Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 17, 2022, 12:25 AM

Thượng đế - Po:

      

 

Thiên sứ - Nabi:

       

 

Allah vĩ đại:

   

 

Thánh đường - Magik:

     

 

1. Thánh đường (مسجد phiên âm Ả Rập: Masjid, và phiên âm tiếng Chăm: Magik)

Hồi giáo: Chăm Bani tại Việt Nam tồn tại hai nhánh đó là: Bani Islam và Bani Awal. Để phân biệt giữa hai tín đồ người Chăm thường dùng Agama Islam (Bani Islam) hay Muslim và Agama Awal (Bani Awal) hay Bani. Đối với Chăm Islam, trước 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được Thiên kinh Koran giáo huấn. Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Awal ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng có tổ chức "Hội đồng Giáo cả" tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại.

Sau 1975, được sự đồng ý của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, tín đồ Chăm Islam đã thành lập: “Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo” được thành lập từ năm 1992, ở 52 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cộng đồng tín đồ Agama Awal ở Ninh Thuận có thành lập tổ chức “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận” tại làng Thành Tín (Haluw Cuah Patih), xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Và cộng đồng tín đồ Agama Awal ở Bình Thuận có thành lập tổ chức “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận” tại làng Thanh Kiết (Haluw Njar), xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Về cơ bản thì kiến trúc Thánh đường (Masjid-Magik) của Bani Awal và Bani Islam khá tương đồng và giống nhau, đều ảnh hưởng kiến trúc Champa cổ, cộng với sự ảnh hưởng văn hóa Islam. Ngày nay người Chăm Châu Đốc xây thánh đường với thiết kế ảnh hưởng kiểu dáng Trung Đông, chứ không phải kiến trúc riêng của người Chăm Bani Islam.

Hình 1. Cổng thánh đường (Magik) của Agama Awal (Bani Awal) ở Bình Thuận.

 

Magik Awal và Masjid Islam trên thế giới đều thiết kế xây theo hướng về phía thánh địa Makkah hay từ bất cứ địa điểm nào trên trái đất Majid (Magik) đều luôn hướng Kaaba  “Qibla - Kiblat” về Makkah. Ở Việt Nam hướng Kiblat trùng với hướng Tây (hướng mặt trời lặn), do đó thánh đường ở Việt Nam thường xây về phía Tây và cửa chính ra vào có thể là hướng Đông.

Hình 2. Hướng Kiblat trùng hướng Tây (định vị tại Việt Nam).

 

Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, đất đai chật, hẹp và nhỏ nên điều kiện xây thánh đường cửa chính không còn đúng hướng theo luật định vì còn phụ thuộc vào con đường hay mặc đường và mặc tiền của ngôi nhà. Hơn nữa, nhiều thánh đường lớn hiện nay thì ngoài cửa chính, còn có nhiều cửa phụ khác. Như Thánh đường UTM ở Johor Bahru - Malaysia có bảy cửa ra vào, nhưng hành lễ phải duy nhất là hướng Makkah.

 

Tuy nhiên ở thành phố San Jose – California, hướng Kaaba (hướng Kiblat) nằm lệch ở hướng 19 độ Bắc (không phải hướng Tây như Việt Nam) như hình chụp dưới đây.

Hình 3. Hướng (Kiblat) Makkah lệch 19 độ Bắc, Định vị tại Los Angeles-California-America.

Bên trong chính diện, phía trước hướng Makkah nơi Imam hướng dẫn hành lễ, thường phải có Minbar là nơi giáo sĩ Katip giảng giáo lý. Ngoài ra, bên góc thánh đường thường có tháp cao để giáo sĩ (Azan) kêu gọi tín đồ đã đến giờ dâng lễ và hành lễ Solat (salah).

 

 

2. Thượng đế (الله‎ Phiên âm: Allah, Allaha - Allahi - Allahu - Allaho), Jehova, Tuhan, Ông trời, Po Allah,...)

Allah trong tiếng Ả Rập (Arabic) để chỉ định Thiên Chúa, Đức Chúa Trời, Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Chúa Tể, … Ông Trời (tiếng Việt); Po (tiếng Chăm); Jehova (Do Thái); Tuhan (Indonesia),… Danh từ Allah thường chỉ dành riêng cho tín đồ Bani Islam hay Bani Awal. Allah (swt): SWT là viết tắt của "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa: “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”.

Thượng đế Allah trong Thiên kinh Koran xuất hiện nhiều tên gọi khác nhau. Trong bài này Putra Podam chỉ giới thiệu một số tên gọi: Allah, Allaha, Allahi, Allahu (Allahu và Allaho), … (Đây là phiên âm Quốc tế). Tuy nhiên khi chữ Ả Rập (Arabic) được sáng tạo thành chữ Jawi, Jawi Mã Lai hay Jawi Champa,… thì một số chữ cái thay đổi theo cho phù hợp tiếng nói của mỗi dân tộc, quốc gia.

Như vậy, những từ Allah, Allaha, Allahi, Allahu được phát sinh thành Allah, Allaha, Allahi, Allahu và Allaho (theo Jawi Malaysia).

Hình 4. Allah (Thượng đế Allah. Allahu Akbar - Allah vĩ đại).

 

Allah là ai?

Người Ả Rập (Arab) thời tiền Islam tin rằng Allah là Đấng Tạo Hóa, và tín đồ Islam tin rằng: “Quả thật, Rabb (Chúa) của các người là Allah, Đấng đã tạo các tầng trời và trái đất trong sáu ngày rồi Ngài tự lên ngôi trên chiếc Ngai Vương...”. “Ngài đã tạo các tầng trời không cần các cột trụ chống đỡ mà các người có thể nhìn thấy và Ngài đã dựng lên trên mặt đất những quả núi vững chắc, sợ rằng (đất) sẽ rung chuyển với các người và Ngài trải ra nơi đó đủ loại thú vật...”.

Lịch sử tôn giáo Champa từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, thì Hồi giáo là Quốc giáo. Trong đó gồm hai hệ phái tín ngưỡng là: Agama Awal và Agama Ahier (viết theo tiếng Ả Rập là: Bani Awal và Bani Ahier), cả hai đều tôn thờ thượng đế Allah (Po Allah) là một tôn giáo độc thần.

 

 

3. Hồi giáo (إسلام Phiên âm Ả Rập: Islam, Chăm thường dùng: Agama Awal (Bani Awal): là một tôn giáo độc thần, tôn thờ thượng đế Allah là Đấng Tối Cao và Duy Nhất. Thánh đường (Masjid - Magik) là ngôi nhà của Allah, là nơi thờ phượng thượng đế Allah của hệ thống giáo sĩ (Acar) Agama Awal.

Đối với tín đồ Agama Awal (Bani Awal) ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều thiết kế thánh đường hướng về phía Makkah và ghi trên thánh đường chữ:

Allah  - Muhammad

     

 

 

A. MỘT SỐ THÁNH ĐƯỜNG AGAMA AWAL Ở NINH THUẬN

Thánh đường Agama Awal (Bani Awal) thường ghi: Allah - Muhammad.

 

a1. Thánh đường Thành Tín (Magik Haluw Cuah Patih)

Thành Tín (Palei Cuah Patih) làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước được biết đến là làng có những dải cát trắng trải dài bên phía đông của làng. Thành Tín nổi tiếng với bài hát “Bhum adei” do nhạc sĩ Ama Nhân sang tác.

 

Hình 5. Cổng chính Thánh đường Thành Tín (Magik Haluw Cuah Patih).

 

Hình 6. Allah - Muhammad ghi trước của chính thánh đường Thành Tín.

 

Hình 7. Allah - Muhammad ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar), và ngôi sao trăng liềm biểu tượng của Hồi giáo (Agama Awal - Bani Awal).

 

Hình 8. Allah - Muhammad ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar), và ngôi sao trăng liềm ghi trên tường là biểu tượng của Hồi giáo (Agama Awal - Bani Awal).

 

Hình 9, 10. Allah - Muhammad và ngôi sao trăng liềm biểu tượng của Hồi giáo (Agama Awal - Bani Awal) ghi trên đỉnh thánh đường.

 

Hình 11. Cổng thôn Văn hóa Thành Tín (Palei Cuah Patih).

 

 

-----*****-----

a2. Thánh đường Văn Lâm (Magik Haluw Rem)

Văn Lâm (Palei Rem) làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước. Văn Lâm làng tựa theo quốc lộ 1A.

Hình 12. Allah - Muhammad và ngôi sao trăng liềm biểu tượng của Hồi giáo (Agama Awal - Bani Awal) ghi trên cổng thánh đường từ trước 1975.

 

Hình 13. Allah - Muhammad ghi trên cổng mới thánh đường Văn Lâm (sửa lại năm 2022).

 

Hình 14. Allah - Muhammad ghi trên cổng mới thánh đường Văn Lâm (năm 2022).

 

Hình 15. Allah - Muhammad ghi trên cửa chính của thánh đường Văn Lâm.

 

Hình 16. Allah - Muhammad ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar), khu chính điện của thánh đường.

 

Hình 17. Allah - Muhammad ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar), khu chính điện của thánh đường.

 

 

-----***-----

a3. Thánh đường Phước Nhơn (Magik Haluw Mblap Baruw)

Phước Nhơn (Palei Mblap Baruw), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải. Phước nhơn là làng Chăm Bani sống xa đường quốc lộ 1A so với các làng Chăm Bani khác. Phước Nhơn theo Hồi giáo được chia thành hai hệ phái là Hồi giáo Isam (Bani Islam) và Hồi giáo Bani (Bani Awal). 

 

Hình 18. Bảng hiệu: "Chùa Hồi Hồi Phước Nhơn" ghi trên thánh đường Phước Nhơn có từ trước 1975.

 

Hình 19. Chữ Ả Rập ghi trong thánh đường Phước Nhơn (trong khung đỏ), nếu  ghi có dấu thì như dòng chữ dưới đây:

Nội dung dòng chữ:  Bismillaahir Rahmaanir Raheem”. [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

 

 

Thế mà, năm 2020 của thế kỷ 21, xuất hiện một vài kẻ sĩ chuyên buôn bán văn hóa, nay họ muốn “buôn thần bán thánh” của dân tộc mà tổ tiên Chăm ngàn năm để lại. Kẻ sĩ hô hào Thượng đế Allah không phải nhân vật tạo vũ trụ, tầng trời và tầng đất,…mà chính Allahu Poku mới làm điều này.

Theo Phó tiến sĩ (tiến sĩ một đêm) và nhóm anh hùng Núp tuyên bố rằng: “Allahu Poku là Đấng tạo ra vũ trụ, chứ không phải Po Allah (Allah)… Trong đó Po Allah cùng với Po Ganuer Matri (thần Shiva) đều được sinh ra…”. Nhóm anh hùng tuyên truyền rằng, giáo sĩ (Acar) nên thờ Allahu Poku chứ đừng thờ Po Allah. Khi đó Agama Awal và Agama Ahier là một cặp, là tôn giáo đa thần, tuy hai mà một, là tôn giáo độc nhất vô nhị trên thế giới.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất: PTS (Ts 1 đêm) là chủ nhiệm đề tài của Ấn Độ. PTS kêu gọi Chăm Awal bỏ tôn giáo Agama Awal (Bani Awal) tôn giáo độc thần, mà xin Chính phủ cấp tôn giáo mới tên: “Bani” đa thần.

Nguyên nhân thứ hai: PTS và những kẻ sĩ cấp tiến như: Ts 1, Ts (tu sĩ) bổng dưng trở thành Ts (tiến sĩ), nhà thơ Chăm số 1 tại VN, và nhiều lính biệt động làm anh hùng Núp cho rằng: Awal và Ahier như vợ với chồng, như nam với nữ, như mặt trời với mặt trăng, như Linga (c) với Yoni (l), là một cặp tôn giáo độc đáo nhất ở Champa. Do đó, Chăm phải thờ Allahu Poku, vì Ngài đã đẻ ra Po Allah và Thần Shiva.

Nguyên nhân thứ ba: trên Thánh đường Phước Nhơn – Ninh Thuận, có ghi hai hàng chữ như sau:

Dòng 1: Allaho Poku

Dòng 2: Allah – Mohamet

Hai dòng chữ này có thể do nhóm trí thức như: Nguyễn Văn Tỷ, Thành Hòa, Thành Ngọc Liên, …và một số trí thức khác đề nghị.

Hình 20. Nabi Muhammad / Rasul Muhammad (Thiên sứ cuối cùng).

 

Giải thích

Nguyên nhân thứ nhất: Islam đã truyền sang Champa từ thế kỷ 9, là tôn giáo độc thần. Đến thế kỷ 17, tín đồ Balamon không còn thờ thần Ấn Độ nữa, quay sang thờ Po Allah, từ đó gọi Ahier (Hồi giáo mới, Hồi giáo sau cùng).

Trong nguyên nhân đầu tiên, rõ khổ, PTS không biết nghĩa Bani là gì?

Bani là từ Ả Rập nghĩa là “đạo” chứ không phải đạo mang tên “Bani”. Khi nói đến Bani thì nghĩa chính Bani là đạo của tín đồ theo Bani Islam hay Bani Awal, thờ Allah là một tôn giáo độc thần.

Nguyên nhân thứ hai: PTS là người cực đoan tôn giáo, mang bệnh dị ứng (allergy) Islam (Hồi giáo). Gần 30 năm chỉ nghiên cứu trường phái vợ chồng, nam nữ, mặt trời mặt trăng, linga (c) với yoni (l), suốt ngày rao giảng lấy tôn giáo làm trò hè với chữ “Bani” cho rằng người Mã Lai gọi là “l”, trong khi đó PTS không hiểu tiếng English mà người Mã Lai chỉ nói “Bani” là “phụ nữ”. Lý do này nên PTS tham mưu cho giới trí thức thôn Bình Thắng (Chăm Awal) được phép đưa thần Shiva, Linga (c) và Yoni (l) vào thờ trong làng Chăm Bani (Hồi giáo).

Nguyên nhân thứ ba: Do giới trí thức thôn Phước Nhơn ghi hai dòng chữ, dẫn đến hậu quả ngày hôm nay.

Hai dòng chữ trên, theo Putra Podam, đúng ra nên ghi theo chữ Ả Rập, do ghi phiên âm theo chữ Latin, nên ngày nay con cháu suy diễn lung tung.

Dòng 1: Allahu Poku (nghĩa: Allah là Thượng Đế, Allaho và Allahu cùng một chữ “wao”. Poku: là Poku hay Pokau như: Playku (làng tôi), Anaku (con tôi), Daulat Poku (vua tôi vạn tuế),… Do đó dòng 1 được dịch nghĩa: “Thượng Đế của bề tôi”.

Dòng 2: Allah (Thượng Đế) và Muhammad (nabi / rasul / thiên sứ).

Hình 21. Chữ Ả Rập ghi trước cửa chính thánh đường Phước Nhơn. Khung đỏ trên ghi: Allah - Muhammad. Khung đỏ dưới ghi: Alaho Poku (Thượng đế của bề tôi) / Allah - Mohamet (Allah - Muhammad).

 

Hình 22. Biểu tượng: ngôi sao và trăng liềm của Hồi giáo, và dòng chữ Chăm Thrah.

 

Hình 23. Hai dòng chữ Thrah Chăm được ghi trên đỉnh thánh đường Phước Nhơn.

 

Hình 24. Hai dòng chữ Thrah Chăm được ghi trên đỉnh thánh đường, và biểu tượng ngôi sao của Hồi giáo.

 

Hình 25. Dòng chữ Thrah Chăm được ghi trên cổng thánh đường, và biểu tượng ngôi sao của Hồi giáo.

 

Hình 26. Dòng chữ Thrah Chăm được ghi trên cổng thánh đường Phước Nhơn.

 

Hình 27. Trống (ganeng - gineng) trong thánh đường Phước Nhơn.

 

Hình 28. Giáo sĩ (Acar) của thánh đường Phước Nhơn (Acar Haluw Mblap Baruw).

 

 

-----***-----

a4. Thánh đường Lương Tri (Magik Haluw Cang)

Lương Tri (Palei Cang), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Lương Tri là làng Chăm Bani sống quanh khu vực là dân tộc Kinh và cách biệt hơn so với các làng Chăm Bani khác.

Hình 29. Bảng hiệu: "Thánh đường Hồi giáo Bani Lương Tri". (Magik Haluw Cang).

 

Hình 30. Bảng hiệu: "Thánh đường Hồi giáo Bani Lương Tri". (Magik Haluw Cang).

 

 

-----***-----

a5. Thánh đường An Nhơn (Magik Haluw Mblap Klak)

An Nhơn (Palei Mblap Klak), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải. Phước nhơn là làng Chăm Bani sống xa đường quốc lộ 1A so với các làng Chăm Bani khác. 

Hình 31. Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi trên cửa chính thánh đường An Nhơn.

 

Hình 32. Hai Dòng chữ trong khung đỏ: Allaho Poku ((Thượng đế của bề tôi). Allah - Mohamet (Allah - Muhammad).

 

 

-----***-----

B. MỘT SỐ THÁNH ĐƯỜNG AGAMA AWAL Ở BÌNH THUẬN

 

B1. Thánh đường Bình Thắng (Magik Haluw Panet)

Bình Thắng (Palei Panet), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Bình Thắng là làng Chăm Bani sống cách xa đường quốc lộ 1A khoảng 1km. Bình Thắng là làng Chăm Bani lớn nhất so với các làng Chăm ở Bình Thuận. Xã Phan Hòa có bốn làng Chăm theo Bani sống gần nhau và sống riêng biệt so với dân tộc khác gồm các làng: Palei Panet, Palei Aia Mamih, Palei Cak, Palei Dik.

Hình 33. Thánh đường Bình Thắng (Magik Haluw Panet). Cổng Magik được xây trước 1975, trên cổng ghi chữ Ả Rập: "MASJID" và phiên âm "MESJID". Biểu tượng Ngôi sao của Hồi giáo.

 

Hình 34. Cổng Thánh đường Bình Thắng. Từ trái sang phải Bs. Nguyễn Thế Ngân, Gru Dự, Imam Mai, bà Từ Thỵ (chủ tịch Hội Champa Bani) và Ts. Putra Podam.

 

Hình 35. Biểu tượng của Hồi giáo trên bụt thuyết giáo (Minbar) Thánh đường Bình Thắng. 

 

Hình 36. Biểu tượng của Hồi giáo trên bụt thuyết giáo (Minbar), thánh đường Bình Thắng. 

 

Hình 37. Cổng Thánh đường Bình Thắng (Magik Haluw Panet). Cổng được xây trước 1975, trên cổng ghi chữ "MESJID" là phiên âm từ "MASJID" tiếng Ả Rập. Nay cổng được xây lại vào năm 2022 với dòng chữ Thrah Chăm "Sang Magik Haluw Panat -  ꨧꩃ ꨟꨈꨪꩀ ꨨꨤꨭꨥ ꨚꨗꩅ".

 

 

-----***-----

B2. Thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih)

Bình Minh (Palei Aia Mamih), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Bình Minh là làng Chăm Bani sống cách xa đường quốc lộ 1A khoảng 1km. Bình Minh là làng Chăm Bani sống trên động cát (Aia Mamih) từ thời xưa và được dời về làng mới hiện tại từ năm 1969. Xã Phan Hòa có bốn làng Chăm theo Bani được sống cạnh nhau và riêng biệt so với dân tộc khác gồm các làng: Palei Panet, Palei Aia Mamih, Palei Cak, Palei Dik.

Hình 38. Dòng chữ Chăm Thrah được ghi trên cổng chính thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih).

 

Hình 39. Trên thánh đường Bình Minh sau 1975 có ghi chữ "Thánh đường Hồi giáo" do Imam Thổ Minh Đức. Đến năm 1993, nhóm sinh viên do Bs.Nhi, Bs.Kiều, Bs.Ngân, Bs.Tuyến, Bs.Trường, Ks.Bích, Ts.Putra Podam,...góp tặng bảng hiệu điện tử cho thánh đường Bình Minh. Nội dung trong bảng điện tử được ghi: Allah - Muhammad (viết chữ Ả Rập), hàng dưới ghi: Thánh đường (khung đỏ trên). Khung dưới ghi Chăm Thrah (1993).

 

Hình 40.  Biểu tượng Hồi giáo và dòng chữ Ả Rập ghi trên khung chính điện: Allah - Muhammad. Thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih).

 

 

Hình 41.  Biểu tượng Hồi giáo, dòng chữ: Allah - Muhammad (chữ Ả Rập), và dòng chữ: Thánh đường, chữ Chăm Thrah: 1993, Thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih).

 

 

Hình 42.  Giáo sĩ (Acar) chụp hình trước thánh đường. Biểu tượng Hồi giáo, dòng chữ: Allah - Muhammad (chữ Ả Rập), và dòng chữ: Thánh đường, chữ Chăm Thrah: 1993, Thánh đường Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih).

 

 

-----***-----

B3. Thánh đường Bình Hòa (Magik Haluw Dik)

Bình Hòa (Palei Dik), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Bình Hòa là làng Chăm Bani sống tương đối gần đường quốc lộ 1A khoảng 500m. Bình Hòa là làng Chăm Bani sống từ thời xưa tại nơi này. Xã Phan Hòa có bốn làng Chăm theo Bani sống cạnh nhau và riêng biệt so với dân tộc khác gồm: Palei Panet, Palei Aia Mamih, Palei Cak, Palei Dik.

Hình 43.  Sư cả (Gru) Thành Tín, bà Từ Thỵ (Chủ tịch Hội Champa Bani) thăm và chụp hình tại cổng chính thánh đường Bình Hòa (Magik Haluw Dik).

 

Hình 44.  Tại mặt cửa chính thánh đường Bình Hòa có biểu tượng Kubah Hồi giáo, và ba dòng chữ  được ghi trong khung đỏ nội dung như dưới đây:

- Dòng 1 ghi: "Di thun Pabuy Jim"

- Dòng 2 ghi: "Bulan Jim"

- Dòng 3 ghi: "Kabaw Hak"

 

Hình 45.  Biểu tượng Hồi giáo trên khung thuyết giáo (Minbar) trong thánh đường Bình Hòa (Magik Haluw Dik).

 

Hình 46.  Biểu tượng Hồi giáo trên khung thuyết giáo (Minbar) trong thánh đường Bình Hòa (Magik Haluw Dik).

 

 

Hình 47.  Trống (ganeng - gineng) trong thánh đường Bình Hòa (Magik Haluw Dik).

 

 

-----***-----

B4. Thánh đường Cảnh Diễn (Magik Haluw Cakak)

Cảnh Diễn (Palei Cakak), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Cảnh Diễn là làng Chăm Bani sống cạnh đường quốc lộ 1A. 

 

Hình 48.  Mặt chính thánh đường ghi: Biểu tưởng Kubah hồi giáo, Yin - Yang (Nho giáo), Allah - Muhammad, và dòng chữ Chăm Thrah. Thánh đường Cảnh Diễn (Magik Haluw Cakak).

 

Hình 49.  Ngay chính điện có biểu tượng Kubah của Hồi giáo, bụt thuyết giáo (Minbar) của Hồi giáo. Thánh đường Cảnh Diễn (Magik Haluw Cakak).

 

Hình 50.  Trống (ganeng - gineng) trong thánh đường Cảnh Diễn (Magik Haluw Cakak).

 

Hình 51.  Ts.Putra Podam, Sư cả Thành Tín, bà Từ Thỵ Chủ tịch Hội Champa Bani đến thăm Sư cả Cảnh Diễn.

 

 

-----***-----

B5. Thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar)

Thanh Kiết (Palei Njar), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Thanh Kiết là làng Chăm Bani sống cạnh đường quốc lộ 1A. 

Hình 52.  Cổng chính có biểu tượng Ngôi sao - Trăng liềm (Hồi giáo), chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, chữ Chăm Thrah và chữ Phổ thông. Thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar).

 

Hình 53.  Tổng Sư cả Xích Dự, Sư cả Thành Tín, bà Từ Thỵ Chủ tịch Hội Champa Bani, Ts. Putra Podam và đoàn chụp hình lưu niệm tại cổng chính thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar).

 

Hình 54.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi trên tường (chữ trắng) và chữ Allah - Muhammad được ghi trong biểu tượng Hồi giáo (Kubah), và biểu tượng Hồi giáo trên bụt thuyết giáo (Minbar). Thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar). Ảnh chụp ban ngày.

 

Hình 55.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi trên tường (chữ trắng) và chữ Allah - Muhammad được ghi trong biểu tượng Hồi giáo (Kubah), và biểu tượng Hồi giáo trên bụt thuyết giáo (Minbar). Thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar). Ảnh chụp ban đêm.

 

Hình 56.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi trên tường (chữ trắng) và chữ Allah - Muhammad được ghi trong biểu tượng Hồi giáo (Kubah), và biểu tượng Hồi giáo trên bụt thuyết giáo (Minbar). Thánh đường Thanh Kiết (Magik Haluw Njar). Ảnh chụp nhân ngày chia gạo chuẩn bị zakat (Hồi giáo).

 

 

-----***-----

B6. Thánh đường Châu Hanh (Magik Haluw Caraih)

Châu Hanh (Palei Caraih), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Châu Hanh là làng Chăm Bani sống cạnh đường quốc lộ 1A. 

Hình 57.  Cổng chính có biểu tượng Kubah (Hồi giáo), Yin-yang (Nho giáo), dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, dòng chữ Chăm Thrah, và chữ Phổ thông. Thánh đường Châu Hanh (Magik Haluw Caraih).

 

Hình 58.  Cổng chính có biểu tượng Kubah (Hồi giáo), Yin-yang (Nho giáo), dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, dòng chữ Chăm Thrah, và chữ Phổ thông. Thánh đường Châu Hanh (Magik Haluw Caraih). Hình chụp nghiêng.

 

Hình 59. Tổng Sư cả Xích Dự, Sư cả Thành Tín, bà Từ Thỵ Chủ tịch Hội Champa Bani và đoàn chụp hình lưu niệm tại cổng chính thánh đường Châu Hanh (Magik Haluw caraih).

 

Hình 60.  Dòng chữ Ả Rập:  Allah - Muhammad được ghi tại khu chính điện trong khung Kubah (Hồi giáo), bụt thuyết giáo (Minbar) Hồi giáo. Thánh đường Châu Hanh (Magik Haluw Caraih). Ảnh chụp ban đêm.

 

 

-----***-----

B7. Thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong)

Vĩnh Hanh (Palei Kraong), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Vĩnh Hanh là làng Chăm Bani sống cạnh đường quốc lộ 1A. 

Hình 61.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, và chữ Chăm Thrah được ghi trên mặt chính thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong). 

 

Hình 62.  Ts. Putra Podam, Acar haluw Kraong chụp hình lưu niệm tại trước thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong). 

 

Hình 63.  Sư cả Vĩnh Hanh, Sư cả Thành Tín, bà Từ Thỵ Chủ tịch Hội Champa Bani, Ts.Putra Podam và đoàn chụp hình lưu niệm trước thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong). 

 

Hình 64.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad được ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar) là biểu tượng của Hồi giáo tại khu chính điện trong thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong).

 

Hình 65.  Dòng chữ Ả Rập: Allah được ghi trên chính điện, Chữ Ả Rập: Allah - Muhammad ghi trên bụt thuyết giáo (Minbar) là biểu tượng của Hồi giáo trong thánh đường Vĩnh Hanh (Magik Haluw Kraong).

 

 

-----***-----

B8. Thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar)

Lâm Giang (Palei Lembar), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc. Lâm Giang là làng Chăm Bani sống cách xa đường quốc lộ 1A. 

 

Hình 66.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, biểu tượng Hồi giáo Ngôi sao - Trăng liềm và chữ Chăm Thrah được ghi trên mặt chính thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar). 

 

 

Hình 67.  Dòng chữ Ả Rập: Allah - Muhammad, biểu tượng Trăng liềm của Hồi giáo được ghi trên mặt chính thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar). 

 

Hình 68.  Biểu tượng Ngôi sao của Hồi giáo và chữ Chăm Thrah được ghi trên mặt chính thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar). 

 

Hình 69.  Biểu tượng Hồi giáo và bụt thuyết giáo (Minbar) của Hồi giáo tại khu chính điện trong thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar). 

 

Hình 70. Sư cả Lembar, Sư cả Thành Tín, bà Từ Thỵ Chủ tịch Hội Champa Bani và đoàn chụp hình lưu niệm tại mặt chính thánh đường Lâm Giang (Magik Haluw Lembar). 

 

 

-----***-----

B9. Thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw)

Giang Mâu (Palei Muw), làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc. Giang Mâu là làng Chăm Bani sống cách xa đường quốc lộ 1A. 

Hình 71.  Dòng chữ Ả Rập: Masjid và chữ phiên âm Mesjid được ghi tại cổng chính thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 72.  Dòng chữ Ả Rập: Masjid và chữ phiên âm Mesjid được ghi tại cổng chính thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 73.  Chữ Ả Rập: Muhammad được ghi tại mặt chính thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 74.  Chữ Ả Rập: Muhammad được ghi tại mặt chính thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 75.  Chữ Ả Rập: Muhammad được ghi tại mặt chính thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 76.  Biểu tượng Kubah của Hồi giáo, bụt thuyết giáo (Minbar) của Hồi giáo bên trong thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

Hình 77.  Ts. Putra Podam chụp, Sư cả (Gru) Giang Muw, chụp hình lưu niệm tại thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

 

Hình 78.  Chữ Chăm Thrah được ghi bên trong nhà khách tại thánh đường Giang Mâu (Magik Haluw Muw). 

 

 

-----***-----

B10. Thánh đường Tánh Linh (Magik Haluw Bicam)

Tánh Linh (Palei Bicam làng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), thuộc Trị Trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Tánh Linh là làng Chăm Bani sống cách xa đường quốc lộ 1A. 

Hình 79. Bảng hiệu dòng chữ: "Thánh đường Hồi giáo Bani" được ghi tại cổng chính thánh đường Tánh Linh (Magik Haluw Bicam). 

 

Hình 80.  Dòng chữ Ả Rập:  Allah - Muhammad được ghi tại khu chính điện, biểu tượng Kubah của Hồi giáo, bụt thuyết giáo (Minbar) của Hồi giáo tại khu chính điện trong thánh đường Tánh Linh (Magik Haluw Bicam).

 

 

Hình 81.  Sư cả Bicam, Sư cả Thành Tín, bà Từ Tỵ Chủ tịch Hội Champa Bani và Ts.Putra Podam cùng Acar Bicam chụp hình lưu niệm trong thánh đường Tánh Linh (Magik Haluw Bicam).

 

Hình 82.  Trống (ganeng - gineng) trong thánh đường Tánh Linh (Magik Haluw Bicam).

 

 

 

LINK: TIN TỨC LIÊN QUAN

1. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong

2. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal

3. Bani không phải đạo tên "Bani"