Harei Muk-Kei (Ngày báo hiếu tổ tiên): Được thực hiện vào cuối tháng Sahban. Đây là tháng chuẩn bị đón tháng mới Ramadan, toàn bộ tín đồ được đi tảo mộ tổ tiên cho sạch đẹp, dọn dẹp nhà cửa khang trang, sắm may đồ mới để chuẩn bị đón tháng linh thiêng, bà con được ăn uống, vui chơi, chúc tụng đón mừng tháng Ramawan, cũng là dịp để sum họp gia đình, cha mẹ, anh em và họ hàng. Harei Muk-Kei gần giống tết Nguyên Đán của người Việt, nhưng với người Cham Awal đây chỉ là hình thức tưởng nhớ đến tổ tiên chứ không phải thờ phượng tổ tiên (Muk-kei) hay thờ phượng thần linh (yang), vì trong nhà của người Cham theo hệ phái Awal không lập bàn thờ tổ tiên (điều cấm kỵ). Harei Muk-kei (ngày báo hiếu tổ tiên) chỉ là lễ tục tưởng nhớ tổ tiên trước ngưỡng Ramadan (Ramawan) đang đến, các giáo sĩ (acar) chỉ đọc Thiên kinh Koran và Du-a (Do-a) cho các linh hồn dưới ngôi mộ sớm được siêu thoát. Đây cũng là dịp mọi người trong gia đình, bạn bè về sum họp và cầu mong được Allah phù hộ độ trì. Harei Muk-kei, một phần là lễ tục của Cham Hồi giáo (Hồi giáo Awal), một phần còn ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa. Harei Muk-kei cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu. |
Theo ông Inra Sara, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều. Ông nói với RFA: “Tức là nó (đạo Bani) có dấu vết Hồi giáo nhưng mà nó phá hết năm cột trụ của Hồi giáo. Năm trụ cột là gì? Đó là Ala là đấng duy nhất, Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng. Thứ ba là Gia khát- tức là bố thí, người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng. Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.” |
Giáo sư tiến sỹ Văn Ngọc Sáng (tên Chăm là Putra Podam), người từng có 22 năm giảng dạy toán học và khoa học máy tính tại trường Đại học Tây Nguyên và có nhiều bài viết về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người Chăm trên trang điện tử Kauthara.org- bảo tồn tiếng nói và chữ viết Chăm, lại có ý kiến khác. Ông nói người Chăm (hay tổ tiên người Chăm) không có tôn giáo của riêng mình mà chỉ tiếp thu hai nền tôn giáo lớn trên thế giới. Đạo Hindu (Balamon) du nhập từ Ấn Độ vào nước Champa từ thế kỷ thứ 2 (năm 192) và trở thành quốc giáo cho đến thế kỷ thứ 15 (năm 1471), còn đạo Islam (tiếng Việt: Hồi giáo) được du nhập từ thế giới Ả Rập và thế giới Melayu từ thế kỷ thứ 10 và Islam trở thành quốc giáo từ thế kỷ thứ 16 cho đến thế kỷ 19 (năm 1832). |
Ngày Quốc Khánh (Chamic: “Harei Bangsa”; Malaymic: “Hari Kebangsaan” atau “Hari Merdeka”) là ngày đánh dấu một sự kiện lịch sử, chính trị của Mặt trận Giải phóng Champa-Fulro đánh chiếm và làm chủ thành phố Ban Mê Thuột-Daklak. Ngày Quốc Khánh Champa, tiếng Chamic: “Harei Bangsa Champa”, nhằm ngày 20/9/1964. Bản “Tuyên ngôn” chính thức được ba vị lãnh đạo FULRO ký tên: - Thiếu tướng Châu Dara, nhân danh dân tộc Khmer Krom (Khmer Hạ), - Chủ tịch Y Bham Enoul, nhân danh dân tộc Tây Nguyên (Degar-Vijaya), - Thiếu tướng Lès Kosem, nhân danh dân tộc Chăm (Panduranga và Kampong Cham). Chủ tịch Y Dhon Adrong (Chủ tịch chủ trương độc lập Champa) đọc bản “Tuyên ngôn” giải phóng Champa và Kampuchea Krom ra khỏi ách thống trị của Việt Nam tại Đài Phát Thanh thành phố Ban Mê Thuột-Daklak vào ngày 20/9/1964. Bản tuyên ngôn đề cặp đến danh xưng Cộng hòa Champa” và “Cộng hòa Khmer Krom” được trịnh trọng tuyên bố tại Đài Phát Thanh Ban Mê Thuột trước toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam. |
Đúng một giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1964, Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro bắn tia đạn đầu tiên nhằm báo hiệu sự vùng dậy của tổ chức trên toàn khu vực cao nguyên miền trung Việt Nam. Vài giờ sau, lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã làm chủ tình hình trại lính Buôn Sarpa, bắt tất cả binh lính Sài Gòn có mặt ở trại và bắt thêm sáu người Mỹ làm tù binh. Y Dhơn Adrơng đứng dậy phất cờ Fulro và đọc bản tuyên cáo trước tù binh Việt Nam và Mỹ với nội dung như sau: Mặt trận Fulro cương quyết giải phóng Kapuchea Krom và Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Bản tuyên bố chính thức đã được ba vị lãnh đạo Fulro ký tên, là Châu Dara nhân danh dân tộc Khmer, Y Bham Enoul nhân danh dân tộc Tây Nguyên và Po Nagar (biệt hiệu của Lès Kosem) nhân danh dân tộc Chăm. |
Kỷ niệm 66 năm (8/9/1958 - 8/9/2024), ngày Ngô Đình Diệm (Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 sau khi thành công trong việc phế truất vua Bảo Đại, cho đến khi bị lật đổ vào năm 1963) đàn áp mặt trận BAJARAKA sau khi dùng chính sách Tây tiến lên khu tự trị của sắc tộc bản địa Tây Nguyên (nối tiếp chính sách Nam tiến của Đại Việt). “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng” cũng như tổ chức “BAJARAKA” nhắc cho thần dân Champa (Rhade, Jarai, Cham, Churu, Raglai, Kaho, Bahnar, Stieng, …) nhớ đến tinh thần bất khuất, kiên cường của bậc trí thức và các dân tộc bản địa sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc khởi nghĩa trên một lần nữa đã khẳng định về lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, quyết tranh đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc và mong muốn khôi phục lại quyền bản địa, tái lập trên lãnh thổ Cao Nguyên một quy chế đặt biệt tương tự như quy chế Hoàng Triều Cương Thổ đã được hoàng đế Bảo Đại ban hành vào năm 1951. Thành viên “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng” cũng như thành viên của tổ chức “BAJARAKA” sẽ luôn được thần dân Champa tôn vinh và nhớ ơn như những vị anh hùng dân tộc. |
Lượng Hữu Phú, sinh năm 1997, dân tộc Chăm (Chàm) tại làng Phước Nhơn-Ninh Thuận-Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài nguyên và Môi trường, Lượng Hữu Phú xin công tác tại Viện Kỹ thuật Biển Tp.HCM và được kết nạp Đảng Cộng Sản vào năm 2023 tại đơn vị này. Năm 2023, Lượng Hữu Phú được nhận học bổng Thạc sỹ du học Đại học Úc. Tại đây Lượng Hữu Phú có cơ hội tiếp xúc với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức nhân quyền tại Úc. Từ cơ hội này, Lượng Hữu Phú tìm cách trao đổi với Thành Thanh Dải (người cùng làng Phước Nhơn) đang điều hành Chính phủ Champa lưu vong với vai trò là Thủ tướng Chính phủ (tự xưng). Qua cuộc trao đổi, Thành Thanh Dải hứa sẽ tìm giải pháp giúp Lượng Hữu Phú hưởng qui chế tỵ nạn chính trị và định cư lâu dài tại Úc. Cũng tại cuộc trao đổi này, Thành Thanh Dải đã đề cử Lượng Hữu Phú làm phát ngôn viên của Chính phủ Champa và kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Champa lưu vong của Thành Thanh Dải. |
Theo các nhà nghiên cứu, nhóm ngôn ngữ Cham, còn gọi nhóm ngôn ngữ Aceh-Cham, là một nhóm gồm mười ngôn ngữ nói ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số quốc gia khác như Kampuchea, Champa (miền trung Việt Nam), Thailand, Malaysia, Laos, America và Hainan (Trung Quốc),... Nhóm ngôn ngữ Cham thuộc ngữ hệ Nam Đảo, tiền thân là nhóm ngôn ngữ Cham nguyên thủy (proto-Chamic), được xem là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm ngôn ngữ Cham lên đất tiền Champa (Việt Nam) từ các đảo Sumatra, Borneo, bán đảo Mã Lai,... Tiếng Aceh-Cham (4,2 triệu người nói), tiếng Cham Campuchia (700.600 người nói), tiếng Cham Jarai (513.930 người nói), tiếng Cham Rhade (398.671 người nói), tiếng Cham-Panduranga (195.000 người nói), tiếng Cham Raglai (146.715 người nói), tiếng Cham Malaysia (85.915 người nói), tiếng Cham Churu (23.875 người nói), tiếng Cham Tsat (10.800 người nói), tiếng Cham Thailand (6.260 người nói), tiếng Cham America (3.600 người nói), tiếng Cham France (1.200 người nói), tiếng Cham Laos (875 người nói),... |
Champa (Campa: ꨌꩌꨛꨩ ) là một vương quốc độc lập từ năm 192 (thế kỷ 2) sau Công Nguyên, ở miền Trung Việt Nam. Biên giới từ phía bắc tỉnh Quảng Bình kéo dài đến phía Nam của tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa). Champa trong thời kỳ hưng thịnh từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó suy tàn dần, cụ thể là đối mặt với các mối đe dọa cuộc Nam Tiến của Việt Nam. Cuối cùng Champa bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1832 (thế kỷ 19). |
Đây cũng là thời kỳ đầu mà Islam (Hồi giáo) du nhập vào Champa. Theo Ed Huber, Islam du nhập Champa vào khoảng đầu thế kỷ 10, người ta đã tìm thấy trong Tống sử một đoạn ghi “Cũng có (ở xứ Chàm) nhiều trâu sống trên núi. Nhưng người ta không dùng trâu để cày bừa mà chỉ để tế thần”. Lúc giết trâu để cúng, họ đọc lời cầu nguyện “Allahu Akbar”, đây chính là câu thiên kinh để tôn vinh Allah là đấng tối cao duy nhất. Theo sử liệu Trung Hoa. Trong Tống sử có thuật lại, khi tế trâu ở Champa họ có đọc câu thiên kinh “Allah Akbar”, nghĩa Allah là đấng tối cao và duy nhất. Dựa vào tư liệu trên có thể nhận định Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ thế kỷ 10 (Maspero, 1928, p.13-14). Điều trên trùng hợp, vua Po Allah cai trị ở Vijaya vào thế kỷ thứ 10, đó chính là vua Yang Puku Vijaya Sri tại Vijaya. Hơn nữa thời kỳ đầu Hoàn Vương (757-854) ở Virapura quá ngắn, rồi chuyển đến Indrapura, sau này Yang Puku Vijaya Sri (Po Allah) chuyển trung tâm quyền lực đặt tại Vijaya. Do đó, người Cham (Chăm) tại Panduranga tưởng rằng Po Allah chỉ là danh xưng Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa (ông trời) nên cho rằng đây chỉ là vua huyền sử Patao jiéng éng hay Patao éngkat (vua tự sinh). |