Ts. Putra Podam: đính chính Inra Sara lộn ngôn về Chăm Bani Awal (Agama Awal)

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Sep 15, 2024, 10:22 PM
Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com

 

 

 

INRA SARA NÓI LỘN NGÔN

Ngày 12 tháng 9 năm 2024, Đài Á Châu Tự do (RFA) phỏng vấn vài người về tình hình tôn giáo của người Chăm trong đó có ông Inra Sara, vài người khác ẩn danh như Lương Hửu Phú (Bộ Ngoại giao Champa do Thành Đài phong), Thành Thanh Dải, Quảng Đại Cẩn,…

Trong bài phỏng vấn, ông Inra Sara nói với Đài RFA như sau:

-----*-----

Nhà thơ, nhà văn hoá Chăm Inra Sara là một người thuộc đạo Ba-la-môn.

“Theo ông, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều.

Ông nói với RFA: “Tức là nó (đạo Bani) có dấu vết Hồi giáo nhưng mà nó phá hết năm cột trụ của Hồi giáo. Năm trụ cột là gì? Đó là Ala là đấng duy nhất, Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng.

Thứ ba là Gia khát- tức là bố thí, người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng.

Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”

Nghe toàn bộ nội dung Inra Sara nói với Đài RFA

-----*-----

Theo  Ts. Putra Podam, qua bài phỏng vấn của RFA, rõ Inra Sara là người nói bừa, nói không cơ sở, nói không căn cứ lịch sử tôn giáo Champa, ở đây Inra Sara chỉ phán bừa như Nguyễn Ngọc Quỳnh, Kiều Maly, Thành Phần, Thành Thanh Dải, Quảng Đại Cẩn, Lương Hữu Phú và đám thiếu kiến thức về tôn giáo Chăm.

Inra Sara nói: “Ramadan của người Hồi giáo ăn kiêng còn BANI biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng”.

Bà con Chăm nghe Inra Sara là thần tượng của quý vị phán bừa đây.

-*-

Theo Ts.Putra Podam: Khi bàn đến tôn giáo, người ta chỉ bàn đến các vị chức sắc như Linh mục, Mục sư, Tăng sư, các vị Imam,…đó là những người cả đời thực hành đạo để hướng dẫn tín đồ đi theo đúng con đường chánh đạo, chánh pháp.

 

Chỉ có người mà dòng máu không lưu thông đến não đều đặn, mới đưa đối tượng dân thường (người không có đức tin) ra làm đại diện khi bàn đến tôn giáo.

Nếu Inra Sara muốn bàn về đạo Phật thì phải đưa các vị Sư tăng, Thượng tọa, …. ra làm đại diện….. chứ không ai đưa phật tử hay dân thường ra làm đại diện…. bởi vì nhiều tín đồ họ không quan tâm đến đạo giáo, họ có quyền lấy vợ công khai, nhậu nhẹt công khai, ăn thịt cờ-hó công khai, bài bạc công khai, côn đồ công khai. Như vậy theo Inra Sara thì đạo Phật xấu hay sao?

 

---*---

Khi nói đến tôn giáo Bani Awal (Agama Awal) ở người Chăm thì Inra Sara phán lộn ngôn như sau.

Inra Sara nói: “Ramadan của người Hồi giáo ăn kiêng còn BANI biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng”.

---*---

Theo Ts.Putra Podam, thật ra ông Inra Sara không biết nghĩa của từ Ramadan (Ramawan) là gì? 

Tên gọi theo Ả Rập:  رَمَضَان được phiên âm Rumi quốc tế Ramadan, tuy nhiên tại một số quốc gia, tên gọi này được phát âm và phiên âm lệch nhau tùy theo mỗi dân tộc và khu vực như: Ramadan, Ramandan, Ramadhan, Ramadon, Ramazan, Ramawan, Ram'wan, Ra'wan,

người Thái phát âm thành Ramadhon,

người Malay phát âm thành Ramadhan, 

người Thổ Nhĩ Kỳ phát âm “z” thành Ramazan,

người Chăm phát âm thành Ramawan hay Ramâwan,…

Tuy việc phát âm và phiên âm khác nhau ở mỗi dân tộc, nhưng khi ghi (viết) họ phải ghi đúng theo phiên âm tên Quốc tế là Ramadan.

Nguyên nhân sự biến âm Ramadan (Ả Rập - Arabic) thành Ramawan (Chăm). Do người Chăm xưa không phát âm được chữ ض (Daad) nên đã biến âm “Daad” thành âm "Wuat" của người Chăm. Xem chữ cái Hình 1. và Hình 2.

Hình 1.  Chữ  ض (Daad) của bảng chữ cái Ả Rập (Arabic).

 

Hình 2.  Chữ ض (Daad) của Ả Rập (Hình 1.) đã biến âm thành chữ “Wuat” (Hình 2.) trong Koran Bani Awal.

 

Hình 3.  Chữ ض (Daad) của Ả Rập (Hình 1.) đã biến âm thành chữ “Wuat” (Hình 2.) trong Koran Bani Awal.

====> Do đó: "Ramadan" (Ả Rập) phiên âm thành "Ramawan" trong kinh sách Awal (Hồi giáo dòng Awal)

 

---*---

Inra Sara nói: “Tháng Ramưwan là người BANI nhậu nhẹt suốt cả tháng”.

---*---

Theo tôi, Ts.Putra Podam: Thật ra ông Inra Sara chỉ là một học sinh ở trình độ Trung học Phổ thông, hay đi ăn tháng Ramawan, gặp bạn bè tri ân là những đối tượng hư hỏng, thiếu giáo dục, không có đức tin (Iman). Từ đó, Inra Sara đưa ra kết luận… tôn giáo Islam Champa (Hồi giáo Champa hay Hồi giáo Awal) là tôn giáo ăn chơi, nhậu nhẹt cả tháng, …

 

Như Ts. Putra Podam, đã trình bày ở trên, khi bàn đến tôn giáo thì đối tượng cần bàn phải là các vị có chức, có sắc…Người Chăm ai ai cũng biết tháng Ramawan các vị chức sắc phải Ikak, không được giết con vật, không được ăn thịt, không để máu đổ xuống đất, … điều này không chỉ áp dụng cho các Imam mà cả dân làng Bani Awal và Bani Ahier cũng phải thực hiện. Cách đây 30 năm, trước khi bước vào tháng Ramawan, người Bani Ahier ở xã Phan Hiệp không ai dám giết con vật để ăn, những người lớn tuổi họ phải kiêng cử cho tháng Ramawan.

---*---

INRA SARA KÉM KIẾN THỨC TÔN GIÁO

---*---

Inra Sara: Không biết hai khái niệm sau:

1. Harei Muk-Kei (Ngày báo hiếu tổ tiên): Được thực hiện vào cuối tháng Sahban. Đây là tháng chuẩn bị đón tháng mới Ramadan, toàn bộ tín đồ được đi tảo mộ tổ tiên cho sạch đẹp, dọn dẹp nhà cửa khang trang, sắm may đồ mới để chuẩn bị đón tháng linh thiêng, bà con được ăn uống, vui chơi, chúc tụng đón mừng tháng Ramawan, cũng là dịp để sum họp gia đình, cha mẹ, anh em và họ hàng.

Harei Muk-Kei gần giống tết Nguyên Đán của người Việt, nhưng với người Cham Awal đây chỉ là hình thức tưởng nhớ đến tổ tiên chứ không phải thờ phượng tổ tiên (Muk-kei) hay thờ phượng thần linh (yang), vì trong nhà của người Cham theo hệ phái Awal không lập bàn thờ tổ tiên (điều cấm kỵ).

Harei Muk-kei (ngày báo hiếu tổ tiên) chỉ là lễ tục tưởng nhớ tổ tiên trước ngưỡng Ramadan (Ramawan) đang đến, các giáo sĩ (acar) chỉ đọc Thiên kinh Koran và Du-a (Do-a) cho các linh hồn dưới ngôi mộ sớm được siêu thoát. Đây cũng là dịp mọi người trong gia đình, bạn bè về sum họp và cầu mong được Allah phù hộ độ trì.

Harei Muk-kei, một phần là lễ tục của Cham Hồi giáo (Hồi giáo Awal), một phần còn ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa. Harei Muk-kei cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

 

2. Tháng Ramadan (Ramawan): Là tháng 9 của niên lịch Islam, là tháng chay tịnh, thực hiện nhiều nghi thức liên quan đến tôn giáo như Shalah (Salah, Solat) ngày 5 lần mà các Giáo sĩ Bani Awal phải thực hiện. Cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, đây là dịp để mọi người tự kiểm điểm lại những hành vi thực hiện của mình trong năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục. Các tín đồ Hồi giáo (Awal, Islam) phải thực hiện nghiêm túc trong vòng 30 ngày.

Do đó:

- Ramadan (Ramawan): là tháng thực hiện lễ thức nhịn chay, kiêng cử, hành lễ và trau dồi Thiên kinh Koran. Không liên quan vui chơi, giải trí, và tuyết đối không rượu, bia, …

- Tháng Ramadan (Ramawan): giáo sĩ (Acar) tăng cường liên hệ với Allah và thực hiện nhiệm vụ của lòng sùng mộ phù hợp với giáo lý của Thiên kinh Koran. Thực thi tính kiên nhẫn và quyết tâm. Khuyến khích các nguyên tắc đạo đức bằng sự chân thành, giữ cho bản thân tránh xa khỏi thói kiêu căng. Ủng hộ những phẩm chất tốt, đặc biệt là tính trung thực và đáng tin cậy. Khuyến khích cá nhân bỏ được những thói quen xấu và thay đổi hoàn cảnh tốt lên. Rộng lượng, hiếu khách và thân thiện. Củng cố tình đoàn kết huynh đệ giữa các giáo sĩ (Acar) và tín đồ người dân. Giữ gìn trật tự và tuân thủ các giá trị của thời gian. Cân bằng nhu cầu về thể chất và tinh thần.

- Ramadan (Ramawan): là tháng chay tịnh, nên mỗi Acar phải thực hiện những luật định chung và tu dưỡng đạo đức, đức tin, trao dồi thánh kinh, …

Ngoài Acar thực hiện lễ nguyện, còn có nhiều tín đồ Bani Awal (Hồi giáo) đến thánh đường. Nam thì ngồi một bên quan sát Acar hành lễ và tâm niệm cầu xin Allah ban sự bình an. Nữ thì mang bánh trái, chuối, … cho các vị giáo sĩ và cầu xin Allah ban sự an lành và khỏe mạnh.

- Đặc biệt tháng Ramadan (Ramawan), bà con bên Bani Ahier (Agama Ahier)Gs.Ts. Trương Văn Món (Chăm Ahier) gọi Ahier là (Hồi giáo mới), bởi bà con phải thờ Po Allah thay vì xưa kia đã thờ tam vị thần Trimurti của Ấn Độ. Tháng Ramawan, bà con Ahier đến thánh đường để cầu xin Po Allah ban xin sự bình an và sung túc. Ngày nay, mật độ bên nhánh Bani Ahier đến thánh đường giảm dần do đức tin tôn giáo giảm, một phần cũng do cơ sở hạ tầng và tôn ti trật tự trong làng người Chăm sụp đổ và suy thoái đáng báo động.

 

---*---

INRA SARA ĐỀ NGHỊ RFA ĐỔI NỘI DUNG

---*---

Sau khi, Đài RFA đăng bài phỏng vấn không chỉ riêng bài của ông Inra Sara, mà còn phỏng vấn người khác trong đó có Gs.Ts.Putra Podam. Không biết tại sao Inra Sara đề nghị đài RFA thay đổi nội dung do Inra Sara cung cấp.

Dưới đây là nội dung Đài RFA đã thay đổi theo yêu cầu của Inra Sara

“Nhà thơ, nhà văn hoá Chăm Inrasara là một người thuộc đạo Bà-la-môn. Theo ông, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều.

Ông nói với RFA:

“Đạo Bà-ni có dấu vết Hồi giáo, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng sau đó người Cham đã phá và làm thay đổi hết năm cột trụ của Hồi giáo để thành Bà-ni.

Năm trụ cột là gì? Đó là Allah là đấng duy nhất, trong khi Bà-ni lại đa thần, là điều tối kị. Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng, còn người Bani biến thành lễ Ramưwan, và chỉ có chức sắc mới chạy tịnh trong tháng chay, còn tín đồ ăn uống bình thường, còn nhậu nhẹt nữa, thế nên dân gian mới gọi là ăn Tết Bà-ni.

Thứ ba là Zakat- tức là bố thí, người Bani không hiểu chữ bố thí như Hồi giáo, mà làm rất khác, cạnh đó người Cham Bà-la-môn đội bánh trái vào Sang Mưgik để cúng cho chức sắc Bà-ni nữa.

Còn sinh hoạt ngày thường, ở Hồi giáo vị thế người phụ nữ khá yếu, trong khi ở Cham người nữ có rất nhiều quyền, vì người Bani theo chế độ mẫu hệ.”

Đạo Bani ở tỉnh Ninh Thuận có tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Ông cho biết năm 2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư cả Bani. Tuy nhiên, trong danh mục các tổ chức tôn giáo được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận thì tên cũ vẫn còn được giữ nguyên tới ngày nay.”

---*---

Nghe toàn bộ nội dung Inra Sara nói với Đài RFA

---*---

Link: Liên kết liên quan

Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan - kauthara.org

Ramadan (Ramawan) lễ quan trọng của tín đồ Bani Awal

Đề nghị thống nhất dùng từ Ramadan - Ramawan - kauthara.org

Nếu ghi "Ramuwan" 20 năm sau sẽ thành hiện tượng như "Bani"

Inrasara tự nhột và nổ đóa quay sang cắn Ts.Putra Podam khi …

InraSara Phản biện- Phản biện của phản biện với tựa đề: "Riêng …

Inrasara, lời phát ngôn của kẻ tâm thần - kauthara.org

Inrasara - Kiều Maly tố cáo Chính quyền Ninh Thuận - kauthara.org

Inra Sara kích động chia rẽ tôn giáo: "Sao ta cứ mãi chiều Bà-Ni", …

Ts.Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực …

Phản biện Inra Sara về Po Ina Nagar "Bhagavati hay Parvati"

Khẳng đị ụ ộ ủ Giáo sĩ (Acar) Chăm Bani (Chăm theo đạ ới …

Phản biện Inrasara: Balamon đại diện phái nam, Bani đại diện …

Phản biện Inrasara: Thánh đường Hồi giáo không ghi tiếng Việt

Ts.Putra Podam: Phản biện Inrasara "vu khống Chính phủ Việt …

Ts.Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực …

Phản biện Inrasara: giáo sĩ Awal thờ nhiều thần Balamon của ấn độ

Cái gọi là tôn giáo "Bani" là âm mưu lừa bịp dân tộc Chăm

Inrra Sara: Cải cách tôn giáo - Chưa đối thoại đã bỏ chạy - Block …