Al-Masjid an-Nabawī (tiếng Ả Rập: المسجد النبوي; Thánh đường Hồi giáo của Nhà tiên tri) là một thánh đường Hồi giáo do Thiên sứ Muhammad khởi xây nên, tọa lạc tại thành phố Medina (Madinah) tại Ả Rập Xê Út. Al-Masjid an-Nabawi là THánh đường Hồi giáo thứ ba được xây dựng nên trong lịch sử Hồi giáo và là một trong những Thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới. Đây là địa điểm thiêng liêng thứ hai trong thế giới Hồi giáo, chỉ sau Thánh đường Masjid al-Haram ở thánh địa Mecca (Makkah). Thánh đường luôn mở cửa. |
Theo nhiều bậc cao niên Jaoh yaw (kể chuyện xưa) truyền lại rằng, Mỵ Ê là sắc tộc Rhade, con của một học giả lừng danh thuộc khu vực Vijaya-Degar (Bình Định), ông là một học giả nổi tiếng và tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit), Chăm ngữ (Hayap), Thái, Lào, … Mỵ Ê là con gái ngoan hiền, thùy mị, nết na, tạo hóa đã ban cho nàng không chỉ tố chất thông minh, trí tuệ sáng suốt mà cả nhan sắc tuyệt trần. Nàng Mỵ Ê rất giỏi cầm, kỳ, thi, họa, dệt vải, và sắc thái vương giả. Đặc biệt, tài năng ca múa, âm nhạc của nàng rất toàn diện khiến các thiếu nữ Champa thời ấy không ai bì kịp. Tin tức lan truyền về nhan sắc tuyệt trần và tài năng của nàng Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khắp vùng Vijaya. Từ đó, vua Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu) đã nạp nàng Mỵ Ê làm vương phi và hết sức yêu thương. |
Ngày 8 tháng 3 đã trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới về quyền bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, ngày 8 tháng 3 còn là ngày để tôn vinh những nét đẹp truyền thống của phụ nữ và những đóng góp to lớn của phụ nữ trên cả hai phương diện gia đình và xã hội “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Vì vậy, kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là dịp để ôn lại truyền thống tốt đẹp của phụ nữ và những câu chuyện về những tấm gương phụ nữ oanh liệt xưa và nay mãi là đề tài thú vị dành cho mọi người. Bài viết này kể lại câu chuyện cảm động về một người phụ nữ Champa đó là Vương phi Mỵ Ê đã trẫm mình xuống sông để giữ trọn trinh tiết với chồng là quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Sinhavarman II), gây xúc động và cảm kích không chỉ cho cộng đồng Chăm, Việt mà cả quốc gia lân cận cho đến tận bây giờ. Theo nhiều bậc cao niên Jaoh yaw (kể chuyện xưa) truyền lại rằng, Mỵ Ê là sắc tộc Rhade, con của một học giả lừng danh thuộc khu vực Vijaya-Degar (Bình Định), ông là một học giả nổi tiếng và tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit), Chăm ngữ (Hayap), Thái, Lào, … Mỵ Ê là con gái ngoan hiền, thùy mị, nết na, tạo hóa đã ban cho nàng không chỉ tố chất thông minh, trí tuệ sáng suốt mà cả nhan sắc tuyệt trần. Nàng Mỵ Ê rất giỏi cầm, kỳ, thi, họa, dệt vải, và sắc thái vương giả. Đặc biệt, tài năng ca múa, âm nhạc của nàng rất toàn diện khiến các thiếu nữ Champa thời ấy không ai bì kịp. Tin tức lan truyền về nhan sắc tuyệt trần và tài năng của nàng Mỵ Ê khắp vùng Vijaya. Từ đó, vua Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu) đã nạp nàng Mỵ Ê làm vương phi và hết sức yêu thương. |
- Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao do Pgs.Ts. Po Dharma công bố, thì Po Klaong Halau (1567-1591 hay1579-1603), không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Mahosarak (Ma-kha Trà-lộc), lên ngôi năm Thỏ, thoái vị năm Thỏ, trị vì 25 năm, đóng đô ở Bal Pangdurang (gần làng Chung Mỹ, Phanrang. Ðầu thế kỷ thứ 18, Bal Pangdurang dời về Phanri ở Bal Canar, thôn Tịnh Mỹ). - Theo Wikipedia bách khoa toàn thư mở, thì Po Klaong Halau có tên Hán Việt là Bà Khắc-lượng Khất-lưu (1579 - 1603). - Theo gia phả vua Islam Champa tại Kelantan (Malaysia), thì Po Klaong Halau có tên Po Klau Halu (1570 - 1577) là vị vua Islam kế nhiệm Po At (1553 – 1579) là vị vua Islam. |
Chế Mân (R'cam Mal, hoàng tử Harijit), con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Sinhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 14. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân xăm lăng của Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến. Quốc vương Chế Mân để lại cho hậu thế hai công trình kiến trúc là tháp Yang Mum (Kon Tum) và tháp Po Klaong Garai (Phan Rang). Chế Mân cũng là vị vua theo Islam sớm nhất trong hoàng gia Champa. Còn gọi Raja Kembayat, khi bang giao với thế giới Melayu, Chế Mân kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia). |
Từ khi Champa vương quốc sau khi bị chiếm đóng bởi Đại Việt (Việt Nam) và xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ thế giới từ sau năm 1832, thì Champa bị sụp đổ hoàn toàn, “anh không nhận ra em, chú không nhìn nhận cháu”, …cơ sở hạ tầng, tôn ti trật tự bị đảo lộn hoàn toàn, làng mạc, thôn xóm, palei pala của thần dân Champa gần bờ biển bị thiêu rụi hoàn toàn, và người Champa tản mác khắp nơi. Chưa xong, thánh đường (Magik) của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo hay Cham theo Islam) bị phá, bị đốt sạch hoàn toàn. Đó là lý do mà ngày nay người Chăm dùng Kajang (thay cho Magik) để thực hiện một số lễ tục liên quan đến tôn giáo Awal hay Ahier. Từ đó, người Chăm không ai có khả năng để theo học Agama (theo học Bani), nên mỗi dòng họ hoặc một nhóm người cử ra một người đi học Agama để lo thực hiện lễ tục do tổ tiên để lại, hay những lễ tục của vòng đời người. Đó cũng là lý do chính hình thành Agama Awal bây giờ. Từ những nguyên nhân trên, “acar” của Agama Awal bây giờ, không mang hàm đúng như ngữ nghĩa của “Guru” nữa, mà “acar” bây giờ trình độ Agama (Bani) rất thấp. Nhiều “acar” không biết chữ phổ thông (Việt), nhiều “acar” thế hệ trước không biết nói tiếng Việt, nhiều “acar” không khả năng giao tiếp trước công chúng, nhiều “acar” không khả năng hay không biết “thuyết giáo” hay “khutbah”, nhiều “acar” trình độ học vấn dưới bậc “Tiểu học”, nhiều “acar” đạo đức kém nên cha mẹ xin cho vào nhập đạo, để học tập, để học đạo, học làm người, … |
Chữ Jawi là thuật ngữ khác để chỉ dạng chữ Ả Rập (Arabic) nhưng được thêm bớt một số chữ cái trong hệ thống chữ Ả Rập, để ghi phiên âm cho người Melayu Islam bản địa. Người Jawa, thường để chỉ nhóm người ở ba giai đoạn chính khác nhau. Thời kỳ đầu, khi nói đến người Jawa thì một số nhà khoa học thường nghĩ đến những người theo Islam có da ngâm đen như Islam Trung Đông, Indian, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, … Thời kỳ thứ hai, Jawa chỉ giới hạn cho người Islam tại Indonesia, Malaysia, hay Jawa Kur gồm Islam Chăm Cambodia và Chăm Châu Đốc. Thời kỳ thứ ba, người Jawa được xác định cụ thể là một dân tộc ở Indonesia và quê hương của người Jawa là phần trung và đông của đảo Jawa. Người Jawa có dân số khoảng 100 triệu người, là dân tộc đông nhất ở Indonesia và có một nền lịch sử rực rỡ. Khi nói đến chữ Jawi, lúc đầu thì nhiều người hiểu lầm là chữ của người Malay, nhưng thực tế chữ Jawi đầu tiên xuất hiện sau thời kì vương quốc Majapahit tan rã và được các học giả người Jawa ở đảo Jawa cải tiến để ghi âm tiếng Jawa, từ đó được mang tên chữ Jawi. Bia kí cổ nhất của chữ Jawi là bia kí Terengganu, được xác định niên đại vào khoảng năm 1300. Chữ Jawi ngày nay được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Melayu ở Đông Nam Á, trong đó có người Chăm ở Việt Nam và Campuchia. |
Chế Bồng Nga, vị vua thứ ba của Vương triều thứ 12 liên bang Champa đóng đô ở Thành Đồ Bàn. Vijaya-Degar là tiểu quốc của người Degar Tây Nguyên và Champa. Tên gọi của địa khu Vijaya-Degar, còn được người Trung Hoa gọi là Tân Châu nhằm phân biệt với Cựu Châu là vùng Amaravati ở phía bắc sau khi Champa chiếm kinh đô và chuyển từ thành kinh đô từ vùng Amaravati về Vijaya-Degar. Cùng với các địa khu khác như Panduranga, Kauthara và Amaravati thì Vijaya-Degar là một trong bốn tiểu quốc từ lúc hình thành thống nhất giữa Degar Tây Nguyên và Champa. |
Công chúa thuộc dòng Rhade Kpă (Kpă, Kapă hay Kapak là chính dòng của tộc người Rhade). Hiện nay cư trú quanh thành phố Buôn Ama Thuột (Ban Me Thuot - Palei Amaik Ja Thuot), Krông Ana, Krông Pač, Čư̆ Mgar. Họ chính của Rhade Kpă là: Niê, Buôn Yă (Byă), Êban, Niê Kdăm,… Trong hành trình đến địa khu Vijaya Degar để tìm thuốc chữa bệnh hiếm muộn cho hoàng hậu Bia Sucih (Bia Than Cih), vua Po Rome đã tìm gặp thủ lĩnh Rhade, cũng chính nơi đây vua Po Rome đã gặp một công chúa xinh đẹp, thùy mị, nết na, …. Po Rome say đắm bởi vẻ đẹp quyến rũ của nàng H'Drah Hajan Kpă và quyết định đưa công chúa về kinh thành. Sau khi xong thủ tục lễ cưới của Hoàng gia (Lakhah hay Bikuôi ung mŭ), vua đã phong cho bà H'Drah Hajan Kpă làm thứ hậu. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất sinh được con cái cho vua Po Rome, và bà là người duy nhất trong số các hoàng hậu của vua Po Rome vào dàn hoả thiêu chết theo chồng theo phong tục của Hindu. Ngày nay để tưởng nhớ đến nàng công chúa H'Drah Hajan Kpă (thứ hậu Bia Than Can) người dân trong vùng gọi ngọn núi Čư H’Mŭ (Čư Hơ Mŭ, Čư Mŭ) là ngọn “núi Bà” hay “núi H'Drah Hajan Kpă”. |
- Theo Po Dharma, Chế Bồng Nga là người gốc Vijaya, cụm từ phiên âm từ Phạn ngữ = Sri + varman, danh xưng này thiếu một tiền tố, do đó người ta không đoán được ngài tên là Sri Inravarman? Hay Sri Jayavarman? lên ngôi vua từ năm 1360 đến1390. Sau ngay từ trần của Chế Bồng Nga vào năm 1390, thì tướng La Ngai là người nối ngôi vua Champa đóng đô ở Vijaya. - Ngược lại, Po Binnasuar (Po Binthuar) là người gốc làng Aia Radak, Panduranga có bà hoàng hậu tên là Bia Soy. Ðền của Po Binnasuar và Bia Soy vẫn còn ở làng Bal Riya (Bính Nghĩa)-Ninh Thuận. Po Binnasuar lên ngôi từ năm 1316 đến 1361 hay 1328-1373 tùy theo dị bản. Sau ngày từ trần của Po Binnsuer, thì Po Parican là người nối ngôi ở Panduranga năm 1361 hay 1373. |