Trong vài năm gần đây, từ năm 2021, một số phần tử người Chăm vì mất quyền lợi trong tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, do tính hám danh, hám lợi, lợi dụng tôn giáo để lừa bịp những tín đồ Chăm nhẹ dạ cả tin, buôn bán văn hóa, kích động tôn giáo Chăm, xáo trộn cộng đồng Chăm, gây mất đoàn kết dân tộc. Bằng cách đòi thành lập “Tôn giáo Bani” nhưng không đưa ra một luận cứ khoa học, hay một nghiên cứu nào.
Theo Ts.Putra Podam, từ “Bani” là phiên âm tiếng Ả Rập (Arabic) nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).
Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.
Theo tự điển của E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì Bani nghĩa “Đạo Hồi”.
Ngoài ra tự điển trên còn định nghĩa:
- Cam Bani: Chăm Hồi giáo
- Bani Ibrahim: Hồi giáo
- Bani Nabi: Hồi giáo
- Bani Muhhammad: Hồi giáo
- Bani Java: Hồi giáo của người Jawa, Mã Lai
Theo Thiên kinh Koran, trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:
يبنى إسرءيل
(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!), nghĩa những tín đồ thờ Po Allah.
Từ căn cứ trên, khẳng định Bani nghĩa là "đạo", “tôn giáo”, "religion", "agama", “đạo Hồi”, nghĩa rộng thì chỉ sắc dân, tín đồ thờ phượng Allah.
Bani nghĩa đầu tiên là “Đạo”, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai thờ phượng Allah).
Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu sau thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon).
Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …
Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.
Hình 1. Acar Bani Awal (trái) và Baseh Bani Ahier (phải).
Từ thuật ngữ “Bani” đã giải thích ở trên, một số chuyên gia Chăm giải thích thêm thuật ngữ “Awal” và “Ahier” liên quan.
1). Ts.Po Dharma, là người Chăm Ahier (Bani Ahier hay Agama Ahier), tức Chăm tôn thờ Po Allah là Đấng Tối cao, sau đó thờ nhiều thần linh Champa.
Theo quan điểm Ts. Po Dharma, Champa là vương quốc đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo. Trước thế kỷ thứ 15, Champa là quốc gia đa thần mang đậm sắc văn hóa Balamon Giáo. Sau thế kỷ thứ 15, vương quốc này tiếp nhận thêm một nền văn minh nữa đó là Hồi Giáo (Islam).
Hôm nay, cộng đồng Chăm chia thành 3 nhóm tín ngưỡng khác nhau: Chăm Ahier (tạm gọi là Balamon) và Chăm Awal (Hồi Giáo không chính thống) và Chăm Islam (Hồi Giáo chính thống).
Trích trong bài: Kate: Lễ tục của người Chăm Ahier hôm nay
Hình 2. Ts. Po Dharma, Chăm Ahier (Bani Ahier, Agama Ahier, Hồi giáo sau).
2). Ts.Sakaya (Trương Văn Món), người Chăm Ahier (Bani Ahier hay Agama Ahier). Chăm Ahier là Chăm tôn thờ Po Allah, và thờ nhiều thần linh khác.
Trong bài viết: "Yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo của người Chăm Ahier qua bộ kinh lá buông (Agal bac) mới phát hiện" là tạp chí nghiên cứu tôn giáo Số 1 (151) 2016, 86-99.
Ngay trang đầu tiên (trang 86), phần tóm tắt, tác giả khẳng định: "Tôn giáo Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo"
Đầu trang (trang 87), tác giả cũng nhấn mạnh: "qua gần 20 năm nghiên cứu thực địa, đặc biệt dựa vào văn bản lá buông (agal bac) mà các tu sĩ Basaih, Adhia của người Chăm Ahiér đang lưu giữ và sử dụng để hành lễ hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng: Kinh kệ và nghi thức hành lễ của tu sĩ Chăm Ahiér đã bị Islam giáo hóa, yếu tố bản địa và Bàlamôn giáo rất mờ nhạt. Hay nói cách khác, kinh sách và lễ nghi của người Chăm Ahiér hiện nay là sự dung hợp các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo, chứ không thuần túy là Bàlamôn giáo."
Phần cuối trong trang (trang 97), tác giả đúc kết: "Tài liệu văn bản lá buông (agal bac) của người Chăm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về người Chăm Ahiér. Nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi không tìm được gì thêm về yếu tố Bàlamôn giáo, mà bộ kinh này chỉ chứa đựng tàn dư của Bàlamôn giáo và một ít văn hóa bản địa, còn lại là bị Islam giáo hóa hoàn toàn.
Giữa cộng đồng Chăm Ahiér và Chăm Awal không đứng biệt lập mà có mối quan hệ với nhau khăng khít. Chính những yếu tố này đã tạo thành bản sắc văn hóa, tôn giáo riêng của cộng đồng người Chăm vùng Panduranga (Ninh - Bình Thuận ngày nay) bắt đầu từ sau thế kỷ XV, khi nền văn minh Ấn Độ sụp đổ ở Champa cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, không nên gọi “Chăm Bàlamôn” mà phải trả về nghĩa gốc, tên tự gọi của dân tộc Chăm là “Chăm Ahiér” (nhóm Chăm theo Islam giáo sau) và Chăm Islam giáo cũ là “Chăm Awal” (nhóm Chăm theo Islam giáo trước).
Qua bài viết của Ts. Trương Văn Món (Sakaya) khẳng định qua gần 20 năm nghiên cứu thực địa, đặc biệt dựa vào văn bản lá buông (agal bac, tác giả mới khám phá và phát hiện rằng: "Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa...Bàlamôn giáo và Islam giáo".
Tác giả cũng mạnh dạn đề nghị rằng: "Văn bản lá buông (agal bac) của tu sĩ chỉ chứa đựng tàn dư của Bàlamôn...còn lại bị Islam giáo hóa hoàn toàn". Và,
Đề nghị cộng đồng Chăm không nên gọi “Chăm Bàlamôn” mà phải trả về nghĩa gốc, tên tự gọi của dân tộc Chăm là “Chăm Ahiér” (nhóm Chăm theo Islam giáo sau) và Chăm Islam giáo cũ là “Chăm Awal” (nhóm Chăm theo Islam giáo trước).
Trích trong bài: Ts. Trương Văn Món: Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo người Chăm.
Hình 3. Ts. Sakaya (Trương Văn Món), Chăm Ahier (Bani Ahier, Agama Ahier, Hồi giáo sau).
3). Ts. Basiron Abdulah, là người Chăm Bani ở xứ Mblap, ông theo học thạc sỹ tại Ả Rập về ngôn ngữ Ả Rập và gốc Từ trong Thiên Kinh Koran. Sau khi tốt nghiệp Thạc Sỹ, ông tiếp tục học Tiến sỹ tại Malaysia về tôn giáo chuyên sâu ngôn ngữ, ông là nhà ngôn ngữ, nhà thần học đầu tiên của dân tộc Chăm. Ông có khả năng nói 8 ngôn ngữ cùng một lúc một cách lưu loát.
Theo quan điểm của Ts. Basiron, Awal là tiếng Ả Rập, nghĩa là trước tiên, đầu tiên, …Chăm Awal nghĩa Chăm theo Hồi giáo đầu tiên tại Champa.
Ahier, là tiếng Ả Rập có nghĩa là sau, sau cùng, …Chăm Ahier nghĩa Chăm theo Hồi giáo sau cùng tại Champa. Chăm Ahier tôn thờ Po Allah và thần linh Champa từ sau thế kỷ 16.
Tham khảo thêm bài viết: Nhà thần học Ts. Basiron giải thích từ "Bani"
Hình 4. Ts. Basiron Abdulah, Chăm Awal (Bani Awal, Agama Awal, Hồi giáo Awal, Hồi giáo Champa).
4). Ts.Putra Podam (Văn Ngọc Sáng), người Chăm Awal (Bani Awal hay Agama Awal). Chăm Awal (Chăm theo Hồi giáo dòng Awal, Chăm theo Islam, Islam Champa).
Theo quan điểm của Ts.Putra Podam, qua nhiều nghiên cứu về Champa và Malay cho thấy vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Islam. Người Chăm theo Islam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani (tín đồ có đạo), nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Islam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, triều đại vua Po Rome (không phải do Po Rome) quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal và Ahier, với ý nghĩa như sau:
Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm theo Hindu, …) đã cải đạo theo Islam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ khoảng thế kỷ thứ 10, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa.
Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước tiên, sơ khai” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Islam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất.
Ahier (Akhir): Là người Chăm đã theo tôn giáo Hindu (Ấn giáo: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc (thế kỷ 2) cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Hindu sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam phát triển mạnh tại Champa.
Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau cùng” để ám chỉ cho người Chăm theo Hindu trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier là Thượng đế Tối Cao, nhưng tín đồ Chăm Ahier vẫn còn ảnh hưởng tín ngưỡng, văn hóa bản địa như tiếp quản và chăm sóc trên các đền, tháp Champa.
Thuật ngữ Awal không làm thay đổi giá trị thực thể nội tại của Islam, mà từ Awal chỉ khẳng định thêm rằng người Chăm đã theo Islam và tôn thờ Allah từ trước (nghĩa là người Chăm theo Islam từ trước triều đại Po Rome).
Trong khi thuật ngữ Ahier, có thay đổi giá trị nội tại trong tín đồ Chăm theo Hindu, nghĩa là Chăm Ahier (trước kia thờ Brahma, Vishnu và Shiva) nay Chăm Ahier chỉ thờ Allah của Islam như một Đấng Tối Cao. Điều này chính triều đại Po Rome đã truyền đạo Islam cho tín đồ Chăm Ahier và mong sau này tín đồ Chăm Ahier phải thay đổi nhận thức tôn thờ Đấng Allah để cùng tín đồ Chăm Awal giải quyết mâu thuẫn, xung đột tôn giáo ở Panduranga xưa.
Hình 5. Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng), Chăm Awal (Bani Awal, Agama Awal, Hồi giáo Awal, Hồi giáo Champa).
Lời kết:
Từ luận cứ của những nhà nghiên cứu người Chăm và Tây phương khẳng định:
Từ khi lập quốc vào năm 192 (thế kỷ 2), thần dân Chăm hay vương quốc Champa chưa hình thành (sáng lập) một tôn giáo nào, mà vương quốc Champa chỉ tiếp nhận hai nền văn minh lớn trên thế giới là tôn giáo Hindu (Balamon) và Islam (Hồi giáo). Qua thời gian tôn giáo Hindu bị tàn lụi ở Champa và Đông Nam Á vào thế kỷ 15. Trong khi tôn giáo Islam càng phát triển mạnh tại Champa, cực thịnh vào thế kỷ 17 và tồn tại đến ngày nay.
Người Chăm theo Hồi giáo thờ Po Allah là Đấng Tối Cao và tồn tại bốn nhánh:
Chăm Islam (theo Hồi giáo tạm gọi Chính thống),
Chăm Awal (theo Hồi giáo dòng Awal hay Hồi giáo sơ khai),
Chăm Ahier (Theo Hồi giáo dòng Ahier, hay Hồi giáo sau cùng), ảnh hưởng nhiều văn hóa bản địa và văn hóa dân gian Champa.
Chăm Tajuh (theo Hồi giáo Awal nhưng Sambah yang hàng tuần).
Hình 6. Chăm Tajuh (Chăm Hồi giáo Awal tại Campuchia Sambah yang hàng tuần).
Link: Liên kết liên quan
1. Ts. Trương Văn Món: Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn ...
2. Yếu tố bản địa, bàlamôn giáo và islam giáo trong tôn giáo ...
3. Sakaya Ahier là Islam giáo sau - Awal là Islam ..Youtube.
4. Sakaya Ahier là Islam giáo sau
5. Nhà thần học Ts. Basiron giải thích từ "Bani"
6. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa
7. Hòa giải tôn giáo - Bani Awal (Hồi giáo Champa)
8. Agama Awal (Bani Awal) là hệ phái tôn giáo của Champa
9. Awal-Ahier là: Hồi giáo của vương quốc Champa
10. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh ...
11. Putra Podam: Phản biện Inrasara phán - YouTube
12. Putra Podam: Thư gửi trí thức Chăm xã Phan Hòa YouTube