Ngày 31 tháng 3 năm 2022, lúc 04:51 PM, BBT Kauthara.ORG có đăng bài viết với tựa đề: "Lễ báo hiếu ông bà (Harei Muk Kei)", tham khảo đường dẫn (Link) sau:
Lễ báo phước gia tiên (Harei Muk Kei)
Độc giả quen thuộc Facebook: Lựu Đạn Điệp (thuộc quan điểm cho rằng Bani là một tôn giáo do tổ tiên người Chăm sáng lập và cũng khẳng định rằng Bani là một tôn giáo Đa thần), với bình luận dưới đây:
Hình 1. Bình luận của Facebook: Lựu Đạn Điện trong bài viết, "Lễ báo phước gia tiên (Harei Muk Kei)".
Nhân tiện, BBT Kauthara, trả lời cho Lựu Đan Điệp nói riêng và cho bạn đọc, những ai quan tâm đến tín ngưỡng Bani Awal của người Chăm để tham khảo.
BANI ISLAM - BANI AWAL - BANI AHIER: Không lập bàn thờ trong nhà
Trong giáo lý Hồi giáo (Bani Islam) nói chung và Bani Awal nói riêng vấn đề hiếu thảo với cha mẹ là điều bắt buột. Khi cha mẹ đã về già, tính tình của người già thường thay đổi và khó chịu, nhưng bổn phận làm con phải cố gắng và hết lòng chăm sóc cha mẹ. Trong Thiên kinh Koran Thượng đế Allah có nhắc nhở, nếu con cái bất hiếu với cha mẹ, thì Allah sẽ không tha thứ cho người đó.
Khi cha mẹ đã qua đời thì bổn phận đạo làm con phải cầu xin Allah cho cha mẹ, để hiếu thảo với cha mẹ.
Lễ Muk Kei: (nghĩa Lễ ông bà), ở đây muốn nói đến ngày lễ tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên,... ngày làm phước, ngày báo phước, làm đường đạo đức để báo hiếu cho cha mẹ. Vì người mẹ đã mang nặng đẻ đau, và chăm sóc cho con từ giọt sữa đến miếng ăn. Cho thấy tình thương của mẹ sâu thẳm hơn đại dương, và nhân ái của cha cao rộng như bầu trời.
Lễ Muk Kei: là Lễ để tỏ lòng hiếu thảo, báo hiếu, kính trọng, và tôn kính bậc cha mẹ chứ không phải tôn thờ cha mẹ vì người Chăm theo Bani Awal hay Bani Islam đều không lập bàn thờ trong nhà để tôn thờ cha mẹ (điều cấm).
Lễ Muk Kei (báo hiếu cha mẹ) nói riêng và sự hiếu thảo cho cha mẹ nói chung có ý nghĩa thiêng liêng của đạo làm con đối với cha mẹ. Có một hadith nhắc nhở chúng ta rằng: “thiên đàng nằm dưới gót chân của người mẹ”. Từ hadith này chúng ta hiểu rằng, những đứa con đã gây nên lỗi lầm làm cha mẹ buồn phiền mà cha mẹ không tha thứ trước khi đứa con đó chết đi, thì đứa con đó sẽ không vào được thiên đàng của Allah.
Cầu xin Allah ban sự hiếu thảo và tình thương nơi chúng tôi đối với cha mẹ và xin Allah rủ lòng tha thứ, khoan dung và thương xót cha mẹ của chúng tôi giống như cha mẹ của chúng tôi đã thương yêu, chăm sóc chúng tôi lúc chúng tôi còn bé thơ và ban thiên đàng cho họ.
...
Trả lời vắn tắt trực tiếp câu hỏi của Facebook: Lựu Đạn Điệp
1. Mọi tôn giáo đều tôn kính cha mẹ, ông bà, tổ tiên, nhưng cách tổ chức, cách tôn kính và cách thể hiện khác nhau.
Hình 2. Mọi tôn giáo đều kính nhớ, tôn kính và báo hiếu cho ông bà, cha mẹ (Muk Kei).
2. Bani Islam là một tôn giáo rất tôn kính Cha mẹ, ông bà, tổ tiên,... điều này có ghi trong Thiên kinh Koran, do đó tín đồ Muslim luôn luôn đi thăm mộ người thân bất cứ lúc nào khi rãnh,... không nhất thiết chỉ riêng trong tháng Shaban (tháng 8 Hồi lịch).
Còn Bani Awal, ngày nay chỉ đi thăm mộ và tảo mộ vào cuối tháng Shaban, điều này không có gì lạ, vì Bani Awal (Hồi giáo) chỉ có giáo sĩ (Acar) là người đại diện và có quyền cầu nguyện trực tiếp đến Allah, còn những tín đồ Bani thông thường hay thường dân (Gahéh) thì không được cầu nguyện trực tiếp đến Allah, mà chỉ gián tiếp, hoặc thông qua phục vụ cho giáo sĩ (Acar) mà thôi.
Hình 3. Những ngôi mộ Islam xưa tại Ả Rập.
3. Bani Awal, Bani Islam, Bani Ahier: cả ba (3) hệ phái này đều tôn thờ Thượng đế Allah (Riêng Bani Ahier: thế kỷ 17 đã bỏ thờ thần Ấn Giáo là Brahma, Vhisnu, Shiva,...), mà nơi tôn thờ Thượng đế Allah chính là Thánh đường (Magik, Masjid), do đó:
a) Cả ba hệ phái ở trên KHÔNG lập bàn thờ trong nhà của họ,
b) Cả ba hệ phái KHÔNG lập bàn thờ để thờ Thượng đế Allah trong nhà của họ,
c). Cả ba hệ phái KHÔNG lập bàn thờ để thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên,... trong nhà của họ.
Hình 4. Thánh đường (Magik), ngôi nhà Allah, nơi tôn nghiêm, thờ phượng thượng đế Allah.
4. Tín đồ của Bani Awal, Bani Islam, Bani Ahier,...khi còn sống thì ĐƯỢC gọi TÊN, nhưng khi qua đời thì KHÔNG gọi TÊN. Vì theo họ khi chết không được nhắc lại tên, nghĩa là không thờ người đó (điều cấm kỵ), nhưng ngược lại, họ có thể nhắc nhưng không được gọi tên trực tiếp mà chỉ gọi từ lóng như: Saai Gila (Anh dại dột), Cei Gila (chú dại dột),...
Do đó, trong nhà không được treo hình của người đã mất, mặc dù treo trên tường,...Đây là điều CẤM của luật đạo.
Hình 5. Người Chăm không được gọi tên người đã khuất.
5. Từ bốn điều giải thích cơ bản ở trên, NGƯỜI CHĂM không lập bàn thờ trong nhà để thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên hay không thờ yang thần nào khác.
Hình 6. Người Chăm KHÔNG BÀN THỜ trong nhà.
6. Gabur Rak: Là lễ tảo mộ đối với Bani Awal thì chỉ đi vào cuối tháng Shaban để làm sạch mồ mã của tổ tiên, thể hiện sự kính trọng, sự quan tâm đến tổ tiên,....Và con cháu ngồi xung quanh mộ (Batau Nisan) để cầu nguyện cho linh hồn ông bà, cha mẹ,... sớm thoát khỏi nơi u tối, tâm tối, địa ngục,... và cầu mong thượng đế Allah sớm ban ân phước để cha mẹ, ông bà sớm được siêu thoát để lên thiên đàng (Surga).
Hình 7. Ts. Putra Podam, tảo mộ để báo hiếu, tôn kính và cầu xin thượng đế Allah sớm ban ân phước để ông bà sớm được siêu thoát để lên thiên đàng (Surga).
Hình 8. Chăm Bani Islam (Islam) tảo mộ, đọc Thiên kinh Koran.
7. Muk Kei: dịp Gabur Rak là dịp con cháu được tập trung đông đủ nhất, và cũng là ngày để chuẩn bị bước sang tháng Ramadan/ Ramawan (tháng 9 Islam), nên dù tín đồ Bani Awal hay Bani Islam đều tổ chức để tưởng nhớ đến ông bà, báo phước đến gia tiên, tổ tiên, nhắc nhở con cháu uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.
Hình 9. Lễ Muk Kei, lễ báo hiếu đến ông bà, tổ tiên
Khẳng định: Bani Awal hay Bani Islam, không lập bàn thờ trong nhà, không thờ ông bà, cha mẹ,......mà chỉ kính nhớ, tưởng nhớ, tôn kính, hiếu thảo, báo hiếu,báo phước đến cha mẹ, ông bà , và tổ tiên mà thôi.
Hình 10. Lễ “Yakat - Zakat” vào tối 30 gaok Ramadan, thuộc hệ phái Bani Awal (Hồi giáo), ở haluw Aia Mamih - Bình Thuận.
LINK: Tham khảo
1. Lễ báo phước gia tiên (Harei Muk Kei)
2. Putra Podam thực hiện Lễ gia tiên (Muk Kei)