Inrasara tên thật là Phú Trạm (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại thôn làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận. Ông là một tín đồ Chăm Ahier, tổ tiên Ahier có thờ Po Allah, bản thân Inrasara không thích nên ông muốn gạt bỏ Allah và đi tuyên truyền chống Awal (Hồi giáo Champa xưa, nghĩa là chống hệ thống giáo sĩ Acar).
Trên trang Cộng Đồng Chăm Bà Ni, Ông Inrasara có đăng bài với tựa: CĐCB đối thoại với Inrasara, bài-7: “TẠI SAO CHAM PANDURANGA KHÔNG NÊN THEO ISLAM”
Đọc qua tựa đề thấy hiện rõ bản chất phân biệt tôn giáo của Inrasara. Ông cổ võ hệ phái Bani Awal nên tránh xa Bani Islam, mà chính tổ tiên ông Inrasara cũng là Bani Ahier từ thế kỷ 17 đến nay (Bani Islam, Bani Awal và Bani Ahier đều tôn thờ cùng một thượng đế Allah, nhưng có khác về đức tin).
Trong bài viết, Inrasara khẳng định: “Bà-ni và Bà-la-môn là một tôn giáo của dân tộc Chăm cũng giống như Israel có tôn giáo dân tộc là Do Thái giáo”.
Đọc câu trên con nít cũng đánh giá được Inrasara là: “Urang lú pú”. Lấy Champa đi so sánh với Israel một dân tộc có tôn giáo độc thần đầu tiên của loài người.
Bởi:
1. Ông Inrasara đang nằm mộng Chăm cũng có tôn giáo như người Do Thái, nhưng Inrasara hoàn toàn không biết Bani Awal, Bani Ahier đều có nguồn gốc từ Moses (đạo Do Thái) là tôn giáo độc thần thờ thượng đế Allah (Giê-hô-va, tuhan, ông trời, Po Aluah, …).
2. Inrasara cũng như nhiều người Chăm Ahier, hôm nay vẫn còn nằm mơ cho rằng tôn giáo Bà-la-môn là do tổ tiên Chăm sáng lập? (Thực tế theo Ban Tôn giáo Chính phủ: Bà-la-môn là chữ Việt phiên âm từ tiếng Phạn là tôn giáo được Hindu kế thừa tại Ấn Độ, cũng giống như Hồi giáo là chữ Việt phiên chữ từ Islam của của người Ả Rập, …).
3. Inrasara cũng như Ts. Thành Phần cho rằng Bà-ni và Bà-la-môn là tôn giáo do tổ tiên Chăm sáng lập, bởi vua Po Rome là giáo chủ? Hai tôn giáo này tuy hai mà một, độc nhất vô nhị trên thế giới. (theo tôi hai vị này đi làm trò hề chắc kiếm nhiều tiền đây).
4). Theo tôi, Inrasara và Ts. Thành Phần không hiểu tôn giáo là gì và càng không biết Bà-ni và Bà-la-môn là gì?
5). Nếu Bà-ni và Bà-la-môn là tôn giáo do tổ tiên Chăm sáng lập, thì mời hai vị trả lời thông tin như: Thượng đế hay thần yang mà Chăm đang thờ tên gì? Giáo chủ người sáng lập hai tôn giáo đó là ai? Tôn giáo thành lập giai đoạn nào? Kinh thánh hay kinh sách nội dung viết gì? Viết tiếng gì? Cơ sở tôn giáo xây ở đâu? Giáo lý, giáo luật có phải tiếng Chăm không? …
6). Người Chăm hiện nay có thực sự đang thờ Hindu không? như thần Brahma, Vishnu, Shiva, Parvati, Ganesha, … (câu trả lời là không và Chăm hoàn toàn không biết).
7). Champa xưa có thờ Hindu (quen gọi: Bà-la-môn như thần Brahma, Vishnu, Shiva, Parvati, Ganesha, … nhưng chỉ trước thế kỷ 15, còn sau thế kỷ này Chăm chuyển sang agama Awal (Hồi giáo củ) và Agama Ahier (Hồi giáo mới) không ai thờ các thần (Lord) của Hindu nữa.
8). Việc Chăm Ahier tiếp quản cúng Tháp (vì Ahier thờ Allah Đấng Tối cao và thần yang vua chúa Champa), nên nhớ, “cúng” khác “thờ”. Cũng giống như người Kur ở Campachia hiện nay là Phật giáo (không phải Hindu) nhưng vẫn tiếp quản Tháp Angkor và thỉnh thoảng đi thăm và cúng trong tháp.
9). Inrasara và Ts. Thành Phần luôn tuyên bố, Bà-la-môn thờ thần yang Bà-ni và Ba-ni thờ thần yang Ba-la-môn. (Hai vị này tào lao thật đấy). Hỏi thử Bà-la-môn thờ yang Bà-ni là tên gì? Thờ ở đâu? Bà-Ni không có Yang để cho Bà-la-môn thờ,… mà Bà-la-môn có thờ Po Allah của Ả Rập (Islam) mà thôi.
Ngược lại hai vị nói, Bà-ni thờ yang thần Bà-la-môn thì thờ ở đâu? Thần tên gì? Bà-ni có thờ thần Brahma, Vishnu hay Shiva ở trong Thánh đường hay trong nhà không?
10). Hai vị nên học thêm, Bani Awal và Bani Ahier có điểm chung là thờ Đấng Tối cao Allah, do đó họ không được xây bàn thờ để thờ tổ tiên trong nhà mà chỉ thờ Allah trong Thánh đường.
11). Hai vị cũng nên học thêm, tín đồ Hindu giáo của Ấn Độ, có lập bàn thờ trong nhà để thờ đa thần (Brahma, Vishu, Shiva, Paravati, Kartikeya, Ganesha,…) nhưng họ không bao giờ lập bàn thờ tổ tiên.
12). Ngày 24/3/2021(VN) trên Facebook Inra Sara xuất hiện bài viết nhằm chia rẽ tôn giáo với tựa đề: “SAO TA CỨ MÃI CHIỀU BÀ-NI?”, “HÀ CỚ CHAM ‘AHIER’ cứ “NÔ LỆ” BÀ-NI?”
Đây là phát biểu của một người ngu xuẩn, từ nhận định trên, Inrasara muốn tự mình cải cách tôn giáo.
Theo tôi, Putra Podam, không ai có quyền cải cách tôn giáo Chăm: AWAL-AHIER (ngoài những thay đổi thiết yếu cho hợp thời đại). Vì chính vua Po Rome đã kế thừa thành quả lịch sử tôn giáo dân tộc mà đưa ra hàn gắn dân tộc bằng cách đưa tôn giáo Ấn giáo thành Ahier giáo, nghĩa là Po Rome đã truyền đạo Asulam cho tín đồ Balamon, và mong Chăm Ahier cùng Chăm Awal cùng thờ phượng ALLAH như Đấng Tối cao, đây là cách hàn gắn tôn giáo của vua Po Rome ở Champa và chỉ có ở Champa xưa.
Trong tôn giáo không ai chiều ai, càng không có chuyện “Chăm Ahier” nô lệ “Chăm Awal” như Inrasara nói. Đây là phát biểu của kẻ thiếu hiểu biết nhằm mục đích chia rẻ tôn giáo giữa Chăm Awal và chăm Ahier.