Họ “Chế” có nguồn gốc từ người Rhade và người Jarai

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 5, 2024, 11:05 PM

Tác giả: Ts.Putra Podam

Email: putrapodam@gmail.com

 

 

1. Vijaya-Degar và Champa

Theo cứ liệu của lịch sử Trung Hoa, Việt Nam, Tây phương và đặc biệt sự tồn tại của một số đền tháp ở Vijaya-Degar (nay thuộc tỉnh Bình Định) là minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh một thời của Vương quốc Campa. Vijaya là một những kinh đô của Champa, sự tồn tại của nó được tính từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 (1471).

Vijaya-Degar (tiếng Phạn: विजय) là một trong bốn tiểu bang (tiểu quốc) của người Degar Tây Nguyên và Champa mà kinh đô là Vijaya (Thành Đồ Bàn - Chà Bàn).

Vijaya-Degar, theo lịch sử Trung Hoa được gọi là Tân Châu nhằm phân biệt với Cựu Châu là tiểu bang Amaravati ở phía bắc sau khi Champa chuyển kinh đô từ Amaravati về Vijaya-Degar.

Theo các nhà nghiên cứu qua các bia ký Champa cho rằng tiểu bang Vijaya-Degar bao phủ tỉnh Bình Định, Tây Nguyên và đôi lúc bao gồm cả Quảng Ngãi. Bởi tiểu bang Vijaya-Degar, Amaravati, … thường phân chia thành khu vực phía bắc Champa trong lịch sử.

Theo sử liệu Việt Nam và Trung Quốc thì vương quốc Champa được gọi là “Chiêm Thành” (chữ Hán: 占城) từ năm 877 đến năm 1693, phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa). “Chiêm” phiên âm từ “Champa” và “Thành” là từ chuyển ngữ từ “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc của Champa.

Trên bia đá không bao giờ nhắc đến người Chăm, thường chỉ ghi một số danh xưng như sau:

 Vương quốc Champa trên bia đá ghi: Nagara Champa;

Vua Champa trên bia đá ghi: Raja Champa;

Người dân của vương quốc Champa trên bia đá ghi: Urang Champa (chứ không phải Urang Chăm).

Theo tiếng Phạn, tước hiệu “Raja” (राजा) là một cổ ngữ Ấn Độ, nghĩa là một Quốc vương (國王) theo chữ Hán.

Raja di raja”: nghĩa là “Vua của các vị vua”, là một Đại vương (chữ Hán: 大王) theo Hán Việt.

Po tanah raya”: nghĩa là “Vua của mọi lãnh địa”. Sau khi tiểu bang Vijaya-Degar thuộc địa phận Champa bị thất thủ vào năm 1471, quốc gia Champa trở nên suy yếu, tước hiệu vua của các vị vua được đổi thành “Po tanah raya” [“Po” = ngài, “tanah” = đất, “raya” = lớn] nghĩa là “Vua của mọi lãnh địa”. Trong trường hợp này Po phải kèm theo tên vua (Po Patao = vua).

Theo ngữ hệ Nam Đảo, “Orang” viết theo Jawi là “اورڠ” có nghĩa là “người”. Theo tiếng Chăm, “Urang” viết theo Cham Thrah là “ꨂꨣꩃ” có nghĩa là “người”. Theo tiếng Rhade nhánh “Rhade Bih” thường viết “Orang” là “người, tộc người”, cách định danh này giống với cách gọi của tiếng Melayu.

Trong thực tế, cách gọi phổ biến trong dân gian (khẩu ngữ) là: “Orang” theo tiếng Melayu được nhánh Melayu ở Champa như: Cham, Rhade, Jarai, Raglai, Churu, … nói là “Rang”.

Hình 1. Sources: Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192.

 

2. Vua Champa mang họ Chế (Triều đại Vijaya-Degar)

Như phần 1 đã đề cập, thành trì Vijaya thuộc triều đại Vijaya-Degar tồn tại từ (thế kỷ 11 đến thế kỷ 15). Khi lên ngôi, các vị Vua Champa thường xưng tôn hiệu từ truyền thống Ấn giáo, bao gồm Tước và Hiệu.

Tước (tiền tố) thường thấy có: Jaya (जय, nghĩa là "Thắng lợi"), Maha (महा, nghĩa là "Vĩ đại"), Sri (श्री, nghĩa là "Đấng thánh").

Hiệu bao gồm các Bhadravarman, Vikrantavarman, Rudravarman, Simhavarman, ... Trong đó, hậu tố - varman (वर्मा, nghĩa là "Tấm khiên") xuất hiện trong hiệu của họ thuộc về đẳng cấp Kshatriya và chỉ dành cho những người đứng đầu liên minh quốc gia Champa.

Các vị vua Champa thuộc triều đại Vijaya-Degar là vua Liên bang. Theo danh sách các vị vua Liên bang và Tiểu bang tại Champa, thì chỉ có vua Champa thuộc triều đại Vijaya-Degar mới có mang họ “Chế” tên theo Hán Việt.

Liệt kê một số vua Champa thuộc triều đại Vijaya-Degar mang: Họ “Chế”. (chỉ có vua triều đại Vijaya-Degar mới mang họ Chế, như:

Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu), 1041–1044

Jaya Paramesvaravarman I (Ứng Ni), 1044 –1060

Bhadravarman III (?), 1060–1061

Rudravarman III (Chế Củ), 1061–1074

Harivarman IV (?), 1074–1080

Jaya Indravarman II (Chế Ma Na) 1080 –1081

Paramabhodhisatva (?), 1081–1086

Jaya Indravarman II (Chế Ma Na), 1086 –1113

Harivarman V (?), 1114–1129

Jaya Indravarman III (?), 1139–1145

Rudravarman IV (?), 1145–1147

Jaya Harivarman I (Chế Bì La Bút), 1147–1166

Jaya Harivarman II (?), 1166–1167

Jaya Indravarman IV (?), 1167–1190

Suryajayavarman (Khmer king in Vijaya), 1190–1191

Jaya Indravarman V (?), 1191–1192

Suryavarman or vidyanandana (Khmer king in Vijaya, Panduranga), 1192–1203

Occupied by Khmer Empire, 1203–1220

Jaya Paramesvaravarman II (?),1220–1254

Jaya Indravarman VI (?), 1252–1257

Indravarman V (?), 1257–1285

Jaya Simhavarman III (Chế Mân), 1285–1307

Jaya Simhavarman IV (Chế Chí), 1307–1312

Jaya Simhavarman V (Chế Năng), 1312 –1318

Jaya Ananda (Chế A Nan), 1318 –1342

Maha Sawa (Trà Hòa), 1342 -1360

Jaya varman (Chế Bồng Nga), 1360 –1390

Jaya Simhavarman VI (La Ngai), 1390 –1400

Indravarman VI (Ba Đích Lại), 1400 –1441

Virabhadravarman (?), 1441–1444/46?

Maha Vijaya (Ma-kha Bí-cai), 1441–1446

Maha Kali (Ma-kha Quý-lai), 1446 –1449

Maha Kaya (Ma-kha Quý-do), 1449 –1458

Maha Saya (Ma-kha Trà-duyệt, Bàn-la Trà-duyệt), 1458–1460

Maha Sajan (Ma-kha Trà-toàn, Bàn-la Trà-toàn), 1460–1471

Maha Sajai, (Ma-kha Trà-toại, Bàn-la Trà-toại), 1471–1474

 

Danh sách các vua Champa ở tiểu bang Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) không mang họ "Chế":

Po Uwaluah, (?),?-?

Po Binnasur (?), ?-?

Po Putik (?), ?-?

Po Sulika (Bà Gia-nễ-các-đáp), ? - 1167

Po Klaong Garay (Bà Khắc-lượng Gia-lai), 1167 - 1205

Po Sri Agarang (Kế Khả), 1193-1235 hay 1205-1247

Cei Anâk (Kế Lực), 1235-1269 hay 1247-1281

Po Dobatasuar (Bà Điệp), 1269-1294 hay 1281-1306

Po Patarsuar (Bà Bức), 1294-1316 hay 1306-1328

Po Binnasuar (Bà Bính), 1316-1361 hay 1328-1373

Po Parican (Bà Phát), 1361-1385 hay1373-1397

Po Kasit (Bà Khiết), 1421-1448 hay1433-1460

Po Kabrah (Bà Kế), 1448-1482 hay1460-1494

Po Kabih (Bà Cấp), 1482-1578 hay1494-1530

Po Karutdrak (Bà Khứ), 1518-1524 hay 1530-1536

Po Maha Sarak (Ma-kha Trà-lộc), 1524-1529 hay 1536-1541

Po Kunarai (Bà Bãi), 1529-1541 hay1541-1553

Po At (Bà Ất), 1541-1567 hay1553-1579

Po Klaong Halau (Bà Khắc-lượng Khất-lưu), 1567-1591 hay1579-1603

Po Nit (Bà Nhiếp), 1591-1601 hay1603-1613

Po Jaiparan (Bà Thái), 1601-1606 hay1613-1618

Po Aih Khang (Bà Ưng), 1613-1622 hay1618-1622

Po Mâh Taha (Bà Khắc-lượng Như-lai), 1622-1627), tên khác: Po Klong M’hnai

PoRomé (Bà Lâm), 1627-1651

Po Nraop (Bà Thấm), 1651-1653

Po Saktiraydapaghoh (Bà Thích), 1654 -1657

Po Jatamah (Bà Chất), 1657-1659

Po Saot (Bà Tranh), 1655, 1660-1692

Po Saktiraydapatih (Bà Tử), 1695, 1696-1727

Po Ganuhpatih (Bà Thị), 1728-1730

Po Thuntiraidaputih (Nguyễn Văn Thuận), 1731-1732

Po Rattiraydaputao (Nguyễn Văn Đạt), 1732, 1735-1763

Po Tisundimahrai (Nguyễn Văn Thiết), 1763-1765

Po Tisuntiraydapaghoh (Nguyễn Văn Tịch), 1765, 1768-1780

Po Tisuntiraydapuran (Nguyễn Văn Tá), 1780-1781

Cei Brei (Nguyễn Văn Chiêu), 1783-1786

Po Tisuntiraydapuran (Nguyễn Văn Tá), 1786-1793

Po Chongchan (Nguyễn Văn Tòng), 1786

Po Ladhuanpaghuh (Nguyễn Văn Hào), 1793-1799

Po Saong Nhung Ceng (Nguyễn Văn Chấn), 1799-1822

Po Bait Lan (Nguyễn Văn Lân), 1822

Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh), 1822-1828

Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa), 1828-1832

Po War Palei (Bà Hóa Ba-lai), 1834 -1835

 

Vương quốc Champa, danh xưng “Champa” chính thức bị xóa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng (1820-1840) vua Việt Nam. Tuy danh xưng Champa không còn tồn tại trên bản đồ thế giới, nhưng mãnh đất Champa vẫn mãi mãi tồn tại và thay đổi thành nhiều tên gọi khác nhau như: Union indochinoise, Fédération indochinoise, Cochin China Champa, Nam Bàn, Annam, Harmand, “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ Thượng Miền Nam Đông Dương), viết tắt là PMSI; tiếng Rhadé “Ala Čar Dega Krĭng Dhŭng Mnai”, Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne), Việt Nam Cộng hòa và đến năm 1975 Champa chính thức bị sáp nhập vào nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (được 49 năm).

Từ danh sách vua Champa mang họ “Chế” thuộc triều đại Vijaya-Degar, ta thấy đa số phần Tước hiệu có tên: “Jayamới mang họ Chế, còn lại thì không.

---*---

Theo nhiều nghiên cứu của một số tác giả cho rằng, họ “Chế” mang từ Tước hiệu có tên: “Sri” hay “Cri”, là SAI.

Quan sát danh sách các vị vua Champa ở triều đại Vijaya-Degar thì không có vị vua nào mang Tước hiệu có tên: “Sri” hay “Cri”. 

Tước hiệu có tên: “Sri”, chỉ tồn tại ở triều đại “Lâm Ấp” như vua: Sri Mara (Hán Việt: Khu Liên), 192 - 220, nhưng không mang họ “Chế” mà có tên: “Khu Liên”.

Những điều trên cho thấy, khẳng định họ “Chế” không phải mang Tước hiệu có tên: “Sri” hay “Cri”.

Còn danh sách các vua Champa ở tiểu bang Panduranga, thì không mang họ “Chế”, mà phần Tước hiệu là “Po” hay “Cei”.

​---*---

3. Chế Bồng Nga tộc người Raday (Rhade, Jarai)

Chế Bồng Nga (1360- 23/1/1390), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-DegarR'čam B'nga hay R'cam Bunga [Jaya R'cam B'nga] (Anak Champa Bunga), khi kết hôn với công chúa người Hồi giáo Siti Zubaidah thuộc tiểu bang Kelantan-Malaysia, Ngài mang niên hiệu là: Sultan Zainal Abidin. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và trong tài liệu Trung Hoa ngài có tên: Ngo-ta-Ngo-che là tên hiệu của vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 liên bang Champa đóng đô ở Thành Đồ Bàn (nay thuộc Quy Nhơn). Vijaya-Degar là tiểu quốc của người Degar Tây Nguyên và Champa.

- Chế Bồng Nga (vị vua Islam - Hồi giáo) là con trai út, của vua Chế A Nan (Che Anan hay Jaya Ananda) trị vì từ 1318 -1342.

- Sau khi Chế A Nan (Che Anan) qua đời, con rể là Trà Hòa (Maha Sawa) giành được ngôi vua và trị vì từ 342-1360.

- Sau khi vua Trà Hòa mất, Chế Bồng Nga được quần thần tôn làm kế vương trị vì từ 1360-1390.

- Kế nhiệm là La Ngai [La Khai] (Jaya Simhavarman VI) trị vì từ 1390-1400.

Hình 2. R’cam Bunga, vua Chế Bồng Nga, là vị vua thứ ba của Vương triều thứ 12 liên bang Champa đóng đô tại Vijaya-Degar.

 

Hình 3. Chân dung R’cam Bunga là vua Chế Bồng Nga (1360-1390) là một vị vua Hồi giáo (Islam). Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.

 

4. Chế Mân tộc người Raday (Rhade, Jarai)

Chế Mân (1285–1307), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar R'čam Mal (R'cam Malhoàng tử Harijit), con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Simhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti, Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 13. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân xăm lăng của Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến.

Quốc vương Chế Mân (R'čam Mal) để lại cho hậu thế ba công trình kiến trúc là tháp Yang Mum (Gialai), Tháp Yang Prong (Daklak) và tháp Po Klong Garay (Phan Rang).

Chế Mân cũng là vị vua theo Islam (Hồi giáo) sớm nhất trong hoàng gia Champa. Còn gọi Raja Kembayat, khi bang giao với thế giới Melayu, Chế Mân kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

Hình 4. R’cam Mal, Harijit, Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Chế Mân, vị vua ảnh hưởng Hồi giáo (Islam) khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

 

5. Họ “R’cam, E’Cam có nguồn gốc từ người Raday và Jarai

Người Rhade (Rang Đê) theo tiếng Phạn là “Radaya”, trong thực tế do biến đổi về mặt ngữ âm nên cộng đồng thường phát thành “Raday” và đọc là “Ra đê”. Tương tự tiếng Phạn “Nagara”, rụng kí tự cuối thành “Nagar”.

Trước năm 1975, trong văn bản hành chính của người Pháp và Việt Nam Cộng Hòa thì người Raday được gọi là Rhade.

Sau năm 1975, dân tộc “Rhade” được viết thành “Ede hay Êđê” có nguồn gốc từ “Ea Rhade”, “Ea” là “nước” và “Rhade” là “sắc tộc Rhade”.

Người Raday được cho là tổ tiên của người Rhade, Jarai ngày nay và được ghi khá nhiều trong các bia cổ Champa. Theo nhiều nghiên cứu, qua sự tấn công của đế quốc Mông Cổ và các cuộc Nam Tiến của người Việt, sau thế kỷ 15, một bộ phận người Champa lên vùng Cao Nguyên hòa hợp với người Rhade và người Jarai. Sau khi Champa thất thủ thành Vijaya (Thành Đồ Bàn) người Rhade và người Jarai hình thành nhà nước Nam Bàn sơ khai.

Hiện nay, nhà nước Nam Bàn sơ khai thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên như: Daklak, Daknong, Gialai, Kontum, Lâm Đồng.

Trong xã hội truyền thống của người Tây Nguyên, đối với những gia đình quyền lực, giàu có. cách gọi tên con trai thường gắn với từ idam, êdam, dăm, dam, … (để chỉ nam giới: con trai, chàng, thanh niên) như Dam San, Dam Yi, Dam Rong, Dam Ju... và con gái thường gắn với từ H’bia (con gái, nàng, nữ vương, hoàng hậu) như: H’Bia Ju, H’Bia Drah Hajan, …

Người Rhade ngày nay thường mang một số tên họ như: Niê, Buôn Yă, Êchăm, Mlô, Êban, Kbuor, Adrơng, Buôn Krông, Hmok, Hdruê, Ênuôl…

Người Jarai (Jrai) thường mang họ: Rahlan, Ksor, R’com, R’cam, Siu, Puih,…

Trong hệ thống họ tên của người Raday và người Jarai, xuất hiện họ Êchăm, Êcăm (theo cách ghi của người Êđê), R’com, Rơchăm, Rơcom, R’com, R’Cam, R’chăm (theo cách ghi của người Jarai).

Xét về đặc điểm hình thức, cách viết họ của hai dân tộc này có một chút sự khác biệt nhưng đều có nguồn gốc từ “R’cam” mà ra. Thực tiễn cho thấy, họ R’cam được hình thành từ: Raday - Cam (tức Rhade - Chàm), và

Họ “E’cam” được hình thành từ: Ede - Cam (tức Êđê-Chàm)

Họ “R’com” là biến thể từ “R’cam” được hình thành từ: Raday-Cam (tức Rhade-Chàm).

Trong thực tế, khi nói người ta thường bớt đi tiền tố thành Rơcam, R’chăm, Êcam, …

Hiện nay, người Jarai và Raday (Êđê) mang họ Rơcam, Rcam khá phổ biến. Người Jarai mang họ này sống chủ yếu ở Plei Mrong Yú, Plei Mrong Ngó, Plei Kep huyện Cư Pah và Plei Roh ở thành phố Plei Ku; người Raday mang họ Êcăm, Rơcam sinh sống tập trung ở các địa phương của huyện Ea Sup, Buôn Cham và một số buôn khác ở huyện Ea H’Leo, Buôn Êchăm của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.

Qua minh chứng ở trên, họ “Chế” có nguồn gốc từ họ “R’cam” của người Raday và Jarai. Liệt kê một số vua Champa thuộc triều đại Vijaya-Degar mang: Họ “Chế”. (chỉ có vua triều đại Vijaya-Degar mới mang họ Chế, như:

Vua Chế Bồng Nga (1360-1390), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam B'nga hay R'cam Bunga [Jaya R'cam B'nga] (Anak Champa Bunga).

Vua Chế Mân (1285-1307), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam Mal (R'cam Mal là hoàng tử Harijit).

Hình 5. Nghệ nhân R’cam Tih và Ksor Sep đàn âm nhạc dân tộc Jarai. Ảnh: Thái Minh.


6. Kết luận

Căn cứ Mục 1. Sắc tộc Rhade và Jarai thuộc tiểu bang Vijaya-Degar

Căn cứ Mục 2. Triều đại Vijaya-Degar tồn tại từ (thế kỷ 11 đến thế kỷ 15) và vua Champa mang họ “Chế” theo Hán Việt có nguồn gốc từ họ “R’cam” của người Raday và Jarai, chỉ xuất hiện ở tiểu bang Vijaya-Degar mà không xuất hiện ở các tiểu bang khác như Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận).

Chú ý: Tiểu bang Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) , không có vua Champa mang họ “Chế”.


Căn cứ Mục 3. Chế Bồng Nga (1360- 23/1/1390), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam B'nga hay R'cam Bunga [Jaya R'cam B'nga] (Anak Champa Bunga). “R'čam B'nga” được phiên âm thành “Chế Bồng Nga”.

Căn cứ Mục 4. Chế Mân (1285-1307), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam Mal (R'cam Mal là hoàng tử Harijit). “R'čam Mal” được phiên âm thành “Chế Mân”.

Căn cứ Mục 5. Người Raday (Rhade, Jarai) mang họ “R’cam” được hình thành từ: Raday-Cam (tức Rhade-Chàm) và được người Raday đang sử dụng ở vùng chủ yếu ở Plei Mrong Yú, Plei Mrong Ngó, Plei Kep huyện Cư Pah và Plei Roh ở thành phố Plei Ku thuộc tỉnh Gia Lai; và ở các địa phương của huyện Ea Sup, Buôn Cham và một số buôn khác ở huyện Ea H’Leo, Buôn Êchăm của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.

Từ cơ sở trên khẳng định, họ “Chế” có nguồn gốc từ họ “R’cam” của sắc tộc Rhade và sắc tộc Jarai (Jrai) thuộc tiểu bang Vijaya-Degar.

 

Hình 6. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea), sắc tộc Rhade khu vực Vijaya-Degar. Ảnh: H’hen Nie.

 

LINK: Liên kết liên quan

1. Họ “Chế” có nguồn gốc từ người Rhade và người Jarai

2. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

3. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

4. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

5. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

6. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

7. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau