Thời sự tôn giáo Chăm: Agama Awal (Bani Awal) là hệ phái tôn giáo của Champa

Written by Ban Biên tập
In category Nghiên cứu
Apr 23, 2022, 12:54 AM

 THỜI SỰ TÔN GIÁO CHĂM

Tập 1. Agama Awal hay Bani Awal  là hệ phái tôn giáo của Acar

 

Islam tồn tại ở Champa được khoảng 800 năm (thế kỷ 9 – thế kỷ 17) thì chuyển sang thành một hệ phái mới với thuật ngữ là: Agama Awal (Bani Awal) từ thế kỷ 17. Agama Awal là Hồi giáo cũ với đại diện là tầng lớp giáo sĩ (Acar) để cùng với Agama Ahier (Hồi giáo mới) với đại diện là chức sắc Baséh. Agama Awal và Agama Ahier là hai hệ phái tôn giáo của Champa tồn tại từ thế kỷ 17 cho đến nay.

Câu đàm thoại:

Sinh viên: Chào Cô, Cô ở Mỹ mới về hả?

Hội Phụ nữ: Cô mới về.

Sinh viên: Ở Mỹ chắc Cô nói tiếng Anh lưu loát nhỉ?

Hội Phụ nữ: Ở Mỹ Cô nói tiếng Mỹ, chứ Cô không nói tiếng Anh đâu Cháu.

Sinh viên: Tiếng Mỹ là tiếng Anh đấy Cô.

Hội Phụ nữ: Tiếng Mỹ sao gọi là tiếng Anh… hè.

Sinh viên: Cô…, người Mỹ xưa là gốc Anh, và người người Mỹ ngày nay nói tiếng Anh theo giọng Mỹ.

Cũng như người Ấn Độ nói tiếng Anh theo giọng Ấn, người Singapore nói Anh theo giọng Tàu.

 

Hội Phụ nữ: Cô hiểu rồi. Như vậy, người Úc nói tiếng Anh (English) như ngôn ngữ thứ nhất, nhưng tiếng Anh không phải của tổ tiên người Úc, cũng như người Pakistan nói tiếng Anh (English) như ngôn ngữ thứ nhất nhưng tiếng Anh không phải do tổ tiên người Pakistan tạo ra.

Thế thì, Thiên kinh Koran mà Giáo sĩ (Acar) đang đọc hiện nay, một số người Chăm cho rằng, Thiên kinh ấy do tổ tiên người Chăm tạo ra, đúng không?

Sinh viên: Không phải đâu Cô ơi, Thiên kinh mà Giáo sĩ (Acar) đang dùng hiện nay là Thiên kinh Koran của Bani Islam, bởi Thiên kinh viết bằng chữ Ả Rập, và nội dung là tiếng Ả Rập. Do đó Giáo sĩ (Acar) phải học chữ Ả Rập để đọc Thiên kinh Koran, nhưng thực tế hiện nay Acar vẫn không hiểu nội dung Thiên kinh nói gì (Vì Acar không học tiếng Ả Rập).

Hình 1. Thiên kinh Koran, viết bằng chữ Ả Rập và tiếng Ả Rập.

 

Acar đọc Thiên kinh Koran không giống tín đồ Bani Islam, mà Giáo sĩ (Acar) đọc Thiên kinh theo giọng Chàm. Cũng như người Chăm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm.

Tệ hại hơn, ngày nay, những Acar trẻ đọc Thiên kinh Koran sai lệch càng nhiều so với những thế kỷ trước đó, bởi mỗi Acar khi nhập đạo phải chọn mỗi thầy (Gru pataow) học khác nhau. Càng tệ hại hơn, khi mỗi học trò mới bắt đầu học Thiên kinh Koran thì Acar chỉ ghi phiên âm theo tiếng Việt (để dễ đọc), chứ không phải bắt đầu học bằng chữ Ả Rập. Do đó những thế hệ về sau, Thiên kinh Koran sẽ bị đọc sai và sai nhiều hơn.

Hình 2. Al_Fatihah trong thiên kinh Koran mà Giáo sĩ (Acar) đang sử dụng hiện nay là viết bằng chữ Ả Rập và tiếng Ả Rập.

 

Hội Phụ nữ: Vậy, tại sao Thiên kinh Koran không ghi lại bằng chữ Thrah Chăm cho dễ đọc nhỉ?

Sinh viên: Tín đồ Bani Islam tin rằng Thiên kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng được Po Allah truyền cho thiên sứ Muhammad thông qua thiên thần Gabriel, và đây là thiên khải cuối cùng của Po Allah được cho không chỉ những riêng tín đồn Bani Islam mà còn cho cả nhân loại. Do đó, những tín đồ tôn thờ Thượng đế Allah đều phải học Thiên kinh Koran bằng tiếng Ả Rập, và Giáo sĩ (Acar) của người Chăm cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Thiên kinh Koran ngày nay được dịch sang 120 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Còn tiếng Chăm thì các Tiến sĩ Thần học không dám dịch đâu ạ.

Hình 3. Chữ Thrah Chăm thường viết kèm để giải thích nội dung trong đoạn Thiên kinh Koran

 

Hội Phụ nữ: Theo Phó Tiên sư nói Thiên kinh Koran mà Acar đang đọc hiện nay là của người Chăm, đúng không Cháu?

Sinh viên: Cô ơi, Đại ca, Phó Tiên sư đang lừa Chăm đấy.

Thiên kinh Koran, cả thế giới đều biết, chỉ cần sao chép một câu thôi là đã vi phạm luật bản quyền.

Do đó, người ta phải công nhận Thiên kinh Koran là tài sản của Bani Islam từ Ả Rập. Ăn cắp bản quyền nó giống như một quả bom nổ chậm, và nó sẽ tự nổ khi cần thiết.

 

Hội Phụ nữ: Tại sao Thiên kinh Koran lại là bản quyền của tín đồ Bani Islam Ả Rập?

Sinh viên: Cô biết đấy, Thiên kinh Koran đã được công nhận trên toàn thế giới, và đây là cuốn sách thiêng liêng dành cho những tín đồ theo Bani và chỉ tôn thờ Po Allah là Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

Đại Thánh đường Al Haram – Mecca (Makkah) - Saudi Arabia: Đây là nơi đầu tiên được xây dựng cho các tín đồ Allah cầu nguyện, được sử dụng năm 638 sau công nguyên. Al Haram là thánh đường rộng nhất và lâu đời nhất thế giới.

Hình 4. Đại Thánh đường Al Haram – Mecca (Makkah) - Saudi Arabia.

 

Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi – Medina (Madinah) - Saudi Arabia: Còn được gọi là thánh đường Thiên sứ, do được xây bởi nhà Thiên sứ Muhammad, tại thành phố Medina. Đây là địa điểm linh thiêng thứ 2 của tín đồ theo Bani Islam, Bani Awal hay những tín đồ thuộc chi phái và hệ phái khác của Islam.

Hình 5. Thánh đường Al-Masjid an-Nabawi – Medina (Madinah) - Saudi Arabia.

 

Hội Phụ nữ: Cháu ơi, ở Ả Rập cũng có Bani nữa hả? như cháu đã nói: Bani Islam, Bani Awal, …?

Sinh viên: Thưa Cô, Bani là tiếng Ả Rập, có nghĩa là “Đạo”, như:

- Bani Islam là đạo Islam,

- Bani Awal là đạo theo hệ phái Awal ở Champa,

Bani Shia (Shi’a, Shiite) là đạo theo hệ phái Shi’a của Iran, … họ là những tín đồ cùng tôn thờ Thượng đế Allah.

 

Hội Phụ nữ: Tại Ninh Thuận – Việt Nam, một số người cho rằng Bani là tên tôn giáo của người Chăm, do tổ tiên Chăm sáng lập, vậy đúng hay sai?

 Sinh viên: Bani là tôn giáo của dân tộc Chăm là SAI rồi Cô ơi.

Như cháu đã nói ở phần trên, “Bani” mang nghĩa là “Đạo”, chứ không phải là tôn giáo của người Chăm. Hơn nữa Bani Islam từ Ả Rập đã truyền sang Champa và được các vua chúa và hoàng gia Champa tiếp nhận như một tôn giáo mới thay cho tôn giáo Balamon (Brahmanism) được truyền từ Ấn Độ và đã bị suy tàn ở Champa và cả Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 15.

Hình 6. Thánh đường (Magik) thôn Bình Minh - Bình Thuận.

 

Theo lịch sử tôn giáo ở Champa, thì Balamon (từ Ấn Độ), và Islam (từ Ả Rập) đã truyền vào Đông Nam Á và được Hoàng gia Champa tiếp nhận. Tổ tiên Champa trong quá trình hình thành và phát triển xã hội thì chưa tạo ra một tôn giáo nào, và cũng chưa tạo ra một hệ thống tư tưởng triết học, triết lý nào mang tính trí tuệ, mà thực tế chỉ tiếp nhận từ hai nền văn minh lớn trên thế giới là Balamon (Ấn Độ) và Hồi giáo (Ả Rập).

Do đó, khẳng định rằng:

Balamon (Brahmanism): không phải là tôn giáo do tổ tiên Champa sáng lập. và,

Hồi giáo (Islam): cũng không phải là tôn giáo do tổ tiên Champa sáng lập.

mà, Champa đã tiếp nhận từ hai nền văn minh ở trên, hóa giải, hòa giải dân tộc thành hai hệ phái của Islam (hay còn gọi là: Islam Champa hay Hồi giáo Champa), đó là:

- Agama Awal: hay còn gọi Bani Awal, và đơn giản gọi là: Chăm Awal

- Agama Ahier: hay còn gọi Bani Ahier, và đơn giản gọi là: Chăm Ahier

Vậy Awal (Hồi giáo cũ) và Ahier (Hồi giáo mới), vì cả hai hệ phái này đều có cùng mẫu số chung là cùng tôn thờ Thượng đế Allah. Nhưng Bani Ahier, ngoài tôn thờ Thượng đế Allah, các chức sắc Bani Ahier còn tiếp quản và chăm sóc tháp Champa nhằm bảo tồn tín ngưỡng văn hóa dân gian Champa, và thực hiện một số lễ tục nhằm tưởng nhớ hay báo hiếu đến tổ tiên (Muk Kei).

Đây là cách hòa giải tuyệt nhất của vị vua Islam (Po Rome), một vị vua anh hùng của dân tộc Champa, với hy vọng sau này Champa sẽ thống nhất về tôn giáo tôn thờ Đấng Allah, tôn kính Thiên sứ Muhammad, tưởng nhớ và báo hiếu đến tổ tiên (Muk Kei).

Hình 7. Giáo sĩ (Acar) theo hệ phái Agama Awal hay Bani Awal (Awal một hệ phái tôn giáo ở Champa).

Hình 8. Chức sắc (Baséh) theo hệ phái Agama Ahier hay Bani Ahier (Ahier một hệ phái tôn giáo ở Champa).

 

Hội Phụ nữ: Cảm ơn cháu, Cô đã hiểu rồi, từ nay Cô không nghe ai tuyên truyền nói xấu Hội đồng Sư cả nữa, và Cô cũng hứa sẽ không đi lôi kéo nhóm chị em, phụ nữ đi kích động Giáo sĩ Pô Acar để đập phá bảng hiệu của Thánh đường (Magik) nữa. Cô chúc Đại hội nhiệm kỳ III Ninh Thuận thành công tốt đẹp. Cầu mong Pô Allah ban nhiều phúc lành cho chức sắc Chăm và thần dân Chăm. 

 

Đón đọc tập 2.