Luật 49-733, ngày 4-6-1949 của Quốc hội Cộng hòa Pháp
"Theo ý kiến của các nghị sĩ Quốc hội Pháp, Quốc hội và Hội đồng của Cộng hòa Pháp quyết định, Quốc hội của Cộng hòa Pháp thông qua,
Tổng thống của Cộng hòa Pháp công bố sắc luật như sau:
Điều 1: Trong khuôn khổ Điều 60 của Hiến pháp Cộng hòa Pháp và theo kiến nghị của Hội đồng lãnh thổ Nam Kỳ tại kỳ họp ngày 23-4-1949, Quy chế về vùng đất Nam Kỳ đã được sửa đổi theo điều luật dưới đây.
Điều 2: Lãnh thổ Nam Kỳ được trao lại Nhà nước liên hiệp Việt Nam theo Tuyên bố chung ngày 5-6-1948 và Tuyên bố của Chính phủ Pháp ngày 19-8-1948. Nam Kỳ không còn nằm trong quy chế lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Điều 3: Trong trường hợp Quy chế của Việt Nam bị sửa đổi thì Quy chế về vùng đất Nam Kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nói trên như đã quy định tại Điều 75 của Hiến pháp (chương VIII: Liên hiệp Pháp).
Luật này được thực hiện như luật của Nhà nước.
Làm tại Toulon ngày 4-6-1949.
Đã ký:
VINCENT AURIOL
Tổng thống Pháp
HENRI QUEƯILLE
Thủ tướng Cộng hòa Pháp
PAUL COSTE-FLORET
Bộ trưởng lãnh thổ Hải ngoại Pháp
Ngày 4 tháng 6 năm 2024, Đức Vua Norodom Sihamoni phát thông điệp nhân diệp kỷ niêm 75 năm ngày Pháp giao Cochinchine (Kampuchea-Krom) cho Việt Nam - 4 tháng 6, 1949.
Hình 1. Thông điệp của Đức Vua Norodom Sihamoni nhân diệp kỷ niêm 75 năm ngày Pháp giao Cochinchine (Kampuchea-Krom) cho Việt Nam - 4 tháng 6, 1949.
Hình 2. Đức Vua Norodom Sihamoni, vua Khmer của Kambodia.
Theo Đài BBC News: Người Khmer Krom đòi đất Nam Bộ là 'vô lý'
Trong khoảng thời gian gần đây, cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài BBC , ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.
Việt Nam không hiểu đúng về lịch sử của người Khmer, hoặc là họ cố tình muốn quên lịch sử bằng cách tuyên bố rằng đất đai Kampuchea Krom thuộc về Việt Nam từ lâu.
Đất đai Kampuchea Krom là của chúng tôi, và bị người Pháp giao cho người Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu Việt Nam tôn trọng lịch sử, tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, công khai xin lỗi chúng tôi và không can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác".