Bà-La-Môn không phải một tôn giáo của Champa - Phần 2

Written by admin
In category Nghiên cứu
Aug 22, 2021, 4:53 PM

Khi bàn đến tôn giáo, đề tài luôn nhạy cảm, ở đây không phải vấn đề về tôn giáoliên quan đến tôn giáo. Nhà nước Việt Nam hiểu rõ nhu cầu tâm linh của người dân Việt Nam, vì, hầu hết người dân luôn có tín ngưỡng truyền thống thờ tổ tiên, thờ các vị Thành hoàng, những anh hùng có công xây dựng quê hương, chống giặc ngoại xâm... Do vậy, dù là tôn giáo nào, tín ngưỡng nào, từ nước nào đến, từ đâu tới thì cộng đồng cũng sẵn sàng tiếp nhận, miễn là tín ngưỡng đó luôn hướng tới điều thiện, không xâm hại đến lợi ích quốc gia và đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc.

Champa độc lập năm 192 (thế kỷ 2), có lẽ đã tiếp nhận một tôn giáo từ bên ngoài, tên gọi tôn giáo lúc đó thì chưa rõ, nhưng chắc chắn tôn giáo ấy đến từ Ấn Độ (India).

1. Bà-La-Môn giáo (Brahmanism)

Bà-La-Môn (Phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma - brāhmaṇa), là danh từ chỉ một đẳng cấp. Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ ở Ấn Độ bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo. Các giai đoạn chính gồm: Vệ-Đà giáo (Vedism), Bà-La-Môn giáo (Brahmanism), và Ấn Độ giáo (Hinduism).

Bà-La-Môn bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo, một tôn giáo cổ nhất của loài người khoảng 1000-800 năm trước Tây lịch. Đạo Bà-La-Môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-La-Môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao, là linh hồn của vũ trụ.

Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo.

Vậy Bà-La-Môn đã bị khai tử khi Champa chưa thành lập.

 

Tôn giáo Bà-La-Môn quy định thứ tự của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:

1). Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma thay ông cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.

2). Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, Ấn Độ coi họ sinh từ cánh tay Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.

3). Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).

4). Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.

5). Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ.

Tên gọi 5 đẳng cấp của Bà-la-môn: là phiên âm từ tiếng Phạn của Ấn Độ, chứ không phải tiếng Chăm hay tiếng Việt.

Đẳng cấp 1: Bà-la-môn (Brahman)

Đẳng cấp 2: Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya)

Đẳng cấp 3: Vệ-xá (Vaisya)

Đẳng cấp 4: Thủ-Đà-La (Sudra)

Đẳng cấp 5: Chiên Đà La (Ba-ri-a, Pariah, Dalit)

Tôn giáo: Bà-la-môn nằm trong danh mục tôn giáo của Chính phủ rõ không phải một tôn giáo của Champa, mà Bà-la-môn phiên âm từ tiếng Phạn (Brahman) của Ấn Độ.

 

2. Ấn Độ giáo (Hinduism) là tôn giáo lâu đời nhất thế giới. Ngày nay Hindu với khoảng 900 triệu tín đồ, Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ ba sau Thiên chúa giáo và Hồi giáo.

Ấn Độ giáo vẫn giữ những nét chính của Đạo Bà-La-Môn, thờ Đấng Brahma, về sau thờ thêm hai Đấng nữa là Shiva và Vishnu. Ba Đấng ấy hợp lại gọi là Tam vị Nhất thể.

- Đấng Brahma là Thần Sáng tạo,

- Đấng Shiva là Thần Tranh đấu (hủy diệt)

- Đấng Vishnu   là Thần Bảo tồn.

Ngoài ra, Ấn Độ giáo còn thờ các vị Thần thuở xưa khác như:

- Thần Sấm Indra.

- Thần Mặt Trời Surya

- Thần lửa Agni

- Thần gió Vayu.

- Thần không trung Varuna.

Ấn Độ giáo vẫn giữ sự phân chia giai cấp của xã hội giống như Đạo Bà-La-Môn. Ấn Độ giáo phân thành nhiều Chi phái, chủ yếu có 2 phái lớn là Vishnu và Shiva, đồng thời nuôi dưỡng nhiều môn phái triết học mà nổi tiếng nhất là 2 môn phái: Védanta và Yoga.

Đến thế kỷ 19 và 20, một số nhà hoạt động nổi tiếng của Ấn Độ giáo như: Ram Mohan Roy, Rama Krishna, Viveka Nanda, đã làm cuộc canh tân lớn đối với Ấn Độ giáo, phục hồi những giá trị cơ bản và loại trừ các yếu tố lạc hậu và thái quá ra khỏi tư tưởng của Đạo này. Chính nhờ khả năng thay đổi thích ứng mà Ấn Độ giáo vẫn luôn luôn là tôn giáo chính của người Ấn và có ảnh hưởng sâu xa đến mọi tầng lớp dân chúng từ xưa tới nay.

 

Luận Bàn:

- Bà-La-Môn (Phiên âm từ tiếng Phạn: Brahma - brāhmaṇa), là danh từ chỉ một đẳng cấp. Bà-La-Môn là một tôn giáo rất cổ ở Ấn Độ bắt nguồn từ Vệ-Đà giáo. Các giai đoạn chính: Vệ-Đà giáo (Vedism), Bà-La-Môn giáo (Brahmanism), và Ấn Độ giáo (Hinduism).

- Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo (Hinduism)

- Khi Bà-La-Môn cải biến thành Hindu từ thế kỷ I, thì Champa chưa thành lập.

- Champa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15 (sụp đổ Vijaya), giai đoạn này chắc chắn Champa theo đạo Hindu (minh chứng trên đền tháp cổ có cả Brahma, Vhisnu và Shiva) thuộc Ấn Giáo.

- Đến thế kỷ 17, vua Po Rome hóa giải hai tôn giáo lớn mà Champa tiếp nhận Hindu (từ Ấn Độ) và Islam (từ Ả Rập) thành hai tín ngưỡng là Awal Ahier.

- Awal thờ Allah, Thượng đế Tối Cao và Duy Nhất

- Ahier thờ Allah, Thượng đế Tối Cao và không duy nhất. Vì Ahier còn chấp nhận nhiều Yang, Thần khác.

- Vậy từ thế kỷ 17 đến nay, Champa chỉ tồn tại hai tín ngưỡng là Awal Ahier. Đây chính là hai hệ phái tôn giáo của người Chăm.

Cụ thể: Bani Awal và Bani Ahier (tiếng Ả Rập). Dịch sang tiếng Phổ thông: Hồi giáo Awal và Hồi giáo Ahier.

 

Điều đáng buồn:

- Chăm ngày nay không nhận diện được nguồn gốc tôn giáo của mình

- Chăm ngày nay không nhận diện được Thượng đế của mình là ai?, Thiên sứ (Nabi) của mình tên gì?Thiên kinh của mình ghi chữ gì, tiếng gì? nội dung ra sao?

- Điều đáng buồn hơn, vì hầu như người Chăm Ahier xem Bà-La-Môn là một tôn giáo của Champa, xem Bà-La-Môn là một tôn giáo do chính tổ tiên Champa gầy dựng, mà không hiểu Bà-La-Môn là một tôn giáo đến từ Ấn Độ.

- Do đó, Chăm Ahier cứ ngộ nhận và luôn tự hào Bà-La-Môn là tôn giáo của mình?

- Và người Chăm đang muốn có thêm tôn giáo Bani?

- Thực tế ngày nay, Chăm Ahier theo tín ngưỡng Ahier là một hệ phái của Hồi giáo chứ không phải Bà-La-Môn hay Hindu.

- Bà-La-Môn: không phải một tôn giáo của Champa.

- Bani không phải tên tôn giáo, càng không phải một tôn giáo của Champa.

 

Hình ảnh minh chứng:

Hình 1. Minh chứng Bà-la-môn là một tôn giáo Ấn Độ

 

Hình 2. Thần Brahma của Hindu giáo là chúa tể thiên giới, Chăm không còn tôn thờ. Ngày nay Chăm Ahier chỉ thờ Đấng Tối cao Allah và các vị yang thần Champa.

 

Hình 3. Thần Vishnu của Hindu giáo là đối nghịch thần Shiva, Chăm không còn tôn thờ. Ngày nay Chăm Ahier chỉ thờ Đấng Tối cao Allah và các vị yang thần Champa.

 

Hình 4. Thần Shiva của Hindu giáo là đối nghịch thần Vishnu, Chăm không còn tôn thờ. Ngày nay Chăm Ahier chỉ thờ Đấng Tối cao Allah và các vị yang thần Champa.

 

----------***----------

ĐÓN ĐỌC:  Phần 3

PHẦN 1: Dân tộc Chăm có tôn giáo hay không? - Phần 1

PHẦN 2: Bà-La-Môn không phải một tôn giáo của Champa - Phần 2