Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
May 13, 2022, 7:31 PM

Tham mưu cho Ban Tôn giáo Chính phủ

Khẳng định: Tôn giáo Chăm

- Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

- Tên tôn giáo: Hồi giáo hoặc Hồi giáo (Bani) hoặc Hồi giáo (Islam)

- Tên tổ chức: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani hoặc Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal

- Tên cơ sở: Thánh đường Hồi giáo (Bani)

Hình 1. Thánh đường Hồi giáo Thanh Kiết - Bình Thuận. Magik Haluw Njar (ꨟꨈꨪꩀ  ꨨꨤꨭꨥ  ꨒꩉ)

 

Hình 2. Thánh đường Hồi giáo Châu Hanh - Bình Thuận. Magik Haluw Caraih (ꨟꨈꨪꩀ  ꨨꨤꨭꨥ  ꨌꨣꨰꩍ)

 

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

 

1). Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah) là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).

 

2). Bani: Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.

 

3). Bani: Tự điển E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì nghĩa “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:

- Cam Bani: Người Chăm Hồi giáo

- Bani Ibrahim: Hồi giáo

- Bani Nabi: Hồi giáo

- Bani Muhhamat: Hồi giáo

- Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.

Hình 3. Tự điển Aymonier - Cabaton (1906). Định nghĩa: Bani = Islam = Hồi giáo như: Bani Ibrahim, Bani Nabi, Bani Muhammad.

 

 

4). Bani: Tự điển Gerard  Moussay (1971), định nghĩa: Bani là người Chàm theo đạo Hồi giáo.

 

Hình 4. Tự điển Gerard  Moussay (1971), định nghĩa: Bani là người Chàm theo đạo Hồi giáo.

 

 

5). Bani: Tự điển Bùi Khánh Thế (19951), định nghĩa: Bani là người Chàm theo đạo Hồi giáo cũ.

 

Hình 5. Tự điển Bùi Khánh Thế (1995), định nghĩa: Bani là người Chàm theo đạo Hồi giáo cũ.

 

 

6. Tự điển Kamus Melayu - Cam (2012), định nghĩa: Cam Bani Islam: Saya orang Cam beragama Islam

Hình 6. Tự điển Kamus Melayu - Cam (2012), định nghĩa: Cam Bani Islam: Saya orang Cam beragama Islam

 

 

7. Thiên kinh Koran (Surah 40)

Trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:

يبنى إسرءيل

(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!)

Hình 7. Bani trong Thiên kinh Koran (Surah 40).

 

Từ căn cứ trên, khẳng định Bani với nghĩa rộng là “tôn giáo”, “đạo Hồi”, nhưng nghĩa hẹp thì chỉ sắc dân có tín đồ thờ phượng Allah.

Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới Islam và thờ phượng Allah), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai “Awal” thờ phượng Allah).

Ngoài ra, Bani, Bini (Bin) thường dùng như tên lót cho giới tính nam của tín đồ Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …

Người Chăm thường nói: Nứ Nì (viết tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa là đứa con Bani hay tín đồ Islam.

Ngoài ra Chăm còn nói: Nứ Bì (viết tắt anak Nabi, mà Nabi ở đây là tên các thiên sứ), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.

Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal là tôn giáo của người Chăm có từ thế kỷ 17, kế thừa Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.

Người Chăm không bao giờ nói: “Agama Bani”, vì Bani không phải đạo mang tên “Bani”.

 

Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” là giới giáo sĩ (Acar) hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu xưa đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.

 

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới Islam (Asulam) theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon).

Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …

Kết luận: Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

 

Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

Hình 8. Giáo sĩ (Acar) theo Agama Awal (Bani Awal) Hồi giáo (Islam).

 

Hình 9. Tiến sĩ Putra Podam, tín đồ theo Agama Awal (Bani Awal) Hồi giáo (Islam).

 

Hình 10. Ts. Putra Podam, tín đồ theo Agama Awal (Bani Awal) Hồi giáo (Islam).

 

 

LINK: Xem Video Ts. Putra Podam thực hiện lễ tạ ơn tổ tiên (Muk Kei) tại Hoa Kỳ.

TS.Putra Podam thực hiện lễ tưởng nhớ gia tiên (Harei Muk Kei)