Người Chăm tại Việt Nam hiện nay chủ yếu theo Hồi giáo và tồn tại 3 nhánh khác nhau: Bani Islam (Agama Islam), Bani Awal (Agama Awal) và Bani Ahier (Agama Ahier). Trong đó, Agama Islam (Hồi giáo chính thống) và Agama Awal (Hồi giáo hệ phái Awal tại Champa). Cả hai nhánh Hồi giáo của người Chăm tại Việt Nam đều ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo dòng Sunni.
Kiến trúc thánh đường, về cơ bản thì kiến trúc Masjid (Mesjid/Magik) của Chăm Awal và Chăm Islam khá tương đồng và giống nhau, đều ảnh hưởng kiến trúc Champa cổ, cộng với sự ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo (Islam). Ngày nay người Chăm Châu Đốc xây thánh đường với thiết kế ảnh hưởng kiểu dáng Trung Đông, chứ không phải kiến trúc riêng của người Chăm Islam.
Hình 1. Cổng thánh đường (Mesjid/Magik) của Bani Awal (Agama Awal) tại Châu Hanh - Bình Thuận.
Magik Awal và Masjid Islam trên thế giới đều thiết kế xây theo hướng về phía thánh địa Makkah (Mecca) hay từ bất cứ địa điểm nào trên trái đất Majid (Magik) đều luôn hướng Kaaba “Qibla - Kiblat” về Makkah.
Ở Việt Nam hướng Kiblat trùng với hướng Tây (hướng mặt trời lặn), do đó thánh đường ở Việt Nam thường xây về phía Tây và cửa chính ra vào có thể là hướng Đông.
Hình 2. Hướng Kiblat trùng hướng Tây. Định vị tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, đất đai chật, hẹp và nhỏ nên điều kiện xây thánh đường cửa chính không còn đúng hướng theo luật định vì còn phụ thuộc vào con đường hay mặc đường và mặc tiền của ngôi nhà. Hơn nữa, nhiều thánh đường lớn hiện nay thì ngoài cửa chính, còn có nhiều cửa phụ khác. Như Thánh đường UTM ở Johor Bahru - Malaysia có bảy cửa ra vào, nhưng hành lễ phải duy nhất là hướng Makkah.
Tuy nhiên ở thành phố San Jose – California, hướng Kaaba (hướng Kiblat) nằm lệch ở hướng 19 độ Bắc, như hình dưới đây.
Hình 3. Hướng Kiblat, Makkah lệch 19 độ Bắc, định vị tại Los Angeles-California-America.
Bên trong chính diện, phía trước hướng Makkah nơi Imam hướng dẫn hành lễ, thường phải có Minbar là nơi giáo sĩ Katip giảng giáo lý. Ngoài ra, bên góc thánh đường thường có tháp cao để giáo sĩ (Azan) kêu gọi tín đồ đã đến giờ dâng lễ và hành lễ Solat (salah).
Hình 4. Chánh điện và Bụt thuyết giáo (Minbar) trong thánh đường Phước Nhơn - Ninh Thuận.
Hình 5. Thánh đường (Magik) Chăm ngày xưa, mẫu ngôi thánh đường Champa.
Hình 6. Thánh đường cổ Kampung Laut, do người Champa xây trong khuôn viên Penkalan Chepa vào thế kỷ 17 thuộc tiểu bang Kelantan, Malaysia. [Serambi Makah].
Thôn Bình Minh (ấp Minh Mỵ - Palei Aia Mamih) là một trong bốn làng người Chăm thuộc xã Phan Hòa (Hậu Quách), đây là xã người Chăm duy nhất tại Việt Nam với 100% là người dân tộc Chăm bản địa, và cũng là xã người Chăm có số lượng trí thức hàng đầu so với những xã Chăm khác.
Năm 2020, thôn Bình Minh thuộc xã Phan Hòa có kế hoạch xây dựng Thánh đường (Magik) mới, Ban xây dựng Thánh đường đã vận động đoàn đi khảo sát kiến trúc các Thánh đường khắp tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và giao cho Kiến trúc sư: Lâm Gia (Lâm Quang Vũ) người Chăm thôn Bình Minh, chịu trách nhiệm bản vẽ, bản thiết kế chi tiết thánh đường.
Sau khi thiết kế Thánh đường Bình Minh xong, và đã thông qua nhất trí trong cuộc họp tại Thánh đường Bình Minh, và sau đó mẫu thiết kế đã được in ấn và lập bảng treo ở nơi công cộng trong làng thôn Bình Minh (Palei Aia Mamih).
Hình 7. Bảng thiết kế Thánh đường (Magik) Bình Minh đã treo công bố trong làng Bình Minh từ 2020.
1. Đánh giá bảng thiết kế
Theo Ts. Putra Podam, mặc dù thiết kế này chưa đúng mẫu Thánh đường (Magik) Champa xưa, nhưng lý do hạn chế về kinh phí, mẫu thiết kế này tạm chấp nhận.
- Mẫu thiết kế đẹp, giống mẫu Thánh đường (Magik) ở các Haluw của tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận,
- Dòng chữ Ả Rập (Bani Chăm): - (Muhammad - Allah)
- Biểu tượng ngôi sao trăng liềm:
- Chữ Thrah Chăm ghi thánh đường, năm xây dựng: ꨟꨈꨪꩀ ꨨꨤꨭꨥ ꨀꨳ ꨟꨟꨪꩍ (Magik Haluw Aia Mamih)
- Bổ sung vài dòng Thiên kinh Koran:
Hình 8. Dòng chữ Ả Rập (Thiên Kinh) trên Minbar chính điện thuộc Thánh đường Phước Nhơn - Ninh Thuận.
- Dòng chữ Bani Chính thống (Thiên kinh): “Bismillaahir Rahmaanir Raheem”. [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].
- Dòng chữ Bani Awal: “Abissa mil la hir rah mâ nir Rahimik” (xem trên Hình 8.)
2. Những điều cấm trên Thánh đường (Magik)
Tuyệt đối Cấm đưa các biểu tượng trái với luật định của Bani Awal (Agama Awal) lên Thánh đường, cụ thể:
- Cấm đưa hình tượng con vật : con rồng, con rắn, con rết, …
Hình 9. Cấm đưa hình tượng: rồng, rắn, rết, bọ cạp,... lên Thánh đường (Magik).
- Cấm đưa hình tôn giáo khác: OM (Homkar, Omkar) của Balamon Ấn Độ,
Hình 9. Cấm hình tượng: OM (Homkar) của Balamon (Ấn Độ) lên Thánh dường (Magik).
- Cấm đưa biểu tượng: Mặt trời, lên trên Thánh đường (Magik).
Hình 10. Cấm biểu tượng: Mặt trời, lên Thánh đường (Magik).
- Cấm đưa biểu tượng: Tôn giáo khác, nam - nữ, đực - cái,...
Hình 11. Cấm biểu tượng: Tôn giáo khác, nam - nữ, đực - cái,... lên trên Thánh đường (Magik).
- Cấm đưa biểu tượng: Linga - Yoni (dương vật - âm hộ),...
Hình 12. Cấm hình tượng: Linga - Yoni (dương vật đàn ông - âm đạo phụ nữ) lên trên Thánh đường (Magik).
Hình 13. Cấm hình tượng: Linga - Yoni (dương vật đàn ông - âm đạo phụ nữ) lên trên Thánh đường (Magik).
- Cấm đưa biểu tượng: Yin – Yang (Taiji) của Nho giáo
Hình 14. Cấm đưa biểu tượng: âm - dương (Yin -Yang) hay Taiji của Nho Giáo, lên trên Thánh đường (Magik).
- Cấm vẽ ảnh, cờ, cây, hoa lá khác lên đỉnh Thánh đường
Kết Luận:
Thánh đường (Masjid/Magik) của Agama Awal (Bani Awal) hay của Agama Islam (Bani Islam), là nơi tôn nghiêm, nơi thờ phụng Thượng đế Allah (Pô ALlah), nơi mọi tín đồ đi cầu nguyện, nơi thể hiện văn minh, văn hóa và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng.
Cần nhận thức đúng đắn về giáo lý, giáo luật của một tôn giáo. Bài này chỉ giới thiệu sơ bộ những điều cấm, và những điều cần làm khi xây dựng Thánh đường (Masjid - Magik).
THIẾT KẾ: THÁNH ĐƯỜNG (MAGIK) BÌNH MINH
Tác giả: Lâm Gia (Lâm Gia Vũ)
LINK: LIÊN KẾT
1. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa
2. Giáo sĩ (acar) thờ phượng độc thần hay đa thần?
3. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong
4. Triển lãm văn hóa Chăm: Bani Awal - Bani Islam