AWAL-AHIER là: HỒI GIÁO của vương quốc CHAMPA
TS. SAKAYA : có đề cập
Tin nóng - Hot....hot news
-----***-----
TS.Putra Podam: đưa tin văn tắt như sau:
Qua các nghiên cứu của Viện Viễn Đông Pháp, Tây Phương và nhiều nghiên cứu có giá trị khác qua nhiều hệ thống chế độ tại Việt Nam đều công nhận Chăm và Champa là Hồi giáo.
Không riêng Chăm mà các thần dân khác ở Champa đều công nhận Champa là Hồi giáo và dĩ nhiên Hồi giáo là Quốc giáo ở Champa.
Hồi giáo: Ghi theo tiếng phổ thông (Tên Hồi giáo hoàn toàn chính xác về cơ sở khoa học lịch sử tôn giáo Champa).
Lưu ý: Hồi giáo mà Chính phủ ban hành mang nghĩa là tôn giáo của người Chăm (nói rõ là của vương quốc Champa) khác nhiều so với Islam (gốc Ả Rập). Nhưng cũng bao hàm tất cả tín đồ thờ Allah tại Việt Nam gom vào thành từ Hồi giáo. (Dĩ nhiên người Islam chính thống không thích từ Hồi giáo và ngay cả Bộ Ngoại giao Ả Rập đều phản đối từ Hồi giáo và yêu cầu đặt tên Islam).
Nhắc lại:
Hồi giáo: tên phổ thông
Awal: tên Chăm đang sử dụng, ám chỉ đến hệ thống Acar hiện nay.
Quay lại vấn đề chính.
Qua trang mạng xã hội mà vài người đang lôi kéo nhau chống đối tên tổ chức "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani", là vô lý và không có cơ sở.
- Hội đồng Sư cả là tổ chức đại diện cho tôn giáo Chăm (Po Gru, Imam, Katip, Acar), là những giáo sĩ mang trọng trách năng trên đôi vai đối với dân tộc Chăm. Nếu không có giáo sĩ Acar thì cộng đồng Chăm hôm nay chắc đã không còn và bị đồng hóa thành dân tộc Kinh.
- Đặc biệt giới trí thức:
1. TS. Po Dharma (dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
2. TS. Bá Trung Phụ (dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
3. TS. Phú Văn Hẳn (dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
4. TS. Trương Văn Món (Sakaya - dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
5. TS. Basiron (dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
6. TS. Putra Podam, công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm, và cho rằng Hồi giáo là Quốc giáo Champa
7. NCS. Dominique Nguyen (dân tộc Chăm), công nhận Hồi giáo là tôn giáo Chăm.
8. Chủ tịch Mặt trận 1 (FULRO), YBham Enoul (dân tộc Ede), công nhận Hồi giáo là Quốc giáo ChamPa.
8. Tướng Les Kosem (FULRO) Phó chủ tịch Fulro kiêm Phó chủ tịch mặt trận 1, phong trào giải phóng Cao Nguyên Champa công nhận, Hồi giáo là quốc giáo.
Còn nhiều Trí thức Chăm khác đều cho rằng Hồi giáo là tôn giáo Chăm, vì không muốn đưa tên nên Putra không đưa lên Facebook
@ TRÍ THỨC CHĂM VÀ HĐSC CÔNG NHẬN HỒI GIÁO LÀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM.
Hình 1. Quốc kỳ Champa, Hồi giáo là Quốc giáo.
Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).
Hình 2. Y'Bham Enuol, Chủ tịch mặt trận 1, Chào Quốc kỳ Champa.
Hình 3. Hiệu kỳ mặt trận, Hồi giáo là Quốc giáo.
Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm).
Hình 4. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.
PUTRA sẽ đưa thông tin từng quan điểm của các tiến sĩ trong danh sách trên để rộng đường dư luận.
----------***-----------
TÓM TẮT:
Các ý kiến nghiên cứu khoa học đều cho cùng một đáp án. Sau khi sụp đổ Vijaya (Bình Định), thì hệ thống tôn giáo Hindu sụp đổ và tàn lụi ở Đông Nam Á.
Thì Champa tiếp nhận Islam từ thế kỷ 9, cơ hội này Islam phát triển mạnh mẽ ở Champa và vua chúa Chăm đa phần là Islam mà người Chăm gọi là ASULAM/ ATHULAM/ATHALAM
Đến thế kỷ 17, triều đại vua Po Rome đã hòa giải dân tộc thành Islam Champa (gồm Awal và Ahier).
- Awal: Chăm thờ Allah từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 17, và tiếp tục kết hợp với Ahier.
- Ahier: Chăm bắt đầu thờ Allah từ thế kỷ 17, và Allah là Đấng tối cao, sau đó mới thờ các thần linh bản địa.
Vậy Awal và Ahier là nhánh của Islam Champa.
QUAN ĐIỂM CỦA TS. SAKAYA (TRƯƠNG VĂN MÓN)
PUTRA PODAM, chỉ đưa một trang trong sách của Ts.Sakaya để minh chứng, vì sách có bản quyền tác giả.
SAO CHÉP MỘT ĐOẠN TRONG SÁCH của TS. SAKAYA (Trương Văn Món)
"Từ trước đến nay, các học giả Pháp và Việt Nam khi nghiên cứu về cộng đồng người Chăm Ahiér thường kết luận họ là người Chăm Bàlamôn giáo. Để có kết luận trên, nhiều tác giả chỉ dựa vào tài liệu điền dã, phỏng vấn và mô tả sơ lược lễ nghi tại thực địa. Nên một số nhận định về người Chăm Bàlamôn còn cần bổ cứu thêm.
Tài liệu văn bản lá buông (agal bac) của người Chăm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về người Chăm Ahiér.
Nghiên cứu tài liệu này, chúng tôi không tìm được gì thêm về yếu tố Bàlamôn giáo, mà bộ kinh này chỉ chứa đựng tàn dư của Bàlamôn giáo và một ít văn hóa bản địa, còn lại là bị Islam giáo hóa hoàn toàn. Giữa cộng đồng Chăm Ahiér và Chăm Awal/Bani không đứng biệt lập mà có mối quan hệ với nhau khăng khít. Chính những yếu tố này đã tạo thành bản sắc văn hóa, tôn giáo riêng của cộng đồng người Chăm vùng Panduranga (Ninh - Bình Thuận ngày nay).
Đầu từ sau thế kỷ XV, khi nền văn minh Ấn Độ sụp đổ ở Champa cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, không nên gọi “Chăm Bàlamôn” mà phải trả về nghĩa gốc, tên tự gọi của dân tộc Chăm là “Chăm Ahiér” (nhóm Chăm theo Islam giáo sau) và Chăm Islam giáo cũ là “Chăm Awal” (nhóm Chăm theo Islam giáo trước)."
Hình 5. Trích nội dung trang 97, sách Ts. Sakaya
Sẽ đưa quan điểm của một số Ts Chăm về tôn giáo Hồi giáo Champa