Po Saktiray Daputik (Bà Tử) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 30, 2024, 1:11 AM

Thuận Thành Trấn (1693 - 1832)

Năm 1471, chiến thắng thành Đồ Bàn (Vijaya) của Lê Thánh Tông là hồi chuông báo động cho sự suy thoái của thời hậu Lê, kéo theo sự phân tranh giữa chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miến nam. Năm 1569, Nguyễn Hoàng quyết định hình thành một triều đại riêng trên lãnh thổ Champa bị chiếm đóng. Vì không đủ tiềm lực tiến quân ra bắc chống chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng chỉ còn cách mở cuộc Nam Tiến về phía nam trên lãnh thổ Champ. Năm 1611, nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Phú Yên và năm 1653 đặt nền đô hộ trên tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa).

Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Champa, thay đổi danh xưng “Chiêm Thành - Champa” thành “Trấn Thuận Thành” và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa, cư dân này là công dân của triều đình Huế.

Hình 1. Thuận Thành trấn vương (Thuận Thành trấn) 1693 - 1832.

 

Po Saktiraydapatih (Bà Tử hay Kế Bà Tử), trị vì (1695-1727). Một số tên khác Po Saktiray Depatih, Po Saktiray Da Patih, Po Saktiraydaputih. Saktiraydapatih là em ruột của vua Po Saot (Bà Tranh) trị vì (1659-1692), Ngài theo tôn giáo Islam (Hồi giáo).

Theo gia phả vua Champa Islam tại Kelantan-Malaysia thì Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade).

Theo tài liệu Wiki thì cho rằng Saktiraydapatih là con của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan.

 

Po Saot (Bà Tranh) trị vì (1659-1692) đến Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727), vương triều Champa có sự gián đoạn triều đại trong vòng 3 năm. 

Giai đoạn này, người dân Champa bị bắt phải mặc quần áo kiểu người Việt và buộc phải theo phong tục Việt Nam. Năm 1693, một quý tộc Champa là Oknha Đạt (Ốc nha Thát, nổi dậy chống lại chúa Nguyễn. Ông được sự giúp đỡ của người Trung Quốc, tên A Ban), cuộc nổi loạn sau đó bị dập tắt.

 Năm 1694, Po Saktiraydapatih (Kế Bà Tử) được chúa Nguyễn phong làm vua Champa với tước hiệu Thuận Thành trấn vương (vua của Thuận Thành trấn) vào năm Hợi, nhưng cho mãi đến năm Tý, ngài mới lên ngôi. Ngài thoái vị năm Mùi, trị vì 32 năm, đóng đô ở Bal Canar, Panduranga (Tuy Phong, Parik).

 

LINK: LIÊN KẾT

Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

Po Saot (Bà Tranh), trị vì (1655, 1660-1692). Là vị vua theo Islam (Hồi giáo) mang tên Raja Wan Daim (Raja Champa). Theo gia phả vua Champa tại Kelantan- Malaysia thì Po Saot là cháu trai của vua Po Rome (vua theo Islam) với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade), nguồn gốc người Churu và người Rhade. Theo tài liệu Wiki thì cho rằng, Po Saot là con trai của Po Rome và Bia Than Chan.

Ngài nhận tấn phong của vua Việt Nam vào năm Mùi, nhưng cho mãi đến năm Tý, ngài mới lên ngôi. Ngài thoái vị năm Thân, trị vì 33 năm, đóng đô ở Bal Canar, Panduranga (Tuy Phong, Parik).

Theo gia phả vua Champa tại Kelantan (Malaysia) thì Po Saot có tên Raja Wan Daim (Ba Trauh), phong danh Datu Jambu (1670-1686), phong vua Champa (1686-1692).

Năm 1685, Po Saot yêu cầu Cha Ferret, một nhà truyền giáo người Pháp phục vụ tại Champa một bản sao Thiên kinh Qur'an (Koran).

Po Saot lên ngôi Vua tiếp tục tìm cách khôi phục sức mạnh Champa để lấy lại các vùng đất cũ. Năm 1690, nhận thấy quân đội đã mạnh hơn, Po Saot cho quân tiến đánh phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đưa quân đánh tan quân Champa ở Thái Khang và Diên Ninh, đuổi theo vượt biên giới đánh vào Kinh thành nước Champa ở Panduranga.

Năm 1693, quân chúa Nguyễn bắt được vua Champa là Po Saot (Bà Tranh) đưa về Phú Xuân, một năm sau Po Saot qua đời tại Phú Xuân. Chúa Nguyễn đưa em trai của Po Saot là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn và vua Champa được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn.

Hình 2. Vua Po Saot (Ba Tranh), vua theo Islam (Hồi giáo) mang tên Raja Wan Daim (Raja Champa). Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade), nguồn gốc cha người Churu và và mẹ người Rhade.

-----***-----

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Po Saktiray Daputik (Bà Tử) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

2. Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

3. Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade

4. Nước Nam Bàn (tiểu quốc Jarai)

5. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

6. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

7. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

8. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai

9. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

10. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

11. Y Jut một trí thức người Rhade (1888-1934)

12. Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa

13. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa

14. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

15. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau