Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade (Ede)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 28, 2024, 7:56 PM

Triều đại Vijaya (1000-1471)

Sau khi vua Harivarman II băng hà vào năm 997, vị tân vương Champa là Yang Po Ku Vijaya Sri (998-1006) đã dời thủ đô từ Indrapura về thành Đồ Bàn ở Vijaya-Degar (Quy Nhơn - Bình Định) vào năm 1000. Từ đó, Vijaya trở thành trung tâm chính trị của Champa  từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 (năm 1471). Sau nhiều năm chịu nhiều sức ép của Đại Việt, thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) bị cáo chung vào năm 1471 (sau 5 thế kỷ tồn tại).

Vua Maha Sajan (Ma-ha Trà-toàn, Bàn-la Trà-toàn), trị vì (1460-1471) là vị vua cuối cùng của triều đại Vijaya.

Ngày mồng 1 tháng 3 năm 1471, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông khởi chiến, xâm chiếm và hạ được thành Đồ Bàn (Vijaya) tại Qui Nhơn. Quân vua Lê Thánh Tông đã bắt sống hơn 3 vạn người, giết hại hơn 6 vạn người, chém đầu hơn 4 vạn thủ cấp, bắt vua Champa là Trà Toàn (Maha Sajan) đưa về Thăng Long. Champa tan hoang, thành Đồ Bàn (Vijaya) sụp đổ, bị phá hủy và thiêu rụi hoàn toàn.

 

- Theo sử Việt Nam, sau khi mất vùng Vijaya-Degar, dẫn đến việc người Champa lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca (Melaka).

- Tướng Bô Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua Champa.

Hình 1. Tướng Wan Bo (Bo Trì Trì). Sơ đồ gia phả vua Champa (vua Champa Islam) tại Kelantan-Malaysia.

 

- Tiểu quốc Nam Bàn (1471- 1882),  hay Tiểu quốc Jarai (Ala Car Patao Degar, Dhung Vijaya), (từ 1471- đến thế kỷ 20): là một tiểu quốc cổ của các cư dân Nam Đảo ở Tây Nguyên (Champa) nòng cốt là người Jarai và người Rhade kết hợp với những tộc người Champa Vijaya. Bộ phận hoàng tộc Champa Vijaya trong quá trình lịch sử đã đồng hóa vào văn hóa bản địa Jarai. Tiểu quốc Nam Bàn hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19.

Hình 2. Bản đồ nước Nam Bàn (Tây Nguyên Champa) gồm các tỉnh: Daklak, Dak Nong, Gialai, Kontum, Lam Dong.

 

- Tiểu quốc Hoa Anh-Kauthara (1471 - 16531). Kauthara (Hoa-anh, Khánh-hòa, Cổ-đát-la) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, Phú Yên (Aia Ru) và Khánh Hòa (Aia Trang) trải dài cuối cùng ại n vịnh Cam Ranh, cư dân nòng cốt là người Rhade (Ede). Nơi này có địa thế chủ yếu là đồng bằng duyên hải nhỏ và hẹp với sự nối liền giữa núi và biển, sự bồi đắp thường xuyên của phù sa theo lưu vực các con sông đổ về cửa biển đã tạo nên khu vực trung tâm Kauthara phát triển về kinh tế xã hội một cách hoàn thiện là nơi hội tụ của ngã ba giao thương cùng với các hoạt động văn hoá - xã hội khi xưa rất nhộn nhịp chỉ đứng sau kinh đô Vijaya (Degar).

Từ Kauṭharā trong tôn giáo Ấn Độ cổ điển thường được sử dụng để chỉ các địa điểm linh thiêng. Nó có thể là nơi ở của một vị thần hoặc một ngôi đền đặc biệt quan trọng (Tháp Po Ina Nagar - trung tâm tôn giáo của tiểu quốc này).

Năm 1578, Lương Văn Chánh là tướng của chúa Nguyễn Hoàng cầm quân tiến vào Kauthara, vây và hạ Thành Hồ - thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, nằm tại huyện Phú Hòa, phía Tây thành phố Tuy Hòa ngày nay - đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam đèo cả.

Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên Lương Văn Chánh cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn.

Trong khoảng 3 năm cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỉ 17, Panduranga từ phía Nam nhiều lần tái chiếm Kauthara, đuổi người Việt khỏi miền đất Phú Yên.

Theo biên niên sử Việt Nam, vào năm 1611 Nguyễn Hoàng (1588-1613) ra lệnh cho tướng Văn Phong xua quân đánh Aia Ru (Phú Yên) chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoa để lập ra phủ Phú Yên, dời biên giới miền nam của nhà Nguyễn đến mủi Varella ở phía bắc Nha Trang.

2nui da bia

Hình 3. Di tích núi Thạch Bi sơn (Đá Bia) biên giới giữa Champa và Đại Việt trước năm 1653. Ảnh: Putra Podam.

Năm 1653 Chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền), sai cai cơ Hùng Lộc làm Tổng binh và Minh Võ làm tham mưu đem 3000 quân đánh Champa. Nhân đêm, quân Nguyễn vượt qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi tiến thẳng đến trại Bà Thấm phóng lửa đốt phá.

Po Nrop (Bà Thấm) là con trai vua Po Rome (theo gia phả vua Islam Champa tại Kelantan-Malaysia) thì Po Nrop là vua Champa Islam. Sau khi quân Nguyễn vượt qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi tiến đánh, Po Nrop thua chạy, sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Chúa Hiền thuận y cho lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Phần phía Tây sông (vùng Panduranga) thuộc về Champa.

Nguyễn Phúc Tần chiếm trọn Kauthara và dời biên giới phía nam đến vịnh Cam Ranh, sau đó biến khu vực Kauthara thành 2 phủ mới là Thái Khang (nay là Ninh Hòa và Vạn Ninh) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh).

Năm 1653 Kauthara hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Đền Po Ina Nagar ở Nha Trang lọt vào vòng kiểm soát của nhà Nguyễn. Chính vì thế, vua Champa quyết định rước tượng Po Ina Nagar về Phan Rang để được thờ phụng gần làng Hữu Đức (Phan Rang) ngày nay.

Hình 4. Bản đồ nước Hoa Anh (Kauthara) gồm: Aia Ru và Aia Terang (Aia Trang) thuộc tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade

2. Nước Nam Bàn (tiểu quốc Jarai)

3. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

4. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

5. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

6. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai

7. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

8. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

9. Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

10. Y Jut một trí thức người Rhade (1888-1934)

11. Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa

12. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa

13. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

14. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau