#

Năm 980, vua Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi Hoàng đế nước Đại Cồ Việt. Kể từ đó, mối bang giao giữa Champa và Ðại Cồ Việt trở thành mối quan hệ giữa hai đối tượng thù địch. Đầu năm 982, vua Đại Cồ Việt là Lê Hoàn (Lê Đại Hành), dẫn đại quân tiến đánh vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt tấn công vào đất Champa. Vua Champa là Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura. Quân xâm lược cướp phá một thành phố ở Bắc Champa, bắt cóc hàng trăm nhạc công, vũ công trong hậu cung, cướp bóc nhiều vàng, bạc, các đồ vật quý giá, bắt hàng ngàn tù binh, trong đó có một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng (Bhiksu). Lãnh thổ Bắc Champa bị chiếm đóng từ 982 đến 983.

#

Theo ý kiến riêng của Ts.Putra Podam, cuộc khởi nghĩa của nhân vật anh hùng lịch sử Champa, Katip Sumat chống triều đình Huế là thể hiện tinh thần dân tộc bất khuất, cao cả trước chứng kiến mãnh đất tổ tiên (Champa) bị quân xâm lược chiếm đóng (triều đình Huế). Katip Sumat, mặc dù không phải dân tộc Champa sống trên mãnh đất Panduranga (Champa), mà Katip Sumat là dân tộc Champa đã từng sống tị nạn trên mãnh đất Cao Miên (Kampuchea). Sao khi chứng kiến Champa bị tiêu diệt vào năm 1832, ông dám đứng ra tổ chức và vận động nhân dân từ Cao Miên đến Panduranga để chống triều đình Huế, trong đó có nhiều nhân vật quan trọng đã từng lãnh đạo vương triều Panduranga (Champa) tham gia. Theo Ts.Putra Podam, lãnh tụ Katip Sumat lần đầu tiên đã áp dụng chủ thuyết Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) tại Đông Dương trong cuộc đấu tranh của nhân dân Champa chống triều đình Huế là cách để kêu gọi các thành viên Hồi giáo tại Makkah (Kelantan), Melaka, Johor, Kedah, Kampuchea và Thái Lan, … tham gia phong trào theo tinh thần Hồi giáo.

#

Năm 1471, chiến thắng thành Vijaya (Đồ Bàn) của vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) là hồi chuông báo động cho sự suy thoái của thời hậu Lê, kéo theo sự phân tranh giữa chúa Trịnh ở miền bắc và chúa Nguyễn ở miến nam. Năm 1569, Nguyễn Hoàng quyết định hình thành một triều đại riêng trên lãnh thổ Champa bị chiếm đóng. Vì không đủ tiềm lực tiến quân ra bắc chống chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng chỉ còn cách mở cuộc Nam Tiến về phía nam trên lãnh thổ Champa. Năm 1611, nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Phú Yên và năm 1653 đặt nền đô hộ trên tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa). Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Panduranga-Champa, thay đổi danh xưng “Panduranga” thành “Trấn Thuận Thành” và thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa, cư dân này là công dân của triều đình Huế.

#

Theo sử liệu của người Champa và các sử liệu Việt Nam và Tây phương để lại, Po Krung Garai (Po Klong Garai: Thủ lĩnh Rồng) là nhân vật có thật trong lịch sử Champa. Ngài Po Krung Garai là vị vua thứ tư trong triều đại thứ 11 (11th Dynasty - Vijaya) đóng đô ở thành Đồ Bàn (Vijaya) thuộc tiểu bang Vijaya-Degar của Vương quốc Campa. Trong quá trình trị vị, với tài năng, đức độ và văn thao võ song toàn, ông không chỉ có công đánh giặc ngoại xâm, kiến thiết đất nước Champa trong lịch sử mà còn có công lớn cho công trình thủy lợi ở tiểu bang Vijaya-Degar và Panduranga. Hậu duệ Ngài Po Krung Garai là R'cam Mal, theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya- Degar để gọi hoàng tử Harijit, con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Simhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti, tức Raja Kembayat (đức vua Chế Mân) vua Islam (Hồi giáo) trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz, là vị vua thứ 12 của triều đại thứ 11 vào thế kỷ 13, đã cho xây dựng Tháp Po Klong Garai tại Phan Rang (Panduranga) vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14.

#

Năm 2014, được sự giúp đỡ của Pgs.Ts. Po Dharma viết đề cương nghiên cứu chuyên ngành lịch sử, Putra Podam tiếp tục nghiên cứu lịch sử tại Đại học UM (University Malyasia). Thầy hướng dẫn là Gs. Danny Wong (người Hoa chuyên ngành lịch sử tại đại học UM). Danny Wong Tze Ken là tác giả cuốn sách “The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century - A Study of Nguyen Foreign Relations”, được Champa nhận in sách và được đăng trong trang báo điện tử Champaka số 5. Thời gian đó, Ts. Nicolas Weber đang giảng dạy tại trường UM (người cùng làm việc với Pgs.Ts. Po Dharma tại Malaysia) Năm 2015, tại đại học UM, Putra Podam phải học thêm 3 môn liên quan chuyên ngành lịch sử và 1 môn tiếng Mã Lai. Riêng môn học tiếng Mã Lai, Putra Podam không thi qua phần viết tiếng Mã Lai, và nhiều lý do khác nên Putra Podam xin thôi theo học lịch sử tại đại học UM, và cũng từ đó Putra Podam và Gs. Danny Wong Tze Ken cũng ít khi gặp nhau.

#

Kauthara (chữ Phạn: कौठर, Kauthar) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Phú Yên (Aia Ru) trải dài cuối cùng đến vịnh Cam Ranh. Từ “Kauṭharā” trong Hindu giáo thường sử dụng để chỉ các địa điểm linh thiêng. Ở vương quốc Champa địa điểm linh thiêng chính là ngôi đền Po Ina Nagar (Bimong Po Ina Nagar), nơi được tôn vinh là trung tâm tôn giáo của Champa thời vương quốc. Sau khi Champa bị đất Phú Yên (Aia Ru) thuộc tiểu quốc Hoa Anh (1471 - 1611) dưới bàn tay của Chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1611, tức Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên là chúa Nguyễn, ông đầu tiên đặt nền móng cho triều đại nhà Nguyễn (1558-1945). Nhà Nguyễn chưa chịu dừng chân tại đất Phú Yên (Aia Ru), mà tiếp tục cầm gươm đi mở mang bờ cõi tiến về phía Nam (tức cầm gươm đi xâm lược nước Champa). 42 năm sau, tính từ năm mất Phú Yên (Aia Ru), nhà nguyễn tiếp tục chinh phạt vương quốc Champa từ năm 1611 đến năm 1653 chiếm đất Kauthara (Aia Terang, Nha Trang) qua các đời vua Panduranga-Champa như sau:

#

Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam. Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam. Trả lời phỏng vấn đài BBC , ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :

#

​Ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện không có địa chỉ cư trú cố định, chưa làm căn cước công dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo; bản thân ông Lê Anh Tú cũng không nhận mình là tu sĩ Phật giáo, chỉ là công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật. Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Lê Anh Tú tự tu, thực hành hạnh khất thực và đã 03 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại, trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự.

#

​Po Saktiraydapatih (Bà Tử hay Kế Bà Tử), 1695-1727. Một số tên khác Po Saktiray Depatih, Po Saktiray Da Patih, Po Saktiraydaputih. Saktiraydapatih là em ruột của vua Po Saot theo tôn giáo Islam (Hồi giáo). Theo gia phả vua Champa Islam tại Kelantan-Malaysia thì Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade). Theo tài liệu Wiki thì cho rằng Saktiraydapatih là con của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan. Po Saot (Bà Tranh) trị vì (1659-1692) đến Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727), vương triều Champa có sự gián đoạn triều đại trong vòng 3 năm.

#

Tiểu quốc Hoa Anh-Kauthara (1471 - 1611). Kauthara (Hoa-anh, Khánh-hòa, Cổ-đát-la) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, Phú Yên (Aia Ru) và Kauthara (Khánh Hòa) trải dài cuối cùng ại n vịnh Cam Ranh, cư dân nòng cốt là người Rhade. Nơi này có địa thế chủ yếu là đồng bằng duyên hải nhỏ và hẹp với sự nối liền giữa núi và biển, sự bồi đắp thường xuyên của phù sa theo lưu vực các con sông đổ về cửa biển đã tạo nên khu vực trung tâm Kauthara phát triển về kinh tế xã hội một cách hoàn thiện là nơi hội tụ của ngã ba giao thương cùng với các hoạt động văn hoá - xã hội khi xưa rất nhộn nhịp chỉ đứng sau kinh đô Vijaya (Degar).