Tại sao BANI không phải tôn giáo

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 30, 2021, 8:39 PM

BANI không phải là tôn giáo và chưa bao giờ có tên trong hệ thống tôn giáo của Champa. Chưa bao giờ có tên trong danh mục tôn giáo ở Việt Nam

 Hãy thử tìm hiểu sơ lược tôn giáo chính tại Champa.

1). Tôn giáo Balamon

Từ khi lập quốc thế kỷ II năm 192, theo các nhà nghiên cứu, Champa đã tiếp cận văn hóa và tôn giáo Ấn giáo (Hindu giáo) mà tại Việt Nam thường gọi Balamon. Tôn giáo Balamon tại Champa tiếp nhận cả Brahma, Vishnu và Shiva. Sự phát triển Balamon ở Champa mạnh hay yếu có thể soi qua quá trình sử dụng tiếng Chăm cổ của người Chăm. Balamon chỉ phát triển mạnh đến thế kỷ thứ 8 và sau đó suy thoái dần từ thế kỷ 10 cho đến sự sụp đổ Vijaya vào thế kỷ 15.

Theo Ts. Po Dharma, Champa là vương quốc đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo. Trước thế kỷ thứ 14, dân tộc Champa thờ đa thần mang đậm sắc văn hóa Balamon. Sau thế kỷ thứ 15, dân tộc Champa nhận thêm một nền văn minh mới đó là Hồi Giáo (Islam)”. Giai đoạn này, Hồi giáo phát triển rất mạnh trong vương triều Champa và Đông Nam Á.

2). Tôn giáo Hồi giáo (Islam-Asulam)

Hồi giáo (tiếng Ả Rập là: Islam), là một tôn giáo độc thần. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo. Hồi giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do  Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah là Đấng tối cao và duy nhất và Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh.

Hồi giáo du nhập vào Champa qua hai giai đoạn chính:

GIAI ĐOẠN 1: Về khoa học lịch sử, người Chăm đã tiếp cận thế giới Islam từ khoảng thế kỷ thứ 9 và phát triển tùy theo từng giai đoạn lịch sử.      - Thế kỷ 13, Quốc vương Chế Mân (1285-1307), vị vua ảnh hưởng Asulam khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

- Thế kỷ 14, Chế Bồng Nga (1360-1390), là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa, ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh, là một vị vua Asulam, khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia.

- Thế kỷ 16, Po At (1553-1579), vị vua Asulam, lịch sử ghi Po At đã giúp vua Johor-Malaysia một vương quốc Hồi giáo bằng cách gửi lực lượng 400 thuyền chiến Champa sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Melaka-Malaysia,…

Từ khi tiếp cận thế giới Islam, người Chăm đã tiếp thu thêm nền văn hóa, văn minh mới. Islam xuất hiện trong tài liệu Chăm Thrah với gọi Asulam, Athulam, Athalam,…được người Chăm sử dụng từ khi tiếp nhận Islam  đầu thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 16.

Trong giai đoạn 1, tín đồ Chăm theo Bani gọi tôn giáo của mình là Asulam.

 

GIAI ĐOẠN 2: Thế kỷ 17, Po Rome (1627-1651), lấy công chúa bia Than Cih hay Sucih là tín đồ Bani của Asulam con gái vua Po Mah Taha (1622-1627), ông là một vị vua sùng bái Asulam. Po Rome chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Asulam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại khi Po Rome ở Makkah (Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, và ông được  mang tên là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah.

Tín đồ Chăm Bani, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Asulam, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đi ngược với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm giữa Balamon và Asulam ngày càng phức tạp, do đó vua Po Rome quyết định hóa giải thành hai thuật ngữ mới mang tên: AWAL và AHIER, với ý nghĩa như sau:

AWAL: Là tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ trước, từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 17 (triều đại Po Rome) nhưng vẫn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “đầu tiên, trước” để ám chỉ cho những tín đồ Chăm Bani đã theo Asulam từ nhiều triều đại trước cho đến triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất. Vậy, từ AWAL chỉ xuất hiện từ thế kỷ 17, và Awal vẫn mang nghĩa chính là Asulam.

AHIER: Là người Chăm theo tôn giáo Ấn giáo thường gọi Balamon, nhưng tiếp nhận nhiều nghi lễ mang yếu tố bản địa Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm xưa theo Ấn giáo, nay chấp nhận thờ thêm ALLAH (Po Awluah) sau khi vua Po Rome hóa giải. Có nghĩa là đến thời điểm Po Rome hòa hợp, hòa giải, thì tín đồ Balamon không còn theo Ấn Giáo đúng nghĩa của nó (Vì sau thế kỷ XV-1471 Pura Vijaya sụp đổ thì tín đồ Balamon tạm xa lánh dần Ấn Giáo, nghĩa là Ấn Giáo suy tàn tại Đông Nam Á không chỉ riêng Champa mà hầu như cả Đông Nam Á. Lúc này các vương triều Champa tiếp cận thêm một nền văn minh mới và nghiêng hẳn về thế giới Ả Rập, đó là sự phát triển của Asulam -Athulam tại Champa). Sau cuộc cách mạng, hóa giải của vua Po Rome thì tên gọi từ BALAMON trở thành AHIER, lúc này tín đồ AHIER đã phải thờ phượng thêm Po ALLAH, và Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Balamon không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu trong danh sách các thần linh quan trọng khác của người Chăm Balamon ở Panduranga như Brahman, Vishnu, Shiva, và các thần linh,…Từ đó trong cộng đồng Chăm xuất hiện thuật ngữ mới để chỉ tôn giáo Chăm là Awal và Ahier.

Theo dòng lịch sử Champa chỉ tiếp nhận tôn giáo Hindu, rồi đến Asulam. Thế kỷ 17, Po Rome hòa hợp bằng cách truyền Asulam cho tín đồ Hindu (nghĩa là Hindu thờ thêm Allah) và trở thành tôn giáo Ahier.

Căn cứ dòng lịch sử tôn giáo ở Champa, đã rõ không có đạo BANI

VẬY BANI NGHĨA LÀ GÌ?

Bani là phiên âm tiếng Arabic (Arab - Ả Rập). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa “tín đồ” hay “Muslim” chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran.

Theo thuật ngữ thì từ BANI có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Arabic dùng để chỉ tín đồ của thượng đế Allah. Nhưng theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Arab “Beni”, có nghĩa là “đứa con”.

- Bani dùng để chỉ sắc dân thờ Allah như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo đạo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo Asulam và tôn thờ Đấng Allah Tối cao).

- Bani, Bini là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah.

Ví dụ: Bani Jawa: nghĩa là người Jawa theo đạo mới thờ Allah, hay người Hồi giáo Jawa.

- Bani, Bini thường dùng như tên lót Bin theo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Cei Sak Bin Bangu,…

- Bani là tín đồ Hồi giáo với nghĩa rộng là Muslim (tín đồ Islam thế giới).

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Nam bộ, Chăm Kampuchea, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tamâ Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Balamon, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo,…Nhưng nghĩa đối với riêng người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tamâ Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Balamon, mà nhập đạo mới Asulam theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài,…

Năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo vào cộng đồng người Chăm Awal xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Hồi Giáo gốc Châu Đốc, vốn là cộng đồng đã theo Hồi Giáo chính thống khi họ di cư sang Campuchia.

Khi Islam đến Ninh Thuận, thì tín đồ tôn giáo Awal đã tự gọi mình là tín đồ Bani, đây là lý do chính, Để khác biệt với tín đồ Bani, tín đồ Chăm Islam không thể gọi tự gọi mình là Bani như xưa vì sẽ trùng tín đồ bên tôn giáo Awal, do đó tín đồ Islam gọi mình bằng tên quốc tế Ả Rập là tín đồ Islam

Từ đó hình thành tín đồ Islam (theo Hồi giáo chính thống), và tín đồ Bani (theo Hồi giáo Awal), nhưng dần dần tín đồ Bani tự nhận mình là đạo Bani, và mặc định từ Bani như tên tôn giáo của mình.

Từ đó, một số người Chăm tại Ninh Thuận, Bình Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

 

3) Hậu quả tên gọi đạo “Bani” lỗi do Hội đồng Sư cả và Sở Nội vụ

Căn cứ quyết định Số: 4106/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007-2010).

Căn cứ Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 7/12/2011.

Căn cứ Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 12/12/2016, đến dự có ông Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Cao Văn Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các vị chức sắc thuộc 07 thánh đường Bani trên địa bàn tỉnh. Đại hội đã bầu Cả Sư Nguyễn Lài, thánh Đường Văn Lâm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.

Tại đại hội ba nhiệm kỳ đã qua, các đại biểu đã thảo luận góp ý và thống nhất tên gọi “HỒI GIÁO BANI” là hệ phái Hồi giáo dòng Bani (Hồi giáo Champa) của người Chăm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Asulam (tiếng Ả Rập: Islam; tiếng Việt: Hồi giáo) đã tồn tại gần 1000 năm, cũng như phương hướng, nhiệm vụ và quy chế về tổ chức hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani trong tỉnh. Theo đó, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ LỖI TỪ PHÍA HỘI ĐỒNG SƯ CẢ

Căn cứ Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 7/12/2011, trên văn bản phần 2 có ghi:

Tên tổ chức của Hội đồng Sư cả là: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Nhưng…..

để thuận lợi cho việc ghi trong CMND (Chứng minh nhân dân), đồng ý ghi: Tôn giáo BANI

+ LỖI TỪ PHÍA CÔNG AN TỈNH

Theo danh mục tôn giáo và các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động từ trước cho đến ngày 01/11/2018. Thì Việt Nam có 42 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận. Trong đó, dân tộc chăm có hai tôn giáo là Hồi giáo và Balamon.

Vậy từ BANI không nằm trong danh mục tôn giáo của Việt Nam.

Sở Công an tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận khi cấp CMND không căn cứ vào danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ- Việt Nam, mà cấp CMND tùy theo người khai, hay do sức ép, hay chưa quan tâm.

Từ việc không căn cứ vào danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, mà tự ý cấp tôn giáo: BANI, đã gây hậu quả cho ngày hôm nay.

Hình 1. Năm 2019, Công an tỉnh Ninh Thuận cấp CMND với tôn giáo: Bà Ni

 

Hình 2. Năm 2016, Công an tỉnh Ninh Thuận cấp CMND với tôn giáo: HỒI GIÁO

Hình 3. Công an tỉnh Thuận Hải cấp CMND với tôn giáo: HỒI GIÁO (năm 1979)

 

Hình 4. Khi đó, Văn Ngọc Sáng người Chăm Bani công tác tại tỉnh Daklak, vì BANI không nằm trong danh mục tôn giáo ở Việt Nam, nên bắt buộc chỉ chọn Hồi giáo, Islam hoặc Balamon mà thôi.

Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, đủ cơ sở để khẳng định dân tộc Chăm chỉ tồn tại những tôn giáo sau:

Hindu (thường gọi Balamon), từ khi lập quốc.

Asulam (từ thế kỷ thứ 9), bắt đầu tiếp nhận Islam.

Awal (từ thế kỷ 17), như đã định ngĩa ở trên.

Ahier (từ thế kỷ 17), tín đồ Balamon thờ thêm Allah.

Từ căn cứ trên, BANI không phải là tôn giáo, nghĩa là không tồn tại tôn giáo BANI từ khi Champa lập quốc cho đến khi diệt vong.