Ts. Trương Văn Món: Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo Chăm Ahier qua bộ kinh lá buông

Written by admin
In category Nghiên cứu
Aug 24, 2021, 4:58 AM

Xem Video: Sakaya Ahier là Islam giáo sau - Awal là Islam giáo trước

 

"Yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo của người Chăm Ahier qua bộ kinh lá buông (Agal bac) mới phát hiện" là tạp chí nghiên cứu tôn giáo Số 1 (151) 2016, 86-99 của tác giả Ts. Trương Văn Món (Sakaya).

Ngay trang đầu tiên (trang 86), phần tóm tắt, tác giả khẳng định: "Tôn giáo Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo"

Đầu trang (trang 87), tác giả cũng nhấn mạnh: "qua gần 20 năm nghiên cứu thực địa, đặc biệt dựa vào văn bản lá buông (agal bac) mà các tu sĩ Basaih, Adhia của người Chăm Ahiér đang lưu giữ và sử dụng để hành lễ hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng: Kinh kệ và nghi thức hành lễ của tu sĩ Chăm Ahiér đã bị Islam giáo hóa, yếu tố bản địa và Bàlamôn giáo rất mờ nhạt. Hay nói cách khác, kinh sách và lễ nghi của người Chăm Ahiér hiện nay là sự dung hợp các yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo, chứ không thuần túy là Bàlamôn giáo."

Phần cuối trong trang (trang 97), tác giả đúc kết: "Tài liệu văn bản lá buông (agal bac) của người Chăm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về người Chăm Ahiér. Nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi không tìm được gì thêm về yếu tố Bàlamôn giáo, mà bộ kinh này chỉ chứa đựng tàn dư của Bàlamôn giáo và một ít văn hóa bản địa, còn lại là bị Islam giáo hóa hoàn toàn. Giữa cộng đồng Chăm Ahiér và Chăm Awal/Bani không đứng biệt lập mà có mối quan hệ với nhau khăng khít. Chính những yếu tố này đã tạo thành bản sắc văn hóa, tôn giáo riêng của cộng đồng người Chăm vùng Panduranga (Ninh - Bình Thuận ngày nay) bắt đầu từ sau thế kỷ XV, khi nền văn minh Ấn Độ sụp đổ ở Champa cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, không nên gọi “Chăm Bàlamôn” mà phải trả về nghĩa gốc, tên tự gọi của dân tộc Chăm là “Chăm Ahiér” (nhóm Chăm theo Islam giáo sau)Chăm Islam giáo cũ là “Chăm Awal” (nhóm Chăm theo Islam giáo trước).

Qua bài viết của Ts. Trương Văn Món (Sakaya) khẳng định qua gần 20 năm nghiên cứu thực địa, đặc biệt dựa vào văn bản lá buông (agal bac, tác giả mới khám phá và phát hiện rằng: "Bàlamôn ở người Chăm Ahiér không hoàn toàn chính thống mà là sự dung hòa...Bàlamôn giáo và Islam giáo".

Tác giả cũng mạnh dạn đề nghị rằng: "Văn bản lá buông (agal bac) của tu sĩ chỉ chứa đựng tàn dư của Bàlamôn...còn lại bị Islam giáo hóa hoàn toàn". Và đề nghị đồng Chăm không nên gọi “Chăm Bàlamôn” mà phải trả về nghĩa gốc, tên tự gọi của dân tộc Chăm là “Chăm Ahiér” (nhóm Chăm theo Islam giáo sau) và Chăm Islam giáo cũ là “Chăm Awal” (nhóm Chăm theo Islam giáo trước).

----------***----------

LINK: "Yếu tố bản địa, Bàlamôn giáo và Islam giáo trong tôn giáo của người Chăm Ahier qua bộ kinh lá buông (Agal bac) mới phát hiện" là tạp chí nghiên cứu tôn giáo Số 1 (151) 2016, 86-99 của tác giả Trương Văn Món (Sakaya).

1). Đọc toàn nội dung tạp chí trên tạp chí

:https://vjol.info.vn/index.php/rsr/article/view/33751/28608

2). Đọc toàn nội dung trên file *.PDF

Hình 1. Ts. Trương Văn Món (Sakaya), người Chăm Ahier ở làng Bàu Trúc.