Tại sao Islam tiếng Việt gọi Hồi giáo

Written by Putra Podam
In category Bài báo
Dec 19, 2020, 8:44 PM

Tiến sĩ : Putra Podam

Tín đồ Hồi giáo Bani Bình Thuận

 

       Islam (tiếng Chăm: Asulam, Athulam, Athalam), là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ trên 1,6 tỷ người. Islam giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập (Arab), do Thiên sứ Muhamat (Nabi Muhammad) sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Thượng Đế Aluah (Allah) tạo ra Adam, với thượng đế Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran qua thiên thần Jibrael. Do vậy, Islam là một phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát về một đức tin nguyên thủy thông qua các thời kỳ Thiên sứ (nabi) như Adam, Abraham, Moses, Jesus và nabi Muhammad là vị rasul cuối cùng. Bốn quyển thiên kinh của Allah đều được ban xuống cho loài người đều vào tháng Ramawan (Ramadan). Thiên kinh Zabur (thiên kinh của thiên sứ Dawood/ David); Thiên kinh Taurah (Torah - Cựu Ước) được ban xuống cho Musa (Moses);  Thiên kinh Injeel (Gospel - Tân Ước) được ban xuống cho Thiên sứ Isa (Jesus); Cuối cùng là thiên kinh Koran (Quran) được ban xuống cho Muhammad vào đêm 27 tháng Ramadan.

      Từ cơ sở trên các giới khoa học, tôn giáo, viện ngôn ngữ, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan đã xem xét và đặt tên tôn giáo Islam là Hồi giáo.

Vậy Hồi giáo nghĩa là gì?

       Hồi giáo (tiếng Ả Rập: Islam), mang nghĩa “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”, là một tôn giáo Độc Thần do Muhammad sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Allah tạo ra Adam. “Hồi” ở đây có nghĩa là “Hồi lại”, “Hoàn lại”, “Về lại nguyên thủy”, ngược lại dòng thời gian từ thời Muhamamad đến thời kỳ nguyên thủy ban đầu, nghĩa là từ Rasul cuối cùng Muhammad ngược lại đến nabi Jesus, kế tiếp là nabi Musa, kế tiếp là nabi Ibraham, rồi đến thời kỳ nguyên thủy là nabi Adam. Hồi ở đây nghĩa là hồi lại trạng thái ban đầu và thực hiện đúng đắn cho một tôn giáo độc thần mà Allah đã chỉ định. "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa: “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”. Đồng thời tín đồ Hồi giáo phải hoàn thiện theo lời dạy của Thiên kinh Koran và cố gắng giữ Ngũ trụ.

       Một số nhà khoa học không tìm hiểu vấn đề theo hướng khoa học lịch sử, mà chỉ đánh giá vấn đề theo lối văn học nghệ thuật hay chỉ nghe phiên âm từ gần trùng nhau liền gán ghép tên Hồi giáo ở Việt Nam có nguồn gốc từ dân tộc (Huí- Huái) ở Trung Quốc, và cho rằng Chính phủ Việt Nam đặt tên một dân tộc Huí [huái] cho tôn giáo của người Chăm là Hồi giáo. Đây là quan điểm sai lầm, cứ sao chép rồi lập đi lập lại mà không hiểu nghĩa gốc của nó.

Theo Putra Podam, đơn giản từ huí [huái] chỉ có nghĩa hồi, hoàn, trở về,… theo âm Hán Việt hay Hán Nôm.

Hãy cùng tìm hiểu từ trong Hình 1. Như hình dưới đây:

 : Phiên âm Mandarin là Huí [huái] đọc là: khuáy

 

Hình 1. Âm Pinyin: huí; âm Hán Việt: hối, hồi; âm Nôm: hòi, hồi,…

Những âm trên đều mang nghĩa “hồi”, “hoàn”, “về”.

Ví dụ:

Hồi quốc: về nước;

Hồi gia: về nhà;

Hồi tín: trả lời thư;

Hồi tâm chuyển ý: thay đổi ý kiến,…

Theo chuyển ngữ trực tuyến (online) trong Hình 2. Như dưới đây:

Hình 2. Từ : theo Mandarin là huí [huái] mang nghĩa “back”, trở về, hồi, hoàn,…

     Vấn đề trên Putra Podam làm rõ như sau: Dân tộc : huí [huái] có nguồn gốc từ những người Ả Rập, Ba Tư,… là một trong những sắc tộc theo Islam sớm như người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), người kazakhstan, người Dongxiang, người Kyrgyz, người Uzbek, người Salar, người Tajikistan, người Bonan, người Tatar và người Chăm ở đảo Hải Nam. Người “H” cải đạo sang Islam và được người Trung Quốc gọi là “Huíjiào”. Ngược lại, trong tiếng Trung Quốc hiện đại, từ Islam được phiên âm thành “Yīsīlán jiào” chứ không gọi là “Huíjiào” vì đơn giản Trung Quốc có rất nhiều sắc dân theo Islam chứ không chỉ riêng người “H”.

      Ở Việt Nam nhiều người thêu dệt vì thấy dân tộc Chăm theo tôn giáo mặc trang phục và hành lễ giống người “Huíjiào” ở Trung Quốc, nên đặt tên tôn giáo là: “Hồi giáo”. Cách giải thích này chỉ mang tính chủ quan và hoàn toàn không đúng.

Kết luận:

Islam: nghĩa “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham do Thiên sứ Muhammad)sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Thượng Đế Allah tạo ra Adam, với thượng đế Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran qua thiên thần Jibrael. Do vậy, Islam là một phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát về một đức tin nguyên thủy thông qua các thời kỳ Thiên sứ như Adam, Abraham, Moses, Jesus và Muhammad là vị rasul cuối cùng.

Từ ngữ nghĩa nguồn gốc từ Islam, Viện ngôn ngữ ở Việt Nam chính thức định nghĩa từ “Islam” là “Hồi giáo” và đặt tên cho tôn giáo Islam là một tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới.

Vấn đề tên sắc dân Huí [huái] (đọc là khuáy) ở Trung Quốc chỉ là trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên về nghĩa: Hồi, hoàn, về, back,…

Người “Huí” cải đạo sang Islam và được người Trung Quốc gọi là “Huíjiào”. Ngược lại, trong tiếng Trung Quốc hiện đại, từ Islam được phiên âm thành “Yīsīlán jiào” chứ không gọi là “Huíjiào”.

Khi Islam truyền sang Champa từ khoảng thế kỷ thứ 9, thì Islam được Champa gọi Asulam, Athulam, Athalam,…cho đến thế kỷ 17 do tình hình xã hội Champa phức tạp về tôn giáo nên vua Po Rome sử dụng thuật ngữ Awal, Ahier để yêu cầu tất cả dân tộc Chăm phải tôn thờ Đấng Allah. Từ “Awal” để ám chỉ cho tín đồ Bani đã theo Islam từ nguyên thủy rồi tiếp đến gọi Asulam, rồi tiếp đến gọi Awal (Awal mang nghĩa tín đồ Bani đã theo Islam từ trước, từ thế kỷ thứ 9, từ trước triều đại vua Po Rome và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cho đến triều đại vua Po Rome và đến ngày nay).

Khi Chính phủ Việt Nam đặt tên “Islam” thành tên “Hồi giáo” thì nhiều nước theo Islam trên thế giới, đặc biệt Bộ Ngoại giao Ả Rập phản đối và yêu cầu Chính phủ Việt Nam nên gọi đúng gốc từ Islam, nhưng kết quả Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam không chấp thuận.Vì cho rằng Hồi giáo là tôn giáo Islam được ghi theo tiếng Việt, nghĩa là Tiếng Việt gọi: Hồi giáo; và tiếng Quốc tế: Islam.

Do vậy tín đồ Bani tại Việt Nam có bốn từ gọi tương đương về tên tôn giáo tùy theo từng giai đoạn lịch sử như:

ISLAM: (tên quốc tế);

ASULAM: (tên tiếng Chăm từ thế kỷ 9);

AWAL: (tên tiếng Chăm từ thế kỷ 17);

HỒI GIÁO: (tên phổ thông được Chính phủ Việt Nam công nhận).

LINK: Tại sao Islam được gọi Hồi giáo

Hình 3. Ngôi đền Kabah (Kaba), trung tâm thánh địa thiêng liêng nhất của Hồi giáo tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia).

Hình 4. Thánh đường Al-Haram (Masjid Al-Haram), được xem là thánh đường đầu tiên, linh thiêng và lớn nhất thế giới được xây xung quanh ngôi đền Kabah. Đây  trung tâm của Makkah (Mecca).

Hình 5. Thánh đường cổ Kampung Laut, do người Champa xây trong khuôn viên Penkalan Chepa vào thế kỷ 17 thuộc tiểu bang Kelantan, Malaysia. [Serambi Makah].

Hình 6. Magik Chăm ngày xưa, mẫu ngôi thánh đường Champa.

-------------------

Hình 7. Magik Chăm Aia Mamih – Bình Thuận

Người thiết kế: Putra PodamLâm Gia (Vũ)

No description available.

No description available.

No description available.

No description available.

No description available.

No description available.