Katip Sumat: Sự thật trong chủ thuyết thánh chiến Hồi giáo (1833-1834)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 4, 2024, 10:29 PM
Tác giả: Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com
Facebook: Putra Podam

 

Tập San Champaka Số 4, có đăng bài viết: Từ phong trào Katip Sumat đến mặt trận Ja Thak Wa, 1833-1835, tác giả bài viết Ts.Po Dharma, Viện Viễn Đông Pháp.

Theo Ts. Po Dharma, sau khi Champa bị vua Minh Mệnh tiêu diệt vào năm 1832, từ đó có nhiều phong trào phản kháng chống triều đình Huế, trong đó có hai cuộc khởi nghĩa lớn nổi bật, là phong trào Thánh chiến Hồi giáo của Katip Sumat (1833-1834), và phong trào kháng chiến của Katip Ja Thak Wa (1834-1835).

Cũng theo Ts.Po Dharma, lãnh tụ Katip Sumat là chức sắc Hồi giáo người Chăm ở Cao Miên, đã từng sang Makkah (Kelantan) để học giáo lý Hồi giáo. Khi thấy Panduranga bị nhà Nguyễn xâm chiếm, Katip Sumat vận động nhân dân Champa vùng dậy năm (1833-1834) để chống triều đình Huế. Mặc dù phong trào kháng chiến thành công ban đầu đã tạo tiếng vang và được đông đảo nhân dân Champa tham gia, trong đó có cựu quốc vương Panduranga là Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa), Po Nyi Liang, Po Ling, Po Ceng, Katip Ja Thak Wa, …. Nhưng thất bại của phong trào Katip Sumat có ba nguyên nhân chính.

Nguyên nhân 1: Do một cựu quan lại người Chăm Ahier (Chăm theo Islam mới còn ảnh hưởng Balamon) tên là Po Kabait Thuac, trước kia đã gia nhập phong trào chống triều đình Huế, vì sợ trừng phạt sau này, nên Po Kabait Thuac đã phản bội đi báo cáo cho triều đình Huế về cuộc nổi dậy của Katip Sumat.

Nguyên nhân 2: Sự thất bại của Katip Sumat vì quá tin tưởng vào Đấng Po Allah, do dùng chủ thuyết Hồi giáo để kỷ luật các thành viên tham gia, do áp dụng một chủ thuyết mới lạ đó là thánh chiến Hồi giáo (Jihad) chống lại triều đình Huế.

Nguyên nhân 3: Cơ hội Katip Sumat ra lệnh thủ tiêu tất cả các chức sắc Chăm Bani chống lại phong trào truyền bá Islam của ông ta.

Hình 1. Phong trào Thánh chiến Hồi giáo của Katip Sumat (1833-1834).

 

Nhận xét: phản biện

Theo ý kiến riêng của Ts.Putra Podam, cuộc khởi nghĩa của nhân vật anh hùng lịch sử Champa, Katip Sumat chống triều đình Huế là thể hiện tinh thần dân tộc bất khuất, cao cả trước chứng kiến mãnh đất tổ tiên (Champa) bị quân xâm lược (triều đình Huế) chiếm đóng.

Katip Sumat, mặc dù không phải dân tộc Champa sống trên mãnh đất Panduranga (Champa), mà Katip Sumat là dân tộc Champa đã từng sống tị nạn trên mãnh đất Cao Miên (Kampuchea). Sao khi chứng kiến Champa bị tiêu diệt vào năm 1832, Katip Sumat dám đứng ra tổ chức và vận động nhân dân từ Cao Miên đến Panduranga để chống triều đình Huế, trong đó có nhiều nhân vật quan trọng đã từng lãnh đạo vương triều Panduranga (Champa) tham gia.

Theo Ts.Putra Podam,  anh hùng dân tộc Champa Katip Sumat, lần đầu tiên đã áp dụng chủ thuyết Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) tại Đông Dương trong cuộc đấu tranh của nhân dân Champa chống triều đình Huế là cách để kêu gọi các thành viên Hồi giáo tại Makkah (Kelantan), Melaka, Johor, Kedah, Kampuchea và Thái Lan, … tham gia phong trào theo tinh thần Hồi giáo.

Theo Ts.Putra Podam, tác giả Ts.Po Dharma tự mâu thuẫn trong bài viết, vì "Ts.Po Dharma cho rằng, Katip Sumat ra lệnh thủ tiêu tất cả các chức sắc Chăm Bani chống lại phong trào truyền bá Islam", đây là phát biểu sai lầm lớn và không có cơ sở của Ts.Po Dharma. Bởi giai đoạn đó, Islam được xem là quốc giáo ở Panduranga, và Panduranga chỉ có tôn giáo Islam duy nhất theo thuật ngữ tôn giáo là: Agama Awal (Islam Champa) và Agama Ahier (Islam ảnh hưởng Hindu giáo, vì Cham Ahier cùng tôn thờ Po Allah). Bản thân Ts.Po Dharma cũng đang tự mâu thuẫn giữa thuật ngữ "Bani" và "Agama". Thuật ngữ Cham Bani, có nghĩa Cham theo đạo hay Cham có đạo mới là Islam thay vì tôn giáo truyền thống của Champa trước kia là Hinduism (Ấn giáo) từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 15.

Theo Ts.Putra Podam, trong phong trào Katip Sumat (1833-1834) có anh hùng dân tộc Katip Ja Thak Wa (1834-1835), người đã tấn phong Po War Palei gốc người Churu là nhân vật thuộc dòng tộc Po Rome (dân tộc Churu) là vị vua thuộc triều đại thứ 6 đến triều đại thứ 8 là tộc người Churu theo tôn giáo Islam (Hồi giáo) cai trị Panduranga. 

Kể từ Vương triều thứ 9 (1793-1832), ngôi vương của Panduranga hoàn toàn nằm trong tay của một số quan lại gốc người Chăm, không liên quan gia đình hoàng gia Po Klaong Mah Nai hay Po Rome (dân tộc Churu). Chính vì thế Katip Ja Thak Wa quyết định tấn phong Po War Palei gốc người Churu lên làm quốc vương với mục tiêu là phục hưng lại triều đại vua Po Rome (dân tộc Churu thuộc triều vương Islam). Từ việc Katip Ja Thak Wa quyết định tấn phong Po War Palei gốc người Churu lên làm quốc vương để phục hưng gia đình hoàng gia Po Klaong Mah Nai hay Po Rome (dân tộc Churu theo tôn giáo Islam), điều này Ts.Putra Podam làm cơ sở để bác bỏ Nguyên nhân 3 của Ts.Po Dharma: "Katip Sumat ra lệnh thủ tiêu tất cả các chức sắc Chăm Bani chống lại phong trào truyền bá Islam".

Từ cơ sở trên, theo Ts. Putra Podam, anh hùng dân tộc Champa Katip Sumat, đã vận dụng chủ thuyết Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) trong phong trào chống triều đình Huế là có cơ sở, là khoa học, là thực tiễn. Bởi nhân dân Champa và triều vương Panduranga (Champa) thời kỳ đó Islam (Hồi giáo) là quốc giáo. Đặc biệt từ Vương triều thứ 6 (Bal Cau), Vương triều thứ 7 (Bal Canar), Vương triều thứ 8 (Bal Canar). Các vương triều này do Islam (Hồi giáo) điều hành, nên dễ dàng vận động thần dân Champa tham gia cuộc kháng chiến. Tham khảo vua Panduranga từ Vương triều thứ 6 đến vương triều thứ 9, dưới đây:

 

1. Vương triều thứ 6 (Bal Cau), gồm các vua Islam (Hồi giáo):

Maha Sarak (Maha Trà Lộc): trị vị (1536-1541). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Ngài không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Parican.

Po Kunarai (Bà Bãi): trị vì (1541-1553). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Ngài là em của Po Maha Sarak.

Po At (Bà Ất): trị vì (1553-1579). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Cháu vua Po Kunarai.

 

2. Vương triều thứ 7 (Bal Canar), gồm các vua Islam (Hồi giáo):

Po Klong Halau (Bà Khắc-Lượng Khất-Lưu), trị vì (1579-1603). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Ngài không có liên hệ thân tộc với vương triều Maha Sarak.

Po Nit (Bà Nhiếp), trị vì (1603-1613). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con vua Po Klong Halau.

Po Jai Paran (Bà Thái), trị vì (1613-1618). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Em vua Po Nit.

Po Aih Khang (Bà Ưng), trị vì (1618-1622). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con vua Po Jai Paran.

 

3. Vương triều thứ 8 (Bal Canar), gồm các vua Islam (Hồi giáo), dòng dõi tộc người Churu, Raglai.

Po Klaong Mah Nai (Bà Khắc-Lượng Như-Lai, Po Maha Taha, Po Klong M’hnai, Po Klong Menai), trị vì (1622-1627). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam.

Po Rome (Nik Mustafa, Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah, Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin), trị vì (1627-1651). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con rể vua Po Klaong Mah Nai.

Po Nrop (Po Ibrahim, Nik Ibrahim, Sultan Ibrahim, Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa), trị vì (1651-1653). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con trai trưởng vua Po Rome.

Po Saktiraydapaghoh (Bà Thích), trị vì (1654-1657). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con rể vua Po Rome.

Po Jatamah (Bà Chất), trị vì (1657-1659). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Con rể vua Po Saktiraydapaghoh.

Po Saot (Bà Tranh, Wan Daim, Raja Wan Daim), trị vì (1659-1692). Vua Panduranga, tôn giáo: Islam. Po Saot là cháu trai của vua Po Rome (vua theo Islam) với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade).

Po Saktiraydapatih (Bà Tử, Kế Bà Tử, Po Saktiray Depatih, Po Saktiray Da Patih, Po Saktiraydaputih), trị vì (1695-1727). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), Tôn giáo: Islam. Em ruột vua Po Saot.

Po Ganuhpatih (Bà Thị), trị vì (1727-1730). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), Tôn giáo: Islam. Con của vua Saktiraydapatih.

Po Thuntiraydaputih (Nguyễn Văn Thuận), trị vì (1730-1732). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Con của vua Po Saot.

Po Rattiraydaputao (Nguyễn Văn Đạt), trị vì (1732-1763). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Con trai của Po Thuntiraydaputih.

Po Tisundimahrai (Nguyễn Văn Thiết), trị vì (1763-1765). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Ngài thuộc triều đại thân tộc của vương triều vua Po Mah Taha.

Po Tisuntiraydapaghoh (Nguyễn Văn Tịch), trị vì (1768-1780). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Con của Po Rattiraydaputao.

Po Tisuntiraydapuran (Nguyễn Văn Tá), trị vì (1780-1781). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Con trai Po Tisuntiraydapaghoh, hậu duệ của Po Saktiraydapatih.

Po Krei Brei (Nguyễn Văn Chiêu, Cei Brei, Cei Krei Brei, Muhammad Ali, Muhammad Ali ibn Wan Daim), trị vì (1783-1786). Thuận Thành trấn vương (Panduranga), Tôn giáo: Islam. Con của Po Tisuntiraydapaghoh.

 Po Tisuntiraydapuran (Nguyễn Văn Tá), trị vì lần 2 (1786-1793), Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Hậu duệ của Po Saktiraydapatih.

Po Chongchan (Nguyễn Văn Tòng), trị vì 1796. Thuận Thành trấn vương (Panduranga), tôn giáo: Islam. Mang huyết thống vương tộc Po Tisuntiraidapuran.

 

Vương triều thứ 9 (Bal Canar), các vị vua ảnh hưởng Islam (Hồi giáo)

Po Ladhuanpaghuh (Nguyễn Văn Hào), trị vì (1793-1799). Thuận Thành trấn vương (Panduranga). Phó cai trị là Po Saong Nyung Ceng (1794-1799). Nổi bật: cuộc khởi nghĩa Tuan Phaow (Tuần Phủ), một vị công hầu Islam đến từ Malaysia.

Po Saong Nyung Ceng (Nguyễn Văn Chấn, Po Ceng), trị vì (1799-1822). Thuận Thành trấn vương (Panduranga). Hậu duệ (con trai) Po Phaok The. Po Klan Thu làm phó vương.

Po Bait Lan (Nguyễn Văn Lân), trị vì (1822). Thuận Thành trấn vương (Panduranga. Minh Mệnh đưa Bait Lan lên nối ngôi, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.  

Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh), trị vì (1822-1828). Thuận Thành trấn vương (Panduranga). Hậu duệ (con trai) là Cei Dhar Kaok. Cei Dhar Kaok làm phó vương.

Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa), trị vì (1828-1832). Thuận Thành trấn vương (Panduranga). Con Po Saong Nyung Ceng, Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) làm phó vương.

 

Hình 2. Bản đồ Champa - Đại Việt- Khmer.

 

Hình 3. Bản đồ Panduranga (Thuận Thành Trấn vương).