Triển lãm văn hóa Chăm: Bani Awal - Bani Islam

Written by Ban Biên tập
In category Nghiên cứu
Apr 13, 2022, 6:38 AM

Theo nguồn tin ngày 18-19/04/2022 tại TP.Hồ Chí Minh nhóm Chiêm Thành Vương Các, sẽ tổ chức chương trình tọa đàm dưới sự thuyết trình của diễn giả Thạc sỹ Đạo Thanh Quyến - Phân Viện Văn hóa nghệ thuật TP.Hồ Chí Minh.

Theo thành viên của Ban tổ chức cho biết, chương trình triển lãm với mục đích:

1. Quảng bá văn hoá Chăm Bani Awal và Bani Islam.

2. Hưởng ứng và thực hiện tháng Ramadan (Ramawan) 2022.

3. Tọa đàm để mọi người cùng tìm hiểu thêm sự giống nhau và khác nhau về thuật ngữ Ramadan (Ramawan).

4. Giải thích về nét văn hóa bản địa của người Chăm.

5. So sánh sự tương đồng trong nét khác biệt giữa trang phục Bani AwalBani Islam trong việc hành đạo và đời sống văn hóa.

6. Giao lưu giữa tín đồ Bani Awal Bani Islam.

Đây là chương trình vô cùng bổ ích nhằm giúp độc giả hiểu thêm tôn giáo Bani Awal và nguồn gốc lịch sử Islam du nhập vào Champa.

 

Qua trao đổi, sinh viên Chăm tìm hiểu thêm về tình hình tôn giáo Chăm mà hiện nay cộng đồng đang quan tâm. Nhân dịp này, tổ chức Kauthara gợi ý trong chương trình tọa đàm để sinh viên có thể đặt một số câu hỏi cho diễn giả xung quanh vấn đề khái niệm thuật ngữ liên quan tôn giáo Chăm xưa và nay:

 

I. Phần Thuật Ngữ

Sinh viên hãy yêu cầu diễn giả giải thích nghĩa tương đồng và khác biệt về những thuật ngữ dưới đây:

a). Bani và Agama,

b). Awal và Ahier,

c). Bani Awal và Agama Awal,

d). Bani Ahier và Agama Ahier,

e). Bani Islam và Agama Islam,

f). Islam và Asulam.

 

II. Phần Câu Hỏi

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

7. Sự ra đời của tôn giáo Bani? (nếu có).

- Bani có phải là tên một tôn giáo hay không? Nếu có, tôn giáo này do dân tộc nào sáng lập?

- Bani được sáng lập vào thế kỷ thứ mấy?

- Bani do ai làm giáo chủ?

- Bani thờ phượng Thượng đế hay Yang thần nào?

- Bani là tôn giáo Độc thần hay Đa thần?

 

8. Nếu (giả sử) Bani là một tôn giáo, thì:

- Thiên kinh Bani viết bằng Chữ gì?

- Thiên kinh Bani viết bằng Tiếng gì?

- Thiên kinh Bani ra đời khi nào?

- Thiên kinh Bani được truyền từ đâu?

- Thiên kinh Bani do ai ghi lại?

- Thiên kinh Bani ai đang sử dụng?

- Thiên kinh Bani cổ nhất được tìm thấy ở đâu?

- Thiên kinh Bani hiện đang bảo quản ở Viện Bảo tàng nào?

 

9. Nếu (giả sử) Bani là tôn giáo của dân tộc Chăm, thì tại sao:

- Thiên kinh Bani không viết bằng chữ Thrah Chăm?

- Thiên kinh Bani không viết bằng tiếng Chăm?

- Thiên kinh Bani lại viết bằng chữ Ả Rập và tiếng Ả Rập?

- Giáo sĩ (Acar) lại thờ Allah của Islam, và tôn kính Thiên sứ Muhammad của người Ả Rập?

- Giáo sĩ (Acar) lại dùng lịch Islam của người Ả Rập, để tính ngày vào Ramadan (Ramawan)và Talaih Aek (Harei Raya), Lễ Waha (Đại lễ Al Adha),… đều trùng như nhau?

- Tháng Ramadan (Ramawan) Giáo sĩ (Acar) phải cầu nguyện ngày 5 lần như Bani Islam (Islam)?

 

10. Nếu Bani đã công nhận là một tôn giáo, thì:

- Bani đã công nhận vào giai đoạn nào?

+ Thời Pháp Thuộc?

+ Thời Việt Nam Cộng Hòa?

+ Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?

+ Thời Việt Nam Xã Hội Chủ nghĩa?

+ Hay một nhóm người nào đó tự công nhận?

 

11. Nếu Bani đã công nhận trong Danh Mục Tôn Giáo thì:

+ Quyết định công nhận năm nào?

+ Quyết định số mấy?

+ Quyết định do ai ký?

+ Quyết định công nhận trong Danh mục gồm bao nhiêu tôn giáo?

 

12. Theo thông tin tuyên truyền trong cộng đồng Chăm hiện nay cho rằng tôn giáo Bani của người Chăm đã bị xóa, và một số người Chăm đang đấu tranh để đòi lại bất cứ giá nào? Hỏi:

+ Tôn giáo của người Chăm có hay không?

+ Tôn giáo của người Chăm gồm những tôn giáo nào?

+ Tôn giáo của người Chăm (nếu có) có bị xóa không?

+ Tôn giáo của người Chăm bị xóa khi nào?

+ Tôn giáo của người Chăm bị Chính phủ nào xóa?

+ Tôn giáo của người Chăm thực sự có bị xóa không?

 

13. Theo quy định về luật tôn giáo, thì thuật ngữ Awal và Ahier chỉ thỏa mãn là một tín ngưỡng của dân tộc Chăm, chưa đủ điều kiện để trở thành một tôn giáo. Điều này đúng hay sai? Awal và Ahier muốn trở thành tôn giáo thì điều kiện như thế nào?

 

14. Theo Ts. Sakaya (Trương Văn Món), tín đồ Bani Ahier,  trong tạp chí nghiên cứu cho rằng: người Chăm nên đặt lại tên tôn giáo cho đúng nguồn gốc lịch sử tôn giáo Champa là:

- Bani Awal: (Hồi giáo cũ), 

- Bani Ahier: (Hồi giáo mới) [Không nên dùng tôn giáo Balamon].

- Bani Awal – Bani Ahier: Cùng thờ Thượng đế Allah

  Hỏi: Nghiên cứu của Ts. Sakaya, là đúng hay sai?

 

15. Tôn giáo Balamon (của Ấn Độ) thờ ba vị thần tối cao gồm:

- Brahma (đấng tạo hóa),

- Vishnu (đấng bảo hộ)

- Shiva (đấng hủy diệt).

Tạo thành bộ tam thần Trimurti, thường được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara."

Mỗi nhà của người Ấn Độ đều phải lập Bàn thờ, và chỉ thờ các vị thần như Brahma, Vishnu, Shiva, Parvati, Ganesha, ..., họ đốt Nhang khấn vái Thần linh vào mỗi sáng hoặc tối, ...

 

16. Căn cứ Câu 15. Trả lời câu hỏi dưới đây:

- Tôn giáo Balamon, là tôn giáo của người Chăm Ahier. Đúng hay Sai?

- Tôn giáo Balamon, là tôn giáo do tổ tiên người Chăm sáng lập. Đúng hay Sai?

- Tôn giáo Balamon, do tổ tiên người Chăm sáng lập (nếu đúng) vào thế kỷ nào?

- Tôn giáo Balamon là tôn giáo được truyền từ Ấn Độ sang Champa, Đúng hay Sai?

 

17. Chăm Ahier (Chăm theo Agama Ahier, Chăm theo Bani Ahier) hiện nay trong nhà không được lập Bàn thờ, và KHÔNG thờ bất cứ vị thần nào của tôn giáo Balamon (Ấn giáo), và cũng không đốt Nhang và cấm Nhang.

Căn cứ Câu 15. Chăm Ahier có phải thuộc tôn giáo Balamon? Đúng hay Sai?

 

Nhân dịp triển lãm, sinh viên và những người yêu văn hóa, tôn giáo Chăm nên đặt câu hỏi để diễn giả có câu trả lời thỏa đáng.

Hy vọng chương trình triển lãm giúp độc giả hiểu thêm về tôn giáo Chăm như: Bani Awal (Agama Awal), Bani Ahier (Agama Ahier) và Bani Islam (Agama Islam).

 

III. Phần Phụ Lục

3.1 Phần Thuật Ngữ: Bani – Agama; Awal - Ahier

a). Bani: là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “Đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo Islam thờ thượng đế Allah.

Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.

Theo E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì nghĩa “Hồi giáo”. Ngoài ra Tự Điển còn định nghĩa:

- Cam Bani: Người Chăm Hồi giáo

- Bani Ibrahim: Hồi giáo

- Bani Nabi: Hồi giáo

- Bani Muhhamat: Hồi giáo

- Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.

Trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:

يبنى إسرءيل  (Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!)

Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới Islam và thờ phượng Allah), Bani Awal (Người Chăm theo đạo Awal thờ phượng Allah).

Ngoài ra, Bani, Bini (Bin) thường dùng như tên lót cho giới tính nam của tín đồ Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …

Người Chăm thường nói: Nứ Nì (viết tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa là đứa con Bani hay tín đồ Islam.

Ngoài ra Chăm còn nói: Nứ Bì (viết tắt anak Nabi, mà Nabi ở đây là tên các thiên sứ), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.

Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal là tôn giáo của người Chăm có từ thế kỷ 17, kế thừa Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.

Người Chăm không bao giờ nói: “Agama Bani”, vì Bani không phải đạo mang tên “Bani”.

Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới giáo sĩ (Acar) hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani (tín đồ theo đạo), Bani Chăm (đạo Chăm), Bani Kur (đạo Kur), Bani Jawa (đạo Jawa), Bani Isael (đạo Isael), Bani Islam (đạo Islam), Bani Islam Châu Đốc (đạo Islam Châu Đốc), Bani Arab (đạo Ả Rập), Bani Iran (đạo Iran), … và có thể gọi Bani Ahier (đạo Ahier) vì Chăm theo Hindu xưa đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới Islam (Asulam) theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Hindu). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …

Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

b). Agama (ugama): là phiên âm tiếng Phạn (आगम), nghĩa là “Đạo”, như:

Agama Buddha: Đạo Phật

Agama Hindu: Đạo Balamon,

Agama Awal: Đạo Awal,

Agama Ahier: Đạo Ahier,

Agama Islam: Đạo Islam,

Agama Isael: Đạo Isael, …

 

c). Thuật ngữ Bani = Agama, mang nghĩa “Đạo”. Vậy:

Bani Awal = Agama Awal (Đạo Awal – Hồi giáo cũ),

Bani Ahier = Agama Ahier (Đạo Ahier – Hồi giáo mới),

Bani Islam = Agama Islam (Đạo Islam – Chính thống giáo).

 

Lưu ý: Haluw Janâng Chăm gồm hai hệ phái: Awal và Ahier,

-Nếu viết theo tiếng Phạn: Agama Awal (đạo Awal) và Agama Ahier (đạo Ahier).

-Nếu viết theo tiếng Ả Rập: Bani Awal (hồi giáo cũ) và Bani Ahier (hồi giáo mới)

 

d). Awal

Theo sử sách Chăm và Mã Lai, vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Asulam. Người Chăm theo Asulam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, do đó, vua Po Rome quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal Ahier, với ý nghĩa như sau:

Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm Balamon, Chăm Hindu, …) đã theo Asulam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ thế kỷ thứ 9, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Asulam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất.

 Ahier: Là người Chăm theo tôn giáo Balamon (Brahmanism Ấn Độ: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Balamon giáo sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam (Asulam) Chăm phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu danh dách các thần linh và vua chúa Champa.

Thuật ngữ Awal không làm thay đổi giá trị thực thể nội tại của Asulam, mà từ Awal chỉ khẳng định thêm rằng người Chăm đã theo Asulam và tôn thờ Allah từ trước (nghĩa là người Chăm theo Asulam từ trước triều đại Po Rome).

Trong khi thuật ngữ Ahier, có thay đổi giá trị nội tại trong tín đồ Chăm theo Balamon, bằng cách Po Rome đã dùng quyền lực ép tín đồ Chăm bỏ theo Balamon, nghĩa là Chăm Ahier (trước kia thờ Brahman, Vishnu và Shiva) nay chỉ thờ Allah của Asulam như một Đấng Tối Cao. Điều này chính vua Po Rome đã truyền đạo Asulam cho tín đồ Chăm Ahier và mong sau này tín đồ Chăm Ahier phải thay đổi nhận thức tôn thờ Đấng Allah để cùng tín đồ Chăm Awal của Asulam giải quyết mâu thuẫn, xung đột tôn giáo ở Panduranga xưa.

 

Bani Awal

Dựa vào ngữ nghĩa của “Awal” và “Bani” ở trên, thì từ: Bani Awal (Đạo Awal - Hồi giáo Awal) là một hệ phái mới xuất hiện ở vương quốc Champa, tức hệ phái Hồi giáo thuộc dòng Awal, do ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa và do tình hình xã hội Champa phức tạp mà triều đại Po Rome đã tạo ra.

Hệ phái “Awal” đã định ra gồm hai tầng lớp:

1). Tầng lớp thứ nhất: là tầng lớp cao nhất gồm Giáo sĩ (Acar) và những bậc Hiền nhân (wali) trực tiếp chỉ thờ phượng thượng đế Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và Muhammad là Thiên sứ cuối cùng.

2). Tầng lớp thứ hai: là những tín đồ Gahéh (thường dân) như Ts. Putra Podam, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, … là tín đồ chỉ phục vụ, phục tùng Giáo sĩ (Acar) hay bậc Hiền nhân (Wali) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Gahéh sau này nếu trang bị đầy đủ kiến thức, Thiên kinh Koran và giáo lý thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah. Do vậy, khi bàn đến tôn giáo, hay khi nói đến hệ phái Awal (Bani Awal) thì chúng ta hãy nói đến tầng lớp Giáo sĩ (Acar) và hệ thống giáo lý, giáo luật của “Awal” chứ không nói đến tín đồ (Gahéh) tầng lớp thứ hai hay tín đồ Awal thông thường.

“Awal” tiếng Việt là: “Hồi giáolà tên tôn giáo đúng và phù hợp về mặt ngữ nghĩa được kế thừa từ tôn giáo Asulam mà tổ tiên người Chăm đã tiếp nhận từ thế kỷ thứ 9 cũng như được vua Po Rome (Mustafa) đã truyền lại được hậu duệ, tín đồ Chăm Awal gìn giữ đến ngày nay. Hồi giáo đã được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận là một tôn giáo tại Việt Nam. "Hồi giáo" là tôn giáo của Chăm “Bani Awal” và Chăm “Bani Islam” là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận là tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Bani Awal ở Ninh Thuận còn sót lại nhiều dấu tích của hệ phái Shiah của người Ba Tư, ngược lại Bani Awal ở Bình Thuận lại mang đậm các dấu tích của Islam Sunni, và cả hai khu vực thuộc Panduranga đều phủ đầy nét văn hoá Islam Malaysia. Sai lầm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bani Awal ở Champa là Hồi giáo bản địa nhưng không đưa ra lý lẽ đâu là tính bản địa và đâu là vết tích Islam chính thống giáo, bởi thực sự họ chưa hiểu cặn kẽ về Hồi giáo chính thống. Cũng như sự nhận định sai lầm khi cho rằng Hồi giáo ở Saudi Arabia và Hồi giáo ở Malaysia là chuẩn là chính thống giáo. Từ nhận định trên nên các kết quả nghiên cứu đã bị sai lệch.

Khái niệm Islam chính thống giáo là những gì thuộc giáo lý như (Thiên kinh Koran, Hadith, ...), còn tín đồ hay người theo Hồi giáo cũng như các nhánh, các hệ phái, các chi phái, ...là họ đang bám vào giáo lý Hồi giáo để dần dần hoàn thiện sự chính thống giáo một cách trọn vẹn. Ví dụ ở Kelantan-Malaysia vào đầu thế kỷ 20, phụ nữ vẫn chỉ che người đến phần ngực phía dưới và lộ nguyên phần ngực phía trên và đôi vai như người Thái, người Lào, …trái hẳn với luật Hồi giáo là phụ nữ phải che kín người. Các vùng như Kelantan, Terengganu, Kedah,…cúng các lễ tục Mak Yong (cúng cho người bệnh) như Raja Praong, cúng bảy công chúa con của thần biển, cúng thần Yang trong lễ cắt bao quy đầu, cúng thần yang trong lễ tục thả Diều,… Đến tận 1950, khi đảng Hồi giáo Liên Malaysia (PMIP; sau là PAS) lên nắm quyền thì Hồi giáo tại Malaysia được loại bỏ dần những tín ngưỡng ảnh hưởng yang thần bởi chính quyền đã dùng vũ lực dẹp bỏ các lễ tục hay tín ngưỡng trên. Từ đó Hồi giáo tại Malaysia được hoàn thiện dần Islam chính thống giáo. Tuy nhiên, hiện nay ở một số nơi hẻo lánh thuộc hải đảo xa xôi Indonesia, Malaysia, các tín đồ Hồi giáo vẫn còn thực hiện một số lễ tục truyền thống như cúng thần sông, thần núi, tổ tiên, …dưới vỏ bọc của Hồi giáo (Islam).

Chăm Bani Awal, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Islam, nhưng Chăm Bani Awal vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Hồi giáo chính thống giáo.

 

3.2. Phần Câu Hỏi

Dành cho diễn giả trả lời.

Độc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin liên hệ:

Ts. Putra Podam

Facebook: Putra Podam

Email: putrapodam@gmail.com

Website: kauthara.ORG

 

LINK: Tin liên quan

1. Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan

2. Bani Islam - Bani Awal - Bani Ahier: Không lập bàn thờ trong nhà

3. Lễ báo hiếu ông bà (Harei Muk Kei)

4. Lễ tảo mộ (Kabur rak) của Bani Awal và Bani Islam năm 2022

5. VOV phỏng vấn Ts.Putra Podam liên quan tôn giáo Chăm

6. Nhà thần học Ts. Basiron giải thích từ "Bani" - Kauthara.org

7. Tại sao Islam tiếng Việt gọi Hồi giáo - Kauthara.org

8. Thuật ngữ Bani - Kauthara.org

9. Tại sao BANI không phải tôn giáo - Kauthara.org

10. Bà-La-Môn không phải một tôn giáo của Champa - Phần 2