Champa bảo vệ Hồi giáo (Islam) sau giai đoạn (1832-1975)

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Aug 13, 2022, 9:52 PM

Theo Ts. Po Dharma, vua Minh Mệnh đã từng tiêu diệt người Việt theo Thiên Chúa Giáo hay vụ đào mồ của Lê Văn Duyệt vào năm 1835.  Từ đó, chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt là chuyện không tránh khỏi.

Khởi đầu cho cuộc trừng phạt, Minh Mệnh ra lệnh cách chức và bắt giam tất cả Quan thần Champa, tịch thu tất cả tài sản, đưa vào gông cùm để tra tấn, bắt người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán, tín ngưỡng hay tôn giáo của Champa.

Tiêu diệt chức sắc tôn giáo, ra lệnh trừng phạt bắt các vị giáo sĩ Chăm theo Awal (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông, …và bắt tu sĩ Chăm Ahier (Hồi giáo) phải ăn thịt bò, thịt heo, … cấm tuyệt đối người Chăm không được tổ chức các lễ tôn giáo hay nghi lễ của tín ngưỡng bản địa.

Ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, cấm mặc quần một ống

Ra lệnh bắt người Chăm phải đặt tên họ theo người Hoa như: Quảng, Hứa, Đàng, Lâm, Châu, Thành, … xóa bỏ tất cả những chức vụ quan lại Champa để thay vào đó những chức vụ mà hệ thống hành chánh Việt Nam đã qui hoạch như chánh tổng, lý trưởng, trùm, biện, hào mục, …

Chính sách trừng phạt của triều đình Huế đã làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống tổ chức xã hội Chăm để rồi trong gia đình người em không còn nhận anh, cháu không còn tôn trọng bậc chú bác, các thành viên trong gia đình đối xử với nhau như người Chăm-Kinh, không ngần ngại kéo nhau ra thưa kiện trước pháp lý Việt Nam.

Trước tình hình đó, Katip Sumat (1833-1834), vị học sĩ Chăm Islam sinh ở Kampuchea sang Serembi Mekah (tiểu vương quốc Kelantan, Malaysia) du học về triết lý Hồi Giáo, trở về giúp Champa chống lại kẻ xâm lược nhằm giải phóng Champa khỏi ách thống trị của Minh Mệnh.

Katip Ja Thak Wa (1834-1835), trước biến cố về chính sách thảm sát dã man của vua Minh Mệnh, vị giáo sĩ Katip Ja Thak Wa, một nhân vật Hồi giáo quan trọng trong triều đình Champa, đã từng tham gia chỉ huy trong phong trào Katip Sumat và đứng ra lãnh đạo nhân dân Champa, tổ chức mật trận chống triều đình vua Minh Mệnh, để đòi quyền được sống, quyền tín ngưỡng và tôn giáo.

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Cuộc khởi nghĩa thánh chiến (Jihad) chống Minh Mệnh, dưới ngọn cờ “Allahu Akbar” của Katip Sumat, và Katip Ja Thak Wa. Ảnh: Internet.

 

 Thế kỷ 19, khi Bình Thuận và năm tỉnh khác ở miền Nam đã được nhà Nguyễn trao lại cho người Pháp vào cuối cuộc chiến Pháp - Việt năm 1858-1861. Sự xuất hiện của thuộc địa Pháp tại Việt Nam thực sự đã kết thúc những cố gắng của nhà Nguyễn muốn quét sạch người Chăm.

Những nỗ lực để thiết lập lại mối liên kết truyền thống với thế giới bên ngoài, bao gồm cả những tiểu bang của Malay, đóng một vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện qua các báo cáo của các giáo sư tôn giáo (ulama) từ bán đảo Malay đã thường xuyên đến vùng đất Champa trước đây trong những năm cuối của thế kỷ 19 và những thập kỷ đầu của thế kỷ 20. (trích từ Quan hệ Việt Nam-Champa và mạng lưới khu vực Malay và Hồi giáo trong các thế kỷ 17-19) bởi Danny Wong Tze Ken.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2. Etienne Aymonier (Po Pareng) người có công bảo vệ tôn giáo và thần dân Champa khỏi bị diệt vong hoàn toàn bởi triều Nguyễn.

 

Thiếu Tướng Les Kosem - Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) người Kampuchea Islam (Khmer Islam) gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Kampuchea có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Kampuchea. Là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975.

Les Kosem là nhân vật rất thân cận với hoàng thân Norodom Sihanouk, vị tướng lãnh có quyền lực trong quân đội Kampuchea và cơ quan tình báo của vương quốc này. Với vai trò đó, Les Kosem đã thành công trong việc xây dựng một mặt trận đấu tranh vũ trang Fulro dưới lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa bằng cách gây áp lực với chính quyền Sài Gòn để giải quyết vấn đề dân tộc Tây Nguyên và Chăm.

Trước áp lực của Fulro, chính quyền Sai Gòn đã ban hành nhiều đạo luật đặc biệt về đất đai, kinh tế, xã hội, giáo dục, tôn giáo, … dành cho dân tộc thiểu số và hình thành một đơn vị hành chánh cao nhất trong nội các Việt Nam Cộng Hòa, đó là Bộ Phát Triển Sắc Tộc đặc dưới sự điều hành của Bộ Trưởng Sắc Tộc gốc người thiểu số.

 

 

 

 

 

 

Hình 3. Thiếu Tướng Les Kosem – Haji Les Kosem (Po Nagar) sinh ngày 27-3-1927 tại Kompong Cham, người Kampuchea gốc Chăm (Bani Islam). Ông là sĩ quan quân đội Kampuchea có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Kampuchea.

 

HIỆU KỲ CHAMPA (Champa là quốc gia Hồi giáo)

  Hình 4. Hiệu kỳ Champa, khẳng định Champa là quốc gia Hồi giáo (Photo: Kauthara).

[Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương)].

 

  Hình 5. Hiệu kỳ Champa, Hiệu kỳ được vẽ bằng kỹ thuật màu nước trên vải cotton. (Photo: Kauthara).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 6. CTMT. Y Bham Enoul (Chủ tịch Mặt trận 1), chào cờ Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia. Chủ tịch Mặt trận 1, là dân tộc Ede nhưng công nhận Champa là Quốc gia Hồi giáo từ thế kỷ 15.
 

 

HIỆU KỲ MẶT TRẬN CHAMPA (Giải phóng Cao Nguyên Champa)

 

 

 

 

 

Hình 7. Hiệu kỳ Mặt Trận 1 Giải Phóng Cao Nguyên Champa (Front de Libération du Champa, FLC). Khẳng định Champa là quốc gia Hồi giáo.

[Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng cho hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm)].

 

Hình 8. Hiệu kỳ Mặt trận Champa. Hiệu kỳ được vẽ bằng kỹ thuật màu nước trên vải cotton. (Photo: Kauthara).

 

Hình 9. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia. Dân quân FULRO tại Cao Nguyên vẫy cờ Hồi giáo Cao Nguyên Champa.

 

Hình 10. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak.

 

Giai đoạn 1832-1975, mặc dù bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã mang và cuộc khởi nghĩa của dân tộc Chăm dẫn đến thất bại hoàn toàn, nhưng sức mạnh của tinh thần dân tộc và truyền thống đấu tranh chống áp bức của dân tộc Chăm và thần dân Champa thể hiện qua các phong trào Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Thiếu Tướng Les Kosem (Haji Les Kosem), phong trào FULRO của các mặt trận Champa, Campuchia Krom, và Campuchia North đã để lại một dấu ấn lịch sử sâu sắc.

Nhắc lại giai đoạn 1832-1975, chúng ta cần nhắc cho thần dân Champa biết đến tinh thần bất khuất, kiên cường của các lãnh đạo phong trào, đặc biệt là các nhân vật Hồi giáo như: Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Thiếu Tướng Les Kosem (Haji Les Kosem), …Những cuộc khởi nghĩa trên đã khẳng định về lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, quyết tranh đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc và mong muốn khôi phục lại vương triều Champa.

Qua ba phong trào được liệt kê ở trên cho thấy, các lãnh đạo anh hùng dân tộc đều là người Hồi giáo như: Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Thiếu Tướng Les Kosem (Haji Les Kosem), …Đặc biệt phong trào FULRO (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức) đã khẳng định Champa là quốc gia Hồi giáo, vì mặt trận FULRO đã tôn vinh Hiệu kỳ Champa, và Hiệu kỳ Mặt trận Champa.

 

 

MỘT SỐ CMND SAU 1975 GHI: HỒI GIÁO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LINK: LIÊN KẾT

1. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

2.Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong

3. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa

4. Bani không phải đạo tên "Bani"

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vĩnh Lộc, (1965), "Cái gọi là "phong trào đòi tự trị" FULRO", Pleiku, Ban Mê Thuột.

 

2. Ngôn Vĩnh, (1983). "Fulro Tập Đoàn Tội Phạm", Nhà xuất bản Công an nhân dân.

 

3. Po Dharma, (2013), "Vương quốc Champa lịch sử 33 năm cuối cùng". International Office of Champa, San Jose, CA, USA.