Ts.Putra Podam: Phản biện Inrasara "vu khống Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo người Chăm"

Written by Putra Podam
In category Bài báo
Feb 26, 2023, 3:06 AM

Đăng online: kauthara.org

Email: kautharanews@yahoo.com                                                    

Facebook: Putra Podam                                                                    

Tác giả: TS.Putra Podam

 

LINK: BÀI VIẾT FILE PDF

Ts.Putra Podam: Phản biện Inrasara "vu khống Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo người Chăm"

CLIPINRASARA TUYÊN BỐ- Chính phủ VN xóa tôn giáo người Chăm 

TÓM TẮT: Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết. Người Chăm nói riêng và thần dân Champa nói chung trước thế kỷ 15 chỉ có tiếp nhận hai tôn giáo chính từ nước ngoài, đó là Hindu (Balamon) từ Ấn Độ, và Islam (Hồi giáo) từ Ả Rập. Sau thế kỷ 15, tôn giáo Balamon suy tàn, nhường ngôi cho Islam thống trị hoàng gia Champa. Thế kỷ 17, Islam tại Champa phát triển cực thịnh sau khi bang giao với thế giới Melayu như Jawa - Indonesia, Brunei, Johor, Kalantan Malaysia. Cũng trong thế kỷ này, xuất hiện hai thuật ngữ Awal, Ahier (tiếng Ả Rập), tức triều đại vua Po Rome đã buộc tín đồ Hindu (Balamon) phải thờ Thượng đế Allah cùng tín đồ Awal để dân tộc được đoàn kết. Trải qua các thời kỳ Pháp thuộc, VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) và VN XHCN (Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa) thì tôn giáo người Chăm trong Danh mục Chính phủ chỉ ghi Hồi giáo (không có Bani). Thế nhưng năm 2021, Inrasara người Chăm Ahier tại tỉnh Ninh Thuận tuyên bố Chính phủ Việt Nam đã xóa tôn giáo Bani của người Chăm và tự chuyển thành đạo Hồi mặc dù người Chăm “đấu tranh và liên tục đấu tranh 4 năm vẫn chưa ngã ngũ”. Theo chúng tôi người Chăm Awal (Hồi giáo) khẳng định, lời tuyên bố của Inrasara chỉ là lời nói sàm, nói ngắc ngứ, là vu khống, là bịa đặt và hoàn toàn vô giá trị. Có lẽ lời tuyên bố của Inrasara chỉ dành cho Kiều Maily, Xuân Bào và thầy trò của ông Thành Phần thì đúng hơn. Từ cơ sở trên, chúng tôi đề nghị tín đồ Awal, Ahier hãy đoàn kết, thực hiện tốt những gì mà tổ tiên Champa để lại, tức Awal, Ahier cùng tôn thờ Allah (Pô Awluah là Pô chung). Đồng thời đề nghị ông Inrasara, ông Thành Phần hãy dừng lại, đừng phát biểu sai trái gây mất đoàn kết và chia rẽ không đáng có trong cộng đồng người Chăm.

1. INRASARA TUYÊN BỐ

Salam, xin chào quý vị và các bạn đến với chương mục văn hóa Chăm trên kênh Inrasara TV. Câu chuyện chúng ta hôm Bani sáng tạo độc đáo của Chăm.

Inrasara tuyên bố 1: “Cộng đồng Ninh Thuận và Bình Thuận có hai tôn giáo chính: Bani và Balamon còn gọi là Awal, Ahier.”

Inrasara tuyên bố 2: “Trước năm 1975 và sau đó, người Chăm Bani ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trên Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước hoặc Hộ khẩu đều ghi là tôn giáo Bani.”

Inrasara Tuyên bố 3: “Bỗng dưng năm 2017, khi tín đồ Bani làm CMND (Chứng minh nhân dân) thì tên tôn giáo Bani bị đổi thành thành tôn giáo Đạo Hồi. Rồi tên tôn giáo Bani cũng biến mất trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, đó là điều rất là lạ, nó tạo một sự hoang mang cực độ trong cộng đồng Chăm Bani.”

Inrasara Tuyên bố 4: “Chức sắc tôn giáo Bani và tín đồ Bani đấu tranh và liên tục đấu tranh 4 năm qua vẫn chưa ngã ngũ. Hôm nay, nhân Ramuwan năm 2021, hai bạn trẻ Chăm Bani là Kiều Mai Ly và Xuân Bào đến gặp tôi để trao đổi về vấn đề tôn giáo và tên tôn giáo Bani.”

CLIPINRASARA TUYÊN BỐ- Chính phủ VN xóa tôn giáo người Chăm 

 

2. PHẢN BIỆN

Inrasara tuyên bố 1: “Cộng đồng Ninh Thuận và Bình Thuận có hai tôn giáo chính: Bani và Balamon còn gọi là Awal, Ahier”.

Phản biện 1: Người Chăm nói riêng và Champa nói chung, tổ tiên người Chăm không phát minh hay không sáng tạo ra một tôn giáo nào, mà tổ tiên người Chăm chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn từ nước ngoài, đó là Hindu (Balamon từ Ấn Độ) và Islam (Hồi giáo từ Ả Rập).

a). Tôn giáo Hindu (Brahmin/Brahman): phiên âm Hán Việt: Bà-La-Môn (Balamon). Là đại diện tầng lớp cao nhất gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái.

Đạo Hindu (Balamon): thờ tam vị thần Trimurti như: Brahma (thần sáng tạo), Vishnu (thần bảo tồn), Shiva (thần hủy diệt).

Đạo Hindu (Balamon) được tổ tiên Champa tiếp nhận sớm nhất có thể vào thế kỷ 2, sau đó Hindu (Balamon) đã bị suy thoái và triệt tiêu vào năm 1471, tức năm thất thủ thành Đồ Bàn (Vijaya) thủ đô của vương quốc Champa. Thời điểm đó tôn giáo Balamon bị triệt tiêu không chỉ những ở Champa mà cả một số nước ở Đông Nam Á như Lao, Khmer, Thai, Jawa, …

Hình 1. Tam vị thần Trimurti: Brahma (thần sáng tạo), Vishnu (thần bảo tồn), Shiva (thần hủy diệt). Tam vị thần được tín đồ Hindu (Balamon) tôn thờ. Nguồn: Internet. Chú ý: Người Chăm Ahier ngày nay chỉ thờ Thượng đế Allah, không còn thờ tam vị thần Ấn Độ.

b). Tôn giáo Islam (Islam, Bani, Awal, Ahier: tiếng Ả Rập; Asulam, Athulam, Athalam: phiên âm tiếng Ả Rập sang tiếng Chăm). Phiên âm Hán Việt thành: Hồi giáo (đạo Hồi).

Đạo Islam (Hồi giáo): thờ duy nhất Allah là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.

Đạo Islam (Hồi giáo) được tổ tiên Champa tiếp nhận sớm nhất vào cuối thế kỷ 9 và sau đó phát triển mạnh, cực thịnh vào thế kỷ 17 (triều đại vua Po Klaong Mâh Nai/Po Mah Taha, vua Po Rome, vua Po Nraop, …).

Hình 2. Thánh đường (Masjid) nơi thờ phượng thượng đế Allah của tín đồ Islam. Nguồn: Blue Mosque and Bosphorus in Istanbul | © agefotostock / Alamy Stock Photo.

c). Tôn giáo Awal/Ahier (tiếng Ả Rập), cả hai dòng đều thờ duy nhất Thượng đế Allah.

Awal: nghĩa Hồi giáo cũ, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo tiếp nhận từ ban đầu, Hồi giáo tiếp nhận lúc truyền sang Champa từ thế kỷ 9 cho đến nay. Awal thờ phượng Đấng Allah Duy Nhất, Đấng Tối Cao và không thờ thần linh nào khác.

Ahier: Hồi giáo mới, Hồi giáo sau cùng, là Hồi giáo tiếp nhận Thượng đế Allah từ thế kỷ 17 cho đến nay. Ahier thờ phượng Allah Đấng Tối Cao, ngoài ra Ahier còn nhiệm vụ tiếp nhận và chăm sóc đền tháp Champa (tưởng nhớ, ghi ơn công lao tổ tiên, vua chúa Champa, và thần linh Champa, chứ không thờ phượng tổ tiên hay vua chúa Champa).

Khi thờ phượng Thượng đế Allah, thì Agama Ahier phải phụ thuộc hoàn toàn vào Agama Awal, vì dòng Ahier không có giới tăng lữ để phục vụ trực tiếp Allah, do đó phải mời giáo sĩ Acar từ phía Awal đến để phục vụ lễ tục.

Hình 3. Thánh đường (Masjid/Magik) nơi thờ phượng thượng đế Allah của tín đồ Agama Awal.vThánh đường (Magik) thiết kế cho Bình Minh. Nguồn: Putra Podam.

Khẳng định 1: Từ Mục Inrasara tuyên bố 1, chúng tôi đã phản biện và khẳng định như sau:

Khẳng định 1a: Tổ tiên người Chăm hay Champa đã không tạo lập, không thành lập, không sáng lập, không phát minh ra một tôn giáo nào, nghĩa là người Chăm không sinh ra một tôn giáo nào, mà chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn, hai nền văn minh lớn từ thế giới bên ngoài đó là Hindu (Balamon) từ Ấn Độ, và Islam (Hồi giáo) từ Ả Rập.

Khẳng định 1b: Hindu (Balamon) tồn tại ở Champa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15. Sau thế kỷ 15 không còn tồn tại đạo Hindu (Balamon) tại Champa, mà tín đồ Balamon đã chuyển sang Agama Ahier từ thế kỷ 17, nghĩa là tín đồ Ahier không còn thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …không lập bàn thờ trong nhà để thờ tam vị thần Trimurti như người Hindi ở Ấn Độ, thay vào đó, tín đồ Ahier thờ Đấng Tối Cao Allah, và tiếp quản đền tháp Champa để chăm sóc, tổ chức lễ ghi ơn bậc tiền nhân Champa, chứ không phải thờ phượng. Điều này tương tự như giới tăng lữ Phật giáo tại Campuchia ngày nay, họ đang tiếp quản đền Đế Thiên (Angko Wat), đền Đế Thích (Angko Thom), …của Hindu (Balamon) xưa, để chăm sóc, để ghi ơn và tưởng nhớ bậc tiền nhân… chứ giới tăng lữ Phật giáo Campuchia không thờ phượng thần Brahma, Vishnu, Shiva của Hindu (Balamon). Nói thêm, Phật giáo tại Việt Nam hôm nay, không phải là tôn giáo do tổ tiên người Việt sáng lập, mà người Việt chỉ tiếp nhận Phật giáo từ Ấn Độ (India), và Phật giáo được truyền đi khắp nơi như: Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Lào, Phật giáo Campuchia, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Myanma, …

Khẳng định 1c: Bani và Balamon xét về mặt chính thống giáo thì không phải là Awal và Ahier, như đã giải thích trong Mục Khẳng định 1b. Vì Balamon (Hindu) không còn tồn tại trong vương quốc Champa kể từ thế kỷ 15, và dĩ nhiên Balamon (Hindu) không còn tồn tại trong xã hội người Chăm hiện nay (thế kỷ 21).

Bani “nghĩa là Đạo” như: Bani Buddhism (đạo Phật), Bani Catholic (đạo Thiên Chúa), Bani Protestant (đạo Tin Lành), … Bani mặc định ám chỉ cho tôn giáo Islam chính thống thờ Allah. Do đó Bani chính thống không phải là Agama Awal. Hiện nay, Awal là một tín ngưỡng chưa đủ điều kiện để trở thành một tôn giáo, mà Awal chỉ kế thừa chưa trọn vẹn từ Islam (Hồi giáo) mặc dù tôn thờ Đấng Allah, tôn kính Nabi Muhammad và sử dụng thiên kinh Koran (tiếng Ả Rập), …

Xét về nguồn gốc Islam tại Champa, thì Awal là một dòng của Hồi giáo Champa theo nhánh Sunni là nhánh tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Do đó, Awal là một hệ phái của Hồi giáo Champa nằm trong 73 hệ phái Hồi giáo trên thế giới.

Hình 4. Sơ đồ Awal Champa nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.

Kết luận1: Từ Mục Inrasara tuyên bố 1, cho thấy Inrasara hoàn toàn thiếu kiến thức về tôn giáo không những Bani mà cả Balamon.

Người Chăm, tổ tiên người Chăm và urang Champa đã không sáng lập, không sáng tạo, không sáng chế ra một tôn giáo nào như Inrasara tuyên bố. Mà tổ tiên Chăm hay Champa chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn từ bên ngoài đó là Hindu (Balamon) từ Ấn Độ, và Islam (hồi giáo) từ Ả Rập.

Thế kỷ 17 (triều đại vua Po Rome) có sử dụng hai thuật ngữ tiếng Ả Rập là Awal và Ahier. Trong hai thuật ngữ này Awal không có gì mới, chỉ có Ahier tiếp nhận cái mới từ Awal, đó là tín đồ Ahier từ giai đoạn này phải thờ Thượng đế Allah (thay vì trước thế kỷ 15 phải thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva).

Điều này có nghĩa là triều đại vua Po Rome đã truyền đạo Islam (Hồi giáo) cho tín đồ Hindu (Balamon) cũ và nay trở thành Ahier (thờ Đấng Allah Duy Nhất, và tiếp quản chăm sóc đền tháp, ghi ơn, để tưởng nhớ đến bậc tiền nhân và vua chúa Champa).

Tín đồ Ahier và Awal cùng mẫu số chung là cùng tôn thờ Thượng đế Allah. Từ đây, Ahier không còn thờ tam vị thần Trimurti, nghĩa là Ahier và cả Awal không được lập bàn thờ trong nhà để thờ thần thánh, thần linh, vua chúa, ông bà, tổ tiên, … và cả cha mẹ. Awal và Ahier đã thực hiện luật định của Islam từ xưa cho đến ngày nay.

Hình 5. Vua Po Rome (vị vua Islam – Hồi giáo), niên hiệu: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Dòng dõi vương triều theo Asulam tại Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia. Ảnh: Internet.

 

**

Inrasara tuyên bố 2: Trước năm 1975 và sau đó, người Chăm Bani ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trên Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước hoặc Hộ khẩu đều ghi là tôn giáo Bani”.

Phản biện 2: Theo nghiên cứu Tây phương, văn học Chăm, tài liệu Hoàng gia Champa, tự điển Étienne Aymonier, tự điển G. Moussay, … và nhiều tài liệu nghiên cứu có giá trị khác đều cho rằng Champa đã tiếp nhận Islam (Hồi giáo, Bani là tín đồ Hồi giáo) từ Ả Rập.

Bani là tiếng Ả Rập có nghĩa là “Đạo”, Bani xuất hiện trong Thiên kinh Qur’an (Koran) thường xuyên. Bani nghĩa là “Đạo” chứ không phải “Đạo” tên Bani. Bani mang nghĩa tương tự “Agama” là đạo theo tiếng Hindi (Ấn Độ). Bani là “Đạo” ám chỉ cho những tín đồ theo Islam chính thống giáo tôn thờ Thượng đế Allah. Do đó, người Chăm thường dùng Agama Awal, Agama Ahier, … chứ người Chăm không bao giờ dùng Agama Bani. Chăm Bani (nghĩa là Chăm theo đạo, Chăm có đạo) mà đạo mới là Islam hay Awal.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, người Chăm tại Bình Thuận, Ninh Thuận trước 1975 đều ghi “đạo Hồi” hay “Hồi giáo” trong CMND (chứng minh nhân dân) hay sổ hộ khẩu, và trong Danh mục Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ công nhận tôn giáo: Hồi giáo.

Tuy nhiên trong vài năm gần lại đây, do tính chủ quan của ngành Công An tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cho rằng “Bani” tương đồng “Hồi giáo” nên ghi trong CMND là tôn giáo: Bani, mặc dù không có tôn giáo Bani trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khẳng định 2: Từ Mục Inrasara tuyên bố 2, chúng tôi đã phản biện và khẳng định như sau:

Khẳng định 2a: Trước 1975 từ thời VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) cho đến thời Pháp thuộc 1858-1954 trong hồ sơ, CMND hay sổ hộ khẩu chỉ ghi tôn giáo: đạo Hồi.

Sau 1975, thời Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN), trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ duy nhất ghi: Hồi giáo (không ghi Bani).

Hình 5. Giấy CMND, dân tộc Chiêm, Tôn giáo Hồi giáo, do công an Thuận Hải cấp năm 1979.

Kết luận2: Trước và sau 1975, trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ công nhận: Hồi giáo (không có Bani, không có tôn giáo Bani, vì Bani không phải là một tôn giáo).

Từ Mục Inrasara tuyên bố 2, cho thấy Inrasara hoàn toàn nói sàm, bịa đặt, tuyên bố không có cơ sở. Cho thấy Inrasara hoàn toàn không biết nguồn gốc và lịch sử tôn giáo du nhập vào Champa.

Phát biểu của Inrasara chỉ phù hợp ở góc độ phát ngôn bừa cho Kiều Mai Ly, Xuân Bào và đâu đó thêm cho thầy trò của ông Thành Phần.

 

***

Inrasara tuyên bố 3:Bỗng dưng năm 2017, khi tín đồ Bani làm CMND thì tên tôn giáo Bani bị đổi thành thành tôn giáo Đạo Hồi. Rồi tên tôn giáo Bani cũng biến mất trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, đó là điều rất là lạ, nó tạo một sự hoang mang cực độ trong cộng đồng Chăm Bani”.

Phản biện 3: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được Nhà nước Việt Nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. 

Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani đã hoạt động qua ba nhiệm kỳ, tín đồ Chăm Bani (Chăm có đạo) đã chấp hành và sinh hoạt tốt cả việc đạo việc đời.

Năm 2021, Bộ Công an thay đổi CMND sang CCCD (căn cước công dân) gắn chíp cho phù hợp điều kiện mới trên quy tắc hội nhập quốc tế và hội nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do đó, trên CCCD không còn thể hiện mục tôn giáo và dân tộc. Điều đáng bàn CCCD không chỉ dành riêng cho dân tộc Chăm mà dành cho cả 54 dân tộc Việt Nam.

Inrasara tuyên bố rằng, Chính phủ Việt Nam đã tự động đổi tôn giáo Bani của người Chăm thành tôn giáo đạo Hồi là hoàn toàn sàm ngôn và không có cơ sở.

Inrasara tuyên bố tiếp, “Rồi tên tôn giáo Bani cũng biến mất trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ”. Rõ ràng ông Inrasara chụp mũ, kết tội Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương chính sách xóa tôn giáo của người Chăm. Việc Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo người Chăm theo ông Inrasara “đã gây hoang mang cực độ cho người Chăm.”

Thử hỏi Inrasara, CCCD sẽ được dùng cho cả 54 dân tộc Việt Nam, nhưng 53 dân tộc khác hoàn toàn đồng ý, nhưng chỉ có ông Inrasara và ông Thành Phần người Chăm phản đối Chính phủ Việt Nam, vậy 53 dân tộc kia không biết gì khi Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo và dân tộc của họ?

 

Hình 5. Giấy CMND, dân tộc Chăm, Tôn giáo Hồi giáo, do công an Ninh Thuận cấp năm 2016.

Khẳng định 3: Từ Mục Inrasara tuyên bố 3, chúng tôi đã phản biện và khẳng định như sau:

Khẳng định 3a: Từ Mục Inrasara tuyên bố 3, khẳng định tổ tiên người Chăm không sáng tạo ra tôn giáo, người Chăm không có tôn giáo, càng không có tôn giáo Bani và càng không có tôn giáo Bani được công nhận trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Khẳng định 3b: Không có chuyện bỗng dưng từ tôn giáo Bani bị đổi thành tôn giáo đạo hồi, mà người Chăm chỉ theo tôn giáo Hồi giáo (Islam, Awal) từ xưa gần 1200 năm.

Khẳng định 3c: Trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ không có mục tôn giáo “đạo Hồi” như Inrasara phán, mà chỉ có tôn giáo “Hồi giáo”.

Khẳng định 3d: Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam không xóa tôn giáo người Chăm như Inrasara tố cáo.

Hình 6. Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG.

Kết luận 3: Dân tộc Chăm hay Champa xưa không sáng tạo tôn giáo mà chỉ tiếp nhận tôn giáo Islam (Hồi giáo) gần 1200 năm. Do đó, người Chăm không tồn tại một tôn giáo tên “Bani”.

Chính phủ Việt Nam và Nhà nước Việt Nam không xóa tôn giáo của người Chăm như ông Inrasara tố cáo, việc Inrasara tố cáo Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo người Chăm chỉ là tuyên bố không giá trị, và thiếu hiểu biết.

Tuyên bố của Inrasara là sự kích động Chăm-Việt, khơi dậy lòng hận thù của người Chăm mất nước nên mất cả dân tộc và tôn giáo. Tuyên bố của Inrasara là kích động, xuyên tạc và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

 

****

Inrasara Tuyên bố 4:Chức sắc tôn giáo Bani và tín đồ Bani đấu tranh và liên tục đấu tranh 4 năm qua vẫn chưa ngã ngũ.”

Phản biện 4: Việc vu cáo Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của người Chăm không phải là giới giáo sĩ (Acar), chức sắc, bô lão và trí thức người Chăm. Nguyên căn gốc rễ là do ông Thành Phần tìm cách chống đối tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Thứ hai, ông Thành Phần đang thực hiện dự án Ấn Độ nhằm xóa bỏ tôn giáo Islam (Awal) của người Chăm, để đưa người Chăm quay trở lại tiếp nhận nền văn hóa, văn minh Ấn Độ.

Thứ ba, Thành Phần coi thường HĐSC, bô lão và trí thức Chăm, … khi Thành Phần và vợ Thành Phần tự viết đơn gửi Chính phủ Việt Nam đề nghị cấm chém trâu trong đam Tầng (padhi) của người Chăm, và đề nghị Chính phủ cấm người Chăm thực hiện lễ tục đám phước (ndam phuel) của người Chăm.

Thứ tư, Thành Phần coi thường luật pháp Việt Nam khi đi vận động từng người, từng nhà, từng làng, …tham gia lật đổ HĐSC và chống Chính phủ Việt Nam. Thành Phần lôi kéo và lợi dụng phụ nữ Chăm như: Thiên Thị Nín, Châu Thị Cành, Châu Thị Thổi, Châu Thị Trạnh, Kiều Thị Vân Tiên, Từ Thị Côn, Thành Thị Tâm, Dụng Thị Bích Thùy, Kiều Thị Mai Ly, Thành Thị Thanh Hiền, Thành Thị Kim Cúc, …và một số cán bộ đảng viên người Chăm như: Lưu Văn Đức, Nguyễn Văn Tỷ, Từ Công Thánh, Trưởng Văn Hai, Đạo Thanh Chiêu, Thành Kim Cục,  Thành Quang Dũng, Báo Ngọc Tính, Báo Ngọc Líp, Kiều Trung, Châu Văn Dè, Thông Phi, Đồng Sơn, Thập Liên Trưởng, Nguyễn Chế Xuân Bào, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lựu Đạn Điệp, Thông Minh Chánh, Thành Phần, Thành Thanh Hải, Quảng Đại Cẩn, …một số chức sắc tôn giáo: Sư cả Dương Thà, Sư cả Lư Thanh, Sư cả Dụng Sa, Imam Kiều Bát, Imam Kiều Lượng, Imam Kiều Nhợ, Imam Nguyễn Trọng Mường, Imam Đồng Tuyền, Imam Nguyễn Văn Công, Imam Trượng Thanh Huấn, Imam Kiều Ngọc Sơn, Imam Dương Điệp, Imam Kết, …tham gia tuyên truyền Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Chăm, dùng đồng tiền dơ bẩn mua chuộc một số chức sắc ký đơn rời bỏ sinh hoạt tôn giáo.

Khẳng định 4: Từ Mục Inrasara tuyên bố 4, chúng tôi đã phản biện và khẳng định như sau:

Khẳng định 4a: Những chuyên gia nghiên cứu, khoa học và trí thức Chăm, …khẳng định và cho rằng tín đồ người Chăm đang tôn thờ Thượng đế Allah, tôn kính Nabi Muhammad, và sử dụng thiên kinh Koran, … từ Ả Rập, và họ là tín đồ Islam (Awal, Bani) chỉ tiếp nhận Islam (Hồi giáo) từ Ả Rập, do đó, không chấp nhận việc làm sai trái, gây xáo trộn và mất đoàn kết của ông Thành Phần.

Khẳng định 4b: Chỉ một vài chức sắc do thiếu kiến thức, nhẹ dạ cả tin bởi sự dụ dỗ và mua chuộc đi chống HĐSC và đòi tôn giáo Bani.

Khẳng định 4c: Những ngôn từ của ông Inrasara tuyên bố ở trên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống và hoàn toàn không có giá trị.

Kết luận 4: Người Chăm đa phần đều nhận định rằng tổ tiên người Chăm tiếp nhận Islam từ Ả Rập, đó là Islam sơ khai, qua nhiều thế kỷ Islam trên thế giới đã bám vào Thiên kinh Koran để hoàn thiện dần và đã thay đổi sao cho phù hợp, riêng Islam Champa đã đổi tên thành Awal và giữ nguyên cho đến ngày nay. Từ đó, người Chăm nhận thức được rằng Awal là tôn giáo của họ bắt nguồn từ Islam. Do đó, họ luôn phản đối việc làm của ông Thành Phần và cho rằng ông Thành Phần đang buôn thần bán thánh, bán tổ tiên, bán văn hóa của người Chăm vì đồng tiền dơ bẩn của dự án từ Ấn Độ. Từ đó, nhiều người Chăm đã hiểu sự lừa phỉnh của ông Thành Phần, nên nhiều làng đa tẩy chay.

Hình 7. Tiến sĩ Putra Podam, dân tộc Chăm, tôn giáo Bani Awal (Hồi giáo).

 

3. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hoạt động tôn giáo trên mạng xã hội ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, bên cạnh những hoạt động của các tổ chức, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đã xuất hiện những cá nhân, tổ chức hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp. Mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức hoạt động của các tín đồ và tổ chức tôn giáo, được các cá nhân, tổ chức tôn giáo cả ở trong nước và nước ngoài đặc biệt quan tâm, chú trọng thông qua các hình thức: diễn đàn, hội thảo online; các nhóm kín; Facebook Fanpage, Zalo, TikTok, Zoom, Youtube, …

Cần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động tôn giáo. Cần chủ động đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trái pháp luật. Cần đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhằm góp ý giải quyết vấn đề “Cái gọi là tôn giáo Bani”, mà một số đối tượng chủ trương là những người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, kết hợp với đối tượng nước ngoài nhằm gây nhiễu thông tin, xáo trộn và bức xúc trong cộng đồng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo Hồi giáo), để giải quyết dứt điểm, chúng tôi xin góp ý vài nội dung sẽ giúp ích cho cộng đồng Chăm Bani (Chăm theo đạo).

a. Tổ chức lấy ý kiến: Cần tổ chức lấy ý kiến ở mỗi cơ sở tôn giáo, mỗi giáo sĩ (Acar) tự chọn và tự điền vào mẫu liệt kê. Theo Công văn số /BNV-TGCP ngày tháng năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam công nhận 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo được xếp Danh mục thứ 6 gồm 7 tổ chức tôn giáo. Trên Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ, không có tôn giáo: Bani.

Tôn giáo: ¨ Hồi giáo (Bani)                  Tôn giáo: ¨ Khác

Kết quả phiếu thu sẽ lọc được danh sách mà từng giáo sĩ đã chọn tôn giáo của mỗi cá nhân. 

b. Quản lý thánh đường: Cơ sở thánh đường là nơi cầu nguyện của mỗi giáo sĩ, tín đồ thuộc: Agama Awal (Hồi giáo). Do đó, cơ sở thánh đường sẽ được Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani quản lý và cấp giấy phép hoạt động. Giáo sĩ có phiếu tự chọn tôn giáo Hồi giáo (Bani) trong Mục a, mới được vào thánh đường Hồi giáo Bani hành lễ.

- Thánh đường mở cửa thực hành lễ nghi chỉ dành cho tín đồ theo: Agama Awal (Hồi giáo).

- Thánh đường không được mở cửa khi chưa có giấy phép của Hội đồng Sư cả.

- Thánh đường sẽ đóng cửa (niêm phong), nếu không đủ số lượng giáo sĩ thực hành lễ nghi.

c. Bổ sung kiến thức: Hiện nay hầu hết giáo sĩ Awal (Hồi giáo Bani) có trình độ văn hóa ở mức rất thấp hay quá thấp. Thậm chí có giáo sĩ không viết được chữ phổ thông, có nhiều giáo sĩ chưa nói ổn tiếng phổ thông, …Hầu hết giáo sĩ Awal không có khả năng trình bày, thuyết giáo, giảng thuyết hay lý luận các đề tài liên quan tôn giáo và xã hội.

Các giáo sĩ Awal chủ yếu chỉ trao dồi Thiên kinh (Koran – chữ Ả Rập), một vài người học chữ Thrah (chữ Chăm), … đa số giáo sĩ không biết giáo lý, giáo luật của tôn giáo như thế nào? Một số giáo sĩ vẫn chưa biết tôn giáo của mình tên gì? Một số giáo sĩ còn chưa biết mình đang thờ phượng ai? Một số giáo sĩ vẫn chưa biết Thiên sứ (giáo chủ) cần tôn kính tên gì? và nhiều vấn đề khác liên quan đến luật đạo, …

Để đội ngũ giáo sĩ Awal (Hồi giáo Bani) có kiến thức cơ bản về tôn giáo mà họ đang thờ phượng, Hội đồng Sư cả cần kiến nghị lên Ban Tôn giáo Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ như mở lớp trao dồi kiến thức cơ bản về tôn giáo cho đối tượng là giáo sĩ Awal. Cấp chứng chỉ tham gia lớp bồi dưỡng tôn giáo cho từng khóa học. Căn cứ vào chứng chỉ bồi dưỡng, trình độ văn hóa, đạo đức, lối sống, kiến thức lý luận về Thiên kinh Koran làm cơ sở xem xét trong dịp thăng chức, tấu chức hay thuyết giáo (khutbah).

 

4. KẾT LUẬN

Trong cộng đồng Chăm hiện nay, đã xuất hiện nhiều thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc hết sức phi lý, với mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình cảm của giáo sĩ (Acar) và tín đồ, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Một số đối tượng trong nước thiếu hiểu biết hoặc cố tình lợi dụng, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng không thể chia rẽ giới giáo sĩ (Acar), bởi người Chăm đã tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và các hoạt động được chính quyền quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, để giáo sĩ và tín đồ thuận lợi trong hoạt động tôn giáo ở mỗi địa phương.

Luận điệu xuyên tạc của ông Inrasara như tuyên bố ở trên là hoàn toàn không đúng sự thật, bịa đặt, vu khống Hội đồng Sư cả và Chính phủ Việt Nam. Do đó, chính quyền địa phương cần phải quan tâm và sớm vào cuộc để giải quyết tình trạng bất ổn tôn giáo trong cộng đồng Chăm như hiện nay.

 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

1. Tham khảo chứng minh nhân dân tôn giáo: Hồi giáo. https://kauthara.org/article/320

2. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552

3. Ts. Putra Podam là tín đồ Bani Awal. https://kauthara.org/article/427

4. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awalhttps://kauthara.org/article/552

5. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chămhttps://kauthara.org/article/543

6. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani . https://kauthara.org/article/542

7. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa . https://kauthara.org/article/536

8. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni . https://kauthara.org/article/535

9. Champa bảo vệ Hồi giáo (Islam) sau giai đoạn (1832-1975) . https://kauthara.org/article/526

10. Thánh đường: Nơi tôn thờ thượng đế Allah, tôn kính Nabi Muhammad . https://kauthara.org/article/520

11. Hồ sơ phản biện: "Đơn thôi tham gia Hội đồng Sư cả" của một số thánh đường Ninh Thuận . https://kauthara.org/article/518

12. Quyền tự do: Tín ngưỡng - Tôn giáo . https://kauthara.org/article/517

13. Giáo sĩ (acar) thờ phượng độc thần hay đa thần? . https://kauthara.org/article/516

14. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal . https://kauthara.org/article/509

15. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong . https://kauthara.org/article/508

16. Thực hư thế lực ngầm đang điều khiển Game tôn giáo Chăm? . https://kauthara.org/article/505

17. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa . https://kauthara.org/article/499

 18. Bani không phải đạo tên "Bani" . https://kauthara.org/article/497

19. Tìm hiểu nguồn gốc từ Ramawan - Đại lễ của Islam . https://kauthara.org/article/491

20. Bani Islam - Bani Awal - Bani Ahier: Không lập bàn thờ trong nhàhttps://kauthara.org/article/490

21. Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan . https://kauthara.org/article/489

22. Lễ báo hiếu ông bà (Harei Muk Kei) . https://kauthara.org/article/488

23. Lễ tảo mộ (Kabur rak) của Bani Awal và Bani Islam năm 2022 . https://kauthara.org/article/487

24. Lễ ngày thứ Sáu - Suk Yeng - Jumaat thôn Bình Minh (Haluw Aia Mamih) . https://kauthara.org/article/443

25. Hòa giải tôn giáo - Bani Awal (Hồi giáo Champa) . https://kauthara.org/article/438

26. VOV phỏng vấn Ts.Putra Podam liên quan tôn giáo Chăm . https://kauthara.org/article/436

27. Thiên kinh Koran (Quran) . https://kauthara.org/article/434

28. Bani Awal hay Islam cắt tóc ngắn Sunat sẽ được ân phước . https://kauthara.org/article/429

29. Ts. Putra Podam là tín đồ Bani Awal . https://kauthara.org/article/427

30. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm . https://kauthara.org/article/419