Đông Nam Á là một khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Theo các khái niệm của Liên hiệp quốc và các tổ chức thế giới, Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).
Từ các tài liệu trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ Chăm cũng như các bài nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng tại khu vực Đông Nam Á, Champa đã được thành lập từ thế kỷ thứ 2 và tồn tại đến thế kỷ thứ 19. Đại Việt, sau khi dành được độc lập vào khoảng thế kỷ 10, các vua chúa Đại Việt bắt đầu áp dụng chính sách Nam Tiến, xua quân xâm chiếm lãnh thổ Champa và xóa tên Champa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832 dưới bàn tay của vua Minh Mệnh (1820-1840).
Một số quốc gia ở Đông Nam Á và năm khai sinh
1. Quốc kỳ Campuchia (tiếng Khmer: ទង់ជាតិកម្ពុជា) được chọn lại vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa Campuchia trở lại thời kỳ quân chủ. Giữa lá cờ có hình Angkor Wat.
Quốc kỳ Campuchia gồm có ba sọc ngang màu xanh dương, đỏ, xanh dương và hình Angkor Wat màu trắng ở chính giữa Chiều rộng dải đỏ gấp đôi chiều rộng dải xanh lam. Hình Angkor Wat ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý của nhân dân và là di sản văn hóa của Campuchia và đồng thời tượng trưng cho Phật giáo Nam truyền - tôn giáo chính tại Campuchia. Màu xanh dương là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ là biểu thị lòng can đảm của cả nhân dân Campuchia.
Hình 1. Quốc kỳ Campuchia (Flag of Cambodia).
2. Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).
Hình 2. Hiệu kỳ Champa ((Flag of Champa).
3. Quốc kỳ Malaysia (tiếng Mã Lai: Bendera Malaysia), cũng gọi là Jalur Gemilang ("Những sọc Vinh quang"), gồm 14 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang và ở góc trên bên trái cờ có một hình chữ nhật màu xanh mang mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao 14 cánh được gọi là Bintang Persekutuan hay Ngôi sao Liên bang. 14 sọc ngang đại diện cho tư cách bình đẳng trong liên bang 13 bang thành viên và chính phủ liên bang, còn 14 cánh sao đại diện cho sự thống nhất giữa các bang này. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo, quốc giáo của Malaysia; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Mã Lai; màu vàng của ngôi sao và lưỡi liềm là màu hoàng gia của Vua Malaysia.
Hình 3. Quốc kỳ Malaysia ((Flag of Malaysia).
4. Quốc kỳ Indonesia, tiếng Indonesia gọi là Bendera Indonesia hay Sang Merah Putih, là lá cờ có hai màu đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho tinh thần. Tỷ lệ các chiều của lá cờ là 2:3. Quốc kỳ Indonesia lấy mẫu từ quốc kỳ của đế quốc Majapahit hồi thế kỷ 13. Quốc kỳ đã được sử dụng chính thức ngay trong ngày thành lập nước của Indonesia, ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Hình 4. Quốc kỳ Indonesia ((Flag of Indonesia).
5. Quốc kỳ Myanmar (tiếng Miến điện: မြန်မာနိုင်ငံ၏ အလံတော်) đã được thông qua vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 để thay thế lá cờ cũ được sử dụng từ năm 1974. Quốc kỳ được giới thiệu cùng với việc thực hiện các thay đổi đối với tên quốc gia, được quy định trong Hiến pháp năm 2008.
Lá cờ này có ba sọc ngang từ trên xuống gồm:
– Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết của giai cấp công nhân Myanmar
– Màu xanh lá cây là sự hòa bình và yên bình của đất nước
– Màu đỏ tượng trưng và dũng cảm và quyết đoán của người dân Myanmar
– Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự hòa hợp chủng tộc và sự kết hợp của năm nhóm dân tộc chính - Burman, Karen, Shan, Kachin, và Chin.
Hình 5. Quốc kỳ Myanmar ((Flag of Myanmar).
6.Quốc kỳ Philippines (tiếng Tagalog: Pambansang Watawat ng̃ Pilipinas) là lá cờ có hai màu xanh dương và đỏ tươi, cùng với một tam giác đều ở bên trái, ở giữa tam giác là hình mặt trời vàng với tám tia sáng, mỗi tia sáng lại bao gồm ba tia nhỏ, những tia nhỏ này đại diện cho các tỉnh của đất nước; ở đỉnh của tam giác là ba ngôi sao năm cánh, mỗi ngôi sao đại diện cho ba đảo chính Luzon, Visayas và Mindanao. Màu trắng là hình ảnh tượng trưng cho bình đẳng và tình đoàn kết, sọc ngang màu xanh là nền hòa bình, sự thật và công lý, và một sọc ngang màu đỏ tượng trưng cho lòng yêu nước và dũng cảm. Ở trung tâm của tam giác màu trắng là một tám-quang vàng mặt trời tượng trưng cho sự thống nhất, tự do, dân chủ của người dân và chủ quyền của quốc gia.
Đặc biệt hơn, quốc kỳ nước này sẽ treo ngược (phần màu đỏ lên trên) trong trường hợp đất nước đang có chiến tranh.
Hình 6. Quốc kỳ Philippines ((Flag of Philippines).
7. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (còn gọi là "Cờ đỏ sao vàng"), nguyên gốc là quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được ra đời và xuất hiện lần đầu vào năm 1940, sau đó chính thức trở thành quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9 năm 1945. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và hai miền thống nhất, Cờ đỏ sao vàng tiếp tục trở thành quốc kỳ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI. Thiết kế của lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng ⅔ chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh lớn. Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng, ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến.
Hình 7. Quốc kỳ Việt Nam (Flag of Vietnam).
8. Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ธงชาติไทย) gồm 5 sọc ngang đỏ, trắng, xanh da trời, trắng và đỏ, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác. Ba màu đỏ - trắng - xanh da trời đại diện cho dân tộc - tôn giáo - nhà vua, một khẩu hiệu không chính thức của Thái Lan. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo (Thái Lan lấy đạo Phật làm quốc giáo). Màu lam đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết. Lá cờ này đã được chọn dùng vào ngày 28 tháng 9 năm 1917, theo sắc lệnh hoàng gia về quốc kỳ vào năm đó. Tên Thái gọi lá cờ này là ธงไตรรงค์ (Thong Trairong), có nghĩa là cờ tam sắc.
Hình 8. Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan (Flag of Cambodia).
9. Quốc kỳ Lào (tiếng Lào: ທຸງຊາດລາວ) bắt đầu sử dụng từ ngày 2 tháng 12 năm 1975. Đây cũng là lá cờ mà chính phủ Pathet Lào sử dụng năm 1945.
Lá cờ này hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh là 2:3. Lá cờ được chia thành 3 dải ngang gồm một dải màu xanh ở giữa có chiều rộng bằng hai lần chiều rộng của hai dải màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình tròn màu trắng (đường kính bằng 4/5 chiều rộng dải xanh).
Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập, còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Hình tròn trắng tượng trưng cho sự thống nhất đất nước, đồng thời là hình ảnh mặt trăng soi sáng sông Mekong.
Hình 9. Quốc kỳ Lào (Flag of Laos).
10. Quốc kỳ Brunei (tiếng Mã Lai: Bendera Brunei) có dạng hình chữ nhật với quốc huy Brunei màu đỏ ở giữa, trên nền màu vàng, bị cắt ngang bởi hai sọc màu đen, trắng. Năm 1906, khi còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã chế định quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Màu vàng trên lá cờ biểu thị Hồi vương (Sultan - quốc vương Hồi giáo) là tối cao. Sau đó, để kỉ niệm hai vị thân vương có công, Hồi vương đã quyết định thêm hai dải sọc đen-trắng chéo trên quốc kỳ. Năm 1959, khi Brunei tự trị, đã chế định bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp quy định có hình quốc huy ở chính giữa quốc kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập, chính phủ quyết định tiếp tục sử dụng quốc kỳ này.
Hình 10. Quốc kỳ Brunei (Flag of Brunei)
11. Quốc kỳ Singapore (tiếng Mã Lai: Bendera Singapura; tiếng Anh: Flag of Singapore; tiếng Trung: 新加坡国旗) được thông qua lần đầu vào năm 1959, đương thời Singgapore được tự quản trong Đế quốc Anh. Nó được tái xác nhận là quốc kỳ khi nước cộng hòa được độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965. Thiết kế là một cờ hai màu ngang với màu đỏ ở trên màu trắng, ở góc phía trên bên trái là một trăng lưỡi liềm trắng quay về 5 sao trắng năm cánh. Các yếu tố của quốc kỳ biểu thị một quốc gia trẻ đang lên, cùng các tư tưởng thế giới đại đồng và bình đẳng, và dân tộc.
Hình 11. Quốc kỳ Singapore (Flag of Singapore).
12. Đông Timor (phiên âm: "Đông Ti-mo", tiếng Anh: East Timor) hay Timor-Leste (phát âm tiếng Bồ Đào Nha), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste (tiếng Bồ Đào Nha: República Democrática de Timor-Leste, tiếng Tetum: Repúblika Demokrátika Timór-Leste), là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồmAtauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.
Tên "Timor" xuất phát từ chữ timur, nghĩa là "phía Đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malaysia rồi trở thành Timor trong tiếng Bồ Đào Nha, dùng để gọi toàn bộ hòn đảo Timor. Tên theo tiếng Bồ Đào Nha là Timor-Leste và tên không chính thức theo tiếng Tetum là Timór Lorosa'e đôi khi được dùng trong tiếng Anh, và Liên Hợp Quốc chính thức gọi là Timor-Leste trong tiếng Anh. Lorosa'e ("phía đông" trong tiếng Tetum) nghĩa văn chương là "mặt trời mọc".
Bị thực dân Bồ Đào Nha đô hộ vào thế kỷ 16, Đông Timor được biết đến với tên gọi Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nước này bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002.
Hình 12. Quốc kỳ Đông Timor (Flag of Timor-Leste).
Nguồn tham khảo: Wikipedia
-----***-----
LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN
1. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo
2. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa
3. Champa (ꨌꩌꨛꨩ) và hiệu kỳ Champa
Hình 13. Asian member state was born
Hình 14. Asian member state flags (Champa in Vietnam)
Hình 15. Some Indigenous numerals in Southeast Asia
Hình 16. Om (AUM) & spiritual symbol in different script