sử ký toàn thư.

b). “Mùa thu, tháng 7, vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ”, theo Đại Việt sử ký toàn thư.

c). Khi đến hành điện Lý Nhân, vua sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê sang hầu thuyền vua.

d). Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết.

Câu chuyện cảm động về một người phụ nữ Champa là Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) đã trẫm mình xuống sông để giữ trọn trinh tiết với chồng. Vương phi Mỵ Ê đã tuẫn tiết ở Lý Nhân, được phong thần và thờ phụng suốt 10 thế kỷ qua.

 

2). Mih Ai (Bia Mih Ai)

Công chúa Mih Ai theo tiếng Chăm là: Bia Mih Ai.

Bia: theo tiếng Chăm là công chúa, nữ vương, …

Mih Ai: là một danh xưng, là tên gọi người trong tiếng Chăm. "Mih Ai" chưa xác định rõ nghĩa trong tiếng Chăm.

Mih Ai: là nhân vật không rõ, không tìm thấy trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào của Champa.

Mih Ai: không tìm thấy trong Biên niên sử (Sakkarai Dak Rai Patao) viết bằng Akhar Thrah Champa liên quan đến lịch sử của tiểu vương quốc Panduranga.

Mih Ai: được tìm thấy trong tác phẩm Ariya “Nai mai mang Makah” nghĩa là “Nàng công chúa đến từ tiểu bang Kelantan-Malaysia”, được viết vào thế kỷ thứ XVIII (Po Dharma, 2000).

Trong tác phẩm “Nai mai mang Makah” nghĩa là “Nàng công chúa đến từ tiểu bang Kelantan-Malaysia” tác phẩm này dài đế 162 câu.

Từ “Mih Ai” chỉ xuất hiện hai (2) lần tại câu thứ 120 và câu thứ 124 trong tác phẩm dài 162 câu.

Trong câu 120 có nhắc đến địa danh thủ phủ “Bal Riya” ở Panduranga, tức làng Chăm Bỉnh Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận ngày nay.

Trong tác phẩm này chỉ ghi chính xác với cụm từ: “Mih Ai” không phải ghi: “Bia Mih Ai”

Hình 2. Tác phẩm Ariya Nai mai mang Makah, ra đời thế kỷ 18 có nhắc đến cụm từ "Mih Ai". Ảnh: Sưu tầm.

 

Tác phẩm “Nai mai mang Makah” được trích từ câu 120 đến câu 124, viết bằng Rumi Champa như sau.

“…

120. asaih tuei tel Bal Riya, duissak po bia, ni jeh Mih Ai,,

121. po nao hapak o mai, nager Yuen atah dhuai, atuw po payua wek,,

122. riyak kraong paoh po thek bek, kal pep bep, tanâh aia bikan,,

123. nao tah palei karei angan, halei po di kal, thau yaom tian that,,

124. eldak mata klaong hapuak, ganah Po Sah, ganah Mih Ai,,

…”

Tác phẩm “Nai mai mang Makah” được trích từ câu 120 đến câu 124, viết bằng Champa Thrah như sau.

꩑꩒꩐. ꨀꨧꨰꩍ  ꨓꨶꨬ  ꨓꨮꩊ  ꨝꩊ  ꨣꨪꨢ,  

     ꨕꨶꨪꩋ ꨦꩀ  ꨛꨯꨮ  ꨝꨳ, ꨗꨪ  ꨎꨮꩍ ꨟꨪꩍ  ꨄ,,


꩑꩒꩑. ꨛꨯꨮ  ꨗꨯꨱ  ꨨꨚꩀ  ꨅ  ꨟꨰ,

     ꨗꨈꨮꩉ ꨢꨶꨮꩆ ꨀꨓꩍ ꨖꨶꨰ, ꨀꨓꨭꨥ ꨛꨯꨮ ꨚꨢꨶ ꨥꨮꩀ,,


꩑꩒꩒. ꨣꨪꨢꩀ ꨆꨴꨯꨱꩃ ꨚꨯꨱꩍ ꨛꨯꨮ ꨔꨮꩀ ꨝꨮꩀ,

     ꨆꩊ ꨚꨮꩇ ꨝꨮꩇ, ꨓꨗꨲꩍ ꨀꨳ ꨝꨪꨆꩆ,,


꩑꩒꩓. ꨗꨯꨱ ꨓꩍ ꨚꨤꨬ ꨆꨣꨬ ꨀꨊꩆ,

      ꨨꨤꨬ ꨛꨯꨮ ꨕꨪ ꨆꩊ, ꨔꨮꨭ ꨢꨯꨱꩌ ꨓꨳꩆ ꨔꩅ,,


꩑꩒꩔. ꨃꩊꨕꩀ ꨟꨓ ꨆꨵꨯꨱꩃ ꨨꨚꨶꩀ,

     ꨈꨗꩍ ꨛꨯꨮ ꨧꩍ, ꨈꨗꩍ ꨟꨪꩍ ꨄ,,

 

 

Kết luận chung:

Vương Phi Mỵ Ê (tên trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư), tên thật theo tiếng Urang Rhade (người Rhade) là H’Bia Mamih Ea. Nhân vật có thật không phải chuyện hoang đường, được ghi trong các sách sử, được sử gia lỗi lạc Ngô Sĩ Liên viết trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” vào thế kỷ 11 (năm 1044). Khi đến hành điện Lý Nhân, vua Lý Thái Tông sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất khôn xiết, lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết tại

 

Mih Ai: Danh xưng được tìm thấy trong tác phẩm Ariya “Nai mai mang Makah” tác phẩm được viết vào thế kỷ thứ XVIII (thế kỷ 18). Tác phẩm dài 162 câu, chỉ nhắc danh xưng “Mih Ai” hai lần tại địa danh “Bal Riya” tức làng Chăm Bỉnh Nghĩa ở Ninh Thuận ngày nay. Tác phẩm không ghi “Bia Mih Ai” mà chỉ ghi chính xác là “Mih Ai”.

Hơn nữa hoàn cảnh ra đời của từ “Mih Ai” là khi ngựa đến “Bal Riya”, một địa danh trên đất liền ở Phan Rang. Tác phẩm không nhắc đến biển, không nói gì liên quan đến cái chết của “Mih Ai”

Đã rõ,

- Hoàn cảnh ra đời Vương Phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) là vào thế kỷ 11 và cái chết nhảy xuống sông tự vẫn, nay thuộc xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Hoàn cảnh ra đời danh xưng “Mih Ai” là vào thế kỷ 18, cụm danh xưng này được tác phẩm nhắc đến trên đất liền tại khu vực Phan Rang ngày nay. Hơn nữa, tác phẩm không nhắc đến cái chết của danh xưng “Mih Ai”, và càng không nhắc đến chết ở đâu?

Khẳng định

Vương Phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) và danh xưng “Mih Ai” là hai nhân vật khác nhau.

Hình 3. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea), sắc tộc Rhade thuộc khu vực Vijaya-Degar. Ảnh: Minh họa.

 

LINK: Tham khảo liên quan

1. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

2. Cuộc đời "Hồng nhan bạc phận" của Vương Phi H'Bia Mmih ...

3. Lễ Đầu Năm Tại Miếu Vương Phi Mỵ Ê ...

4. Thành Đồ Bàn: http://youtu.be/i9_MPFbSmtg