GIẢI QUYẾT: CÁI GỌI LÀ TÔN GIÁO BANI
Thư gửi:
- Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam
- Sở Nội vụ Bình Thuận, Ninh Thuận
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Bình Thuận, Ninh Thuận
Nhằm góp ý giải quyết vấn đề: Cái gọi là tôn giáo Bani, mà một số đối tượng chủ trương là những người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, kết hợp với đối tượng nước ngoài nhằm gây nhiễu thông tin, xáo trộn và bức xúc trong cộng đồng Chăm theo Bani (Chăm theo đạo Hồi giáo) gần hai năm nay. Để giải quyết dứt điểm, tôi xin góp ý vài nội dung sẽ giúp ích cho cộng đồng Chăm Bani (Chăm theo đạo).
LINK Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani
A. Giới thiệu
Tôi tên: Ts. Putra Podam, Tên khai sinh: Văn Ngọc Sáng, Công dân: Việt Nam
Nơi sinh: thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Công tác: Giảng viên, Đại học Tây Nguyên - Daklak (từ năm 1996).
Công tác và học tập tại Thái Lan (Asian Institute of Technology - AIT) từ năm 2002 -2004.
Công tác và học tập tại Malaysia (Universiti Teknologi Malaysia - UTM) từ năm 2010-2017.
Bí thư Chi bộ, Trưởng ban người Việt tại Johor- Malaysia, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Hiện nay đang công tác và học tập tại thành phố San Jose – California – Hoa Kỳ từ năm 2020.
Là một Nhà mô phạm, những nghiên cứu không chỉ áp dụng dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn ứng dụng vào thực tiễn dưới góc độ khoa học của một Nhà Công nghệ Thông tin.
B. Thông tin
Trở lại vấn đề tôn giáo ở người Chăm, có rất nhiều chủ đề cần bàn thảo. Trong bài viết này, tôi quan tâm đến tôn giáo Hồi giáo (Islam).
Hiện nay, cộng đồng Chăm chưa hiểu nhiều về tôn giáo mà chính họ đang thờ phượng. Từ đó, khi bị kích động bởi thế lực buôn bán văn hóa, kẻ vụ lợi, kẻ háo danh, ... nhằm lợi dụng lòng tin của những thành phần nhẹ dạ cả tin, những thành phần cực đoan dân tộc, cực đoan tôn giáo, …họ dễ dàng bị lạc lối và không còn khả năng nhận diện đúng hay sai.
Hiện nay trong cộng đồng Chăm đang truyền tin nhau:
a). Chính phủ Việt Nam xóa bỏ tôn giáo “Bani” của dân tộc Chăm.
b) Chính phủ Việt Nam xóa bỏ mục dân tộc “Chăm” trong thẻ Căn cước công dân (CCCD), để đồng hóa dân tộc Chăm thành dân tộc Kinh.
c) Chính phủ phải cấp tôn giáo “Bani” cho người Chăm trong Danh mục tôn giáo ở Việt Nam.
Để giúp cộng đồng Chăm hiểu rõ vấn đề: dân tộc, tôn giáo, CMND, CCCD, … tôi đã viết hằng trăm bài báo và xuất bản hai cuốn sách để cộng đồng Chăm tham khảo.
C. Sơ lược tôn giáo ở Champa
Tổ tiên người Champa xưa đã thờ phượng thượng đế Allah của Islam (Asulam) chính thống giáo mà Champa đã tiếp nhận từ thế giới Ả Rập và thế giới Hồi giáo từ thế kỷ thứ 9, cũng như đã tiếp biến qua thế giới Melayu (đặc biệt Malaysia) vào thế kỷ 16 và phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17.
Tôi theo Agama Awal (Hồi giáo Champa), cũng như giáo sĩ (Acar) là dòng Awal (nghĩa, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo cũ, Hồi giáo từ đầu – từ thế kỷ 9) mà người Chăm gọi là: “Agama Awal” đã tồn tại hơn 400 năm tại Champa (từ thời vua Po Rome, thế kỷ 17) kế thừa từ Islam Chính thống dòng Sunni trên thế giới.
Khác với Agama Awal (Hồi giáo cũ) là Agama Ahier (Hồi giáo mới), nghĩa là các tín đồ Balamon (Hindu) xưa không còn tôn thờ Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma, Vishnu và Shiva, thay vào đó họ tôn thờ Pô Allah là Đấng Tối Cao, từ sau khi thất thủ thành Đồ Bàn (Vijaya) năm 1471 (thế kỷ 15), nghĩa là Balamon đã bị tàn tụi không chỉ những ở Champa mà cả Đông Nam Á.
Awal là một dòng tôn giáo mới ở Champa hay còn gọi Hồi giáo Champa (Islam Champa), khác với dòng Sunni thuộc Islam Ả Rập, dòng Shia thuộc Islam Iran, hay dòng Kharijite, dòng Ahmadi, Sufi, …và trên 73 dòng khác thuộc Hồi giáo (Islam) đang bám và hoàn thiện dần theo Thiên kinh Koran và các Hadith.
Agama Awal (Islam Champa) vẫn còn tô đậm nhiều dấu ấn của tín ngưỡng và văn hóa bản địa Champa, chưa thay đổi theo dòng chảy của tôn giáo Hồi giáo (Islam) trên thế giới như Malaysia đã thay đổi hoàn toàn vào năm 1950 (khi Đảng PAS nắm quyền) và trở thành Islam chính thống như ngày hôm nay. Còn Awal ở Champa vẫn giữ nguyên, có những thay đổi nhỏ theo thời gian, theo văn hóa của thời cuộc và có xu hướng mất dần.
Về thuật ngữ tôn giáo, ở Champa chỉ tồn tại: Balamon (Hindu Ấn Độ), Hồi giáo (Islam Ả Rập), Awal (Hồi giáo cũ, sơ khai, ban đầu) và Ahier (Hồi giáo mới, sau cùng).
Alwal, Ahier là tiếng Ả Rập, hai thuật ngữ mà triều vua Po Rome dùng để hóa giải xung đột tôn giáo, buộc Awal và Ahier phải thờ phượng chung một Pô Allah (từ thế kỷ 17).
Từ “Bani” tiếng Ả Rập (nghĩa: đạo), không nằm trong Danh mục tôn giáo ở Champa. “Bani” không phải tên tôn giáo ở Champa mà “Bani” chỉ mang nghĩa là “Đạo” như:
- Bani Islam (đạo Islam),
- Bani Catholic (đạo Công giáo),
- Bani Protestant (đạo Tin Lành),
- Bani Buddhism (đạo Phật), …
Trước đó người Chăm thường dùng thuật ngữ: Agama (tiếng Sanskrit: Đạo), như ví dụ trên:
- Agama Islam = Bani Islam (đạo Islam),
- Agama Catholic = Bani Catholic (đạo Công giáo),
- Agama Protestant = Bani Protestant (đạo Tin Lành),
- Agama Budhism = Bani Buddhism (đạo Phật), …
Do vậy, thuật ngữ tôn giáo ở Champa vào thế kỷ 17, triều đại vua Po Rome, chỉ tồn tại hai dòng tôn giáo của Islam Champa là: Awal (Hồi giáo cũ) và Ahier (Hồi giáo mới) như:
- Agama Awal = Bani Awal (Hồi giáo cũ, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo từ ban đầu),
- Agama Ahier = Bani Ahier (Hồi giáo mới, Hồi giáo sau, Hồi giáo muộn).
Từ xưa và nay, các giáo sĩ (Acar) chỉ dùng thuật ngữ: Agama Awal (vì giáo sĩ là: Awal).
Giáo sĩ, và tín đồ không ai dùng: Agama Bani (vì hai từ này cùng một nghĩa là: Đạo).
D. Khẳng định
Theo dòng lịch sử tôn giáo ở Champa khẳng định, trước thế kỷ 15, Champa tiếp nhận Balamon (Ấn Độ) và thờ phượng trong Hoàng gia Champa.
Sau thế kỷ 15, Islam thay thế Balamon trong Hoàng gia Champa,
Đến thế kỷ 17, ở Champa Hồi giáo là Quốc giáo chỉ tồn tại hai dòng: Awal và Ahier (tạm gọi, Islam Champa, vì cả hai dòng này chỉ tồn tại duy nhất ở Champa).
Khẳng định, các vua chúa Champa sau thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, hầu như là Hồi giáo (Islam).
Khẳng định, các giáo sĩ (Acar) hiện nay là Agama Awal (Awal là dòng Islam Champa).
Khẳng định, qua các nghiên cứu của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO), các chuyên gia Tây Phương và nhiều nghiên cứu có giá trị khác qua nhiều hệ thống chế độ tại Việt Nam đều công nhận Chăm và Champa là Hồi giáo (Islam).
Khẳng định, không riêng dân tộc Chăm mà các thần dân khác ở Champa xưa đều công nhận Champa là Hồi giáo và dĩ nhiên Hồi giáo là Quốc giáo ở Champa.
Khẳng định, tổ tiên Champa không sáng lập tôn giáo, mà tổ tiên Champa chỉ tiếp nhận tôn giáo từ nước ngoài, cụ thể: Balamon (Ấn Độ) và Hồi giáo (Ả Rập).
Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã hoạt động qua ba nhiệm kỳ Đại hội từ năm 2007 cho đến nay.
E. TÔN GIÁO và CƠ SỞ TÔN GIÁO
1. Tên tôn giáo
Từ Mục B, C và D cho thấy, tôn giáo mà các giáo sĩ (Acar) của người Chăm đang thờ phượng là: Awal (mà Awal: là một dòng của tôn giáo Islam Sunni, hay Awal là Islam Champa). Tên tôn giáo Chăm từ thế kỷ 17 cho đến nay:
- Awal: (tiếng Ả Rập, Awal là dòng Islam Champa, mà giáo sĩ người Chăm đang tiếp nhận),
- Hồi giáo: (tiếng Việt, là tiếng phổ thông quy định),
- Islam: (tiếng Ả Rập, tiếng quốc tế quy định).
Khẳng định, theo tiếng phổ thông, tôn giáo mà cộng đồng Chăm đang tiếp nhận là: Hồi giáo.
2. Tên tổ chức tôn giáo
Căn cứ ở Mục D, tôn giáo mà giáo sĩ (Acar) đang thực hành đã trải qua ba nhiệm kỳ Đại hội từ năm 2007 cho đến nay, với tên tổ chức là: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”.
“Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”, là tên tổ chức thuộc Hồi giáo dòng Awal của người Chăm, đây cũng là tổ chức duy nhất mà Chính phủ Việt Nam công nhận dành cho dân tộc bản địa Champa.
3. Tên cơ sở
Hiện nay người Chăm theo dòng Awal (Hồi giáo Champa – Islam Champa) ở tỉnh Ninh Thuận gồm 7 cơ sở tôn giáo như:
- Thánh đường Hồi giáo Bani Thành Tín (Magik Haluw Cuah Patih),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Tuấn Tú (Magik Haluw Katuh),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Văn Lâm (Magik Haluw Rem),
- Thánh đường Hồi giáo Bani An Nhơn (Magik Haluw Pamblap Klak),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Phước Nhơn (Magik Haluw Pamblap Baruw),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Phú Nhuận (Magik Haluw Baoh Hadeng),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Lương Tri (Magik Haluw Cang),
Bình Thuận có 10 thánh đường người Chăm theo dòng Awal (Hồi giáo Champa – Islam Champa) được liệt kê như sau:
- Thánh đường Hồi giáo Bani Bình Hòa (Magik Haluw Dik),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Bình Thắng (Magik Haluw Panet),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Bình Minh (Magik Haluw Aia Mamih),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Cảnh Diễn (Magik Haluw Cakak),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Thanh Kiết (Magik Haluw Njar),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Châu Hanh (Magik Haluw Caraih),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Lâm Thành (Magik Haluw Lem-Ber),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Giang Mâu (Magik Haluw Muw),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Bi-Chăm (Magik Haluw Bicam),
- Thánh đường Hồi giáo Bani Vĩnh Hanh (Magik Haluw Karang),
F. GIẢI QUYẾT
Hiện nay, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Đại hội vào ngày 16/03/2022 tại trụ sở Hội đồng Sư cả thôn Thanh Kiết, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani lần thứ III nhiệm kỳ 2021-2026.
Tuy Bình Thuận Đại hội đã hoàn thành, nhưng dưới tác động xấu của một vài cá nhân từ Ninh Thuận như Thành Phần, Châu Thị Cành, Châu Thị Thổi, Thiên Thị Nín, Imam Từ Bát, Imam Kiều Lượng, … đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tôn giáo ở Bình Thuận.
Riêng tỉnh Ninh Thuận chưa tổ chức được Đại hội Nhiệm kỳ 3, một số cơ sở tôn giáo đồng loạt ký giấy xin rút khỏi Hội đồng Sư cả, điều này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình chung cho cả tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Một vài cách để xử lý:
1. Tổ chức lấy ý kiến
Mỗi cơ sở tôn giáo tự tổ chức lấy ý kiến, mỗi giáo sĩ (Acar) tự chọn và tự điền vào mẫu liệt kê với nội dung:
Tôn giáo: Hồi giáo (Bani) Tôn giáo: Khác
Kết quả phiếu thu sẽ lọc được danh sách mà từng giáo sĩ đã chọn tôn giáo của mỗi cá nhân.
Chú ý:
Hiện nay, Theo Công văn số /BNV-TGCP ngày tháng năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam công nhận 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo được xếp Danh mục thứ 6 gồm 7 tổ chức tôn giáo.
Trên Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ, không có tôn giáo: Bani (Kèm mẫu tại Phụ Lục)
2. Quản lý thánh đường
Cơ sở thánh đường là nơi cầu nguyện của mỗi giáo sĩ, tín đồ thuộc: Agama Awal (Hồi giáo). Do đó, cơ sở thánh đường sẽ được Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani quản lý và cấp giấy phép hoạt động.
Thánh đường (Magik) mở cửa thực hành lễ nghi chỉ dành cho tín đồ theo: Agama Awal (Hồi giáo).
Thánh đường (Magik) không được mở cửa khi chưa có giấy phép của Hội đồng Sư cả.
Thánh đường (Magik) sẽ đóng cửa (niêm phong), nếu không đủ số lượng giáo sĩ thực hành lễ nghi.
3. Một số quy ước
Qui ước mỗi giáo sĩ nhập đạo Agama Awal (Hồi giáo), trình độ văn hóa phải đạt từ lớp 9 trở lên, tuổi trên 16.
Dòng họ có giáo sĩ nhập đạo Agama Awal (Hồi giáo), phải có giấy xác nhận từ Bổn đạo và gửi thông qua Hội đồng Sư cả xem xét quy ước.
4. Đề nghị
Hiện nay hầu hết giáo sĩ Awal có trình độ văn hóa ở mức rất thấp hay quá thấp. Thậm chí có giáo sĩ không viết được chữ phổ thông, có nhiều giáo sĩ chưa nói ổn tiếng phổ thông, …Hầu hết giáo sĩ Awal không có khả năng trình bày, thuyết giáo, giảng thuyết hay lý luận các đề tài liên quan tôn giáo và xã hội.
Các giáo sĩ Awal chủ yếu chỉ trao dồi Thiên kinh (Koran – chữ Ả Rập), một vài người học chữ Thrah (chữ Chăm), … đa số giáo sĩ không biết giáo lý, giáo luật của tôn giáo như thế nào?
Một số giáo sĩ vẫn chưa biết tôn giáo đang thờ phượng tên gì?
Một số giáo sĩ còn chưa biết mình đang thờ phượng ai?
Một số giáo sĩ chưa biết Thiên sứ và Thiên thần cần tôn kính tên gì?
Và nhiều vấn đề khác liên quan đến luật đạo, …
Để đội ngũ giáo sĩ Awal có kiến thức cơ bản về tôn giáo mà họ đang thờ phượng, Hội đồng Sư cả kiến nghị lên Ban Tôn giáo Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ
Mở lớp trao dồi kiến thức cơ bản về tôn giáo cho đối tượng là giáo sĩ Awal.
Cấp chứng chỉ tham gia lớp bồi dưỡng tôn giáo cho từng khóa học.
Căn cứ vào chứng chỉ bồi dưỡng, trình độ văn hóa, đạo đức, lối sống, kiến thức lý luận về Thiên kinh Koran làm cơ sở xem xét trong dịp thăng chức, tấu chức hay thuyết giáo (khutbah).
PHỤ LỤC
Hình 1. Phiếu tự chọn sinh hoạt tôn giáo, dành cho giáo sĩ acar.
Hình 2. Danh mục các tổ chức tôn giáo được công nhận theo Quyết định Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28 tháng 12 năm 2020.
Hình 3. Theo Công văn số /BNV-TGCP ngày tháng năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam công nhận 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo được xếp Danh mục thứ 6 gồm 7 tổ chức tôn giáo.
LINK BÀI VIẾT: ĐỌC TIẾP TRÊN FILE PDF
Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani