Xem Video: Inrasara phán "giáo sĩ Awal thờ thần linh Balamon"
Inrasara: Trong video thuyết trình có nêu vấn đề: “Nếu người Bani thờ nhiều thần của Balamon, thì ngược lại người Balamon cũng thờ thượng đế Allah”.
Dưới đây là nội dung Phản biện:
Theo Ts. Putra Podam, những phát biểu trên của Inrasara chỉ là lời tuyên giáo suông. Những vị thần linh của Hindu giáo như Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha, …thì được người Ấn Độ thờ phượng. Champa theo Hindu (Balamon) nên có thờ một số vị thần Ấn Độ ở trên đền tháp Champa xưa, nhưng điều này chỉ có trước thế kỷ 15 thôi.
Sau thế kỷ 15 thì Balamon hay Hindu sụp đổ hoàn toàn ở Đông Nam Á và Champa phải mất Vijaya vào năm 1471 là trường hợp không ngoại lệ. Từ đó Islam tại Champa phát triển cực thịnh.
Câu phát biểu của Inrasara, “Nếu người Bani thờ nhiều thần của Balamon, thì ngược lại người Balamon cũng thờ thượng đế Allah”.
Điều này chứng tỏ Inrasara hoàn toàn không biết gì về tôn giáo Islam (Hồi giáo) và Balamon (Hindu). Cũng như Inrasara không biết gì thuật ngữ Bani và Balamon.
Cần lưu ý: Chăm Awal (Hồi giáo dòng Awal) của giáo sĩ Acar hoàn toàn không thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, … của Ấn Độ và ngược lại tín đồ Balamon (Hindu) của Ấn Độ giáo hoàn toàn không thờ Thượng đế Allah,
Nhưng tín đồ Chăm Ahier (còn gọi Hồi giáo mới hay Chăm Ahier ảnh hưởng Balamon) có thờ Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao và tiếp quản tháp Champa để chăm sóc và thực hiện một số tín ngưỡng Champa.
Thứ kỷ 17, Hồi giáo (Islam) phát triển cực mạnh và hưng thịnh ở Panduranga Champa. Qua nhiều biến cố của lịch sử cũng như tình hình xung đột tôn giáo ngày càng trầm trọng trong cộng đồng người Chăm, theo các nghiên cứu Tây Phương vào thế kỷ 17, triều đình thời vua Po Rome (1627-1651) đã giải quyết, hóa giải vấn đề dân tộc, tôn giáo bằng cách đưa người Chăm theo Balamon (Hindu) trước đó cải đạo thành Ahier (Chăm Ahier: Hồi giáo mới). Nghĩa là Chăm Ahier phải thờ phượng Allah như một Đấng Tối Cao, sau đó có nhiệm vụ tiếp quản và chăm sóc tháp và một số tín ngưỡng Champa. Còn tín đồ Islam lúc đó cũng có một tên gọi mới theo thuật ngữ là Awal (Hồi giáo cũ hay Hồi giáo dòng Awal).
Balamon là tên Hán Việt ghi theo tiếng Phạn để chỉ tôn giáo Hindu ở Việt Nam (thuật ngữ Balamon được sử dụng trong tác phẩm vương quốc Champa của Maspero Paris vào tháng 1 năm 1928), cũng như từ Hồi giáo là tên phổ thông ở Việt Nam để chỉ tôn giáo Islam.
Do đó, Balamon không phải một tôn giáo do tổ tiên Chăm sáng lập, cũng như từ Bani không phải tên của một tôn giáo và cũng chẳng phải tôn giáo của người Chăm sáng lập.
Thực tế hiện nay tín đồ Chăm Ahier (nghĩa là Chăm theo Balamon) trước thế kỷ 15, nhưng sau thế kỷ 15 đã phải thờ Allah. Chăm Ahier ngày nay hoàn toàn không thờ phượng các vị thần Ấn Độ nữa như Brahma, Vishnu, Shiva, … mà chỉ thờ thượng đế Allah, và tiếp quản, chăm sóc tháp Champa cũng như bảo tồn tín ngưỡng Champa, nhưng phần lớn các vị anh hùng dân tộc Champa được kính trọng bởi toàn thể dân tộc Champa như: (Ede, Jrai, Churu, Raglai, Cham, …) chứ không riêng gì người Chăm Ahier.
Câu hỏi dành cho Inrasara:
Nhiều tín đồ Chăm Ahier còn chưa biết rõ mình đang thờ thần linh nào, thần đó tên gì?
vậy thì làm sao Inrasara biết giáo sĩ Awal (Hồi giáo dòng Awal), đang thờ nhiều thần của Balamon?
Giáo sĩ Chăm Awal đang thờ nhiều thần của Balamon thì gồm những vị thần nào?
Giáo sĩ Awal đang thờ những vị thần của Balamon đó ở đâu?
Giáo sĩ Awal có thờ những vị thần của Balamon trong thánh đường không? hay thờ trong nhà riêng của họ không?
Câu trả lời của Ts. Putra Podam là hoàn toàn không, tất cả chỉ là lời bịa đặt không có cơ sở hoặc không biết gì của Inrasara mà thôi.
Khi nói đến Balamon, tức là tầng lớp cao nhất là Pa-min thì thờ Đấng Tối cao Brahma hay nói đến Hindu (Hindunism) thì thờ đa thần gồm cả ba vị thần quan trọng là Brahma, Vishnu, Shiva, … là nói đến hai nền văn minh khác nhau. Nhưng tùy theo mỗi quốc gia có quan niệm tôn thờ thần linh khác nhau.
Như người Thái đa phần tôn thờ mỗi thần Brahma (Thần sáng tạo vũ trụ và muôn loài, …), ngược lại người Khmer ở Campuchia thì thờ cả ba thần Brahma, Vishnu (thần bảo tồn, …) và Shiva (thần phá hủy và tạo tác).
Trong khi Champa thờ mỗi vị thần vào những thời kỳ khác nhau như, thần Brahma là vị thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài ở di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam), ngoài tượng được tạc bằng đá hoa cương, thần Brahma, còn được tạc trên các mí tháp, đền tháp. Thần Vishnu được tạc hình có bốn tay có cầm các bảo vật như: Ốc Tù và (Sanca), hoa sen (Padama), quả Chùy (Oada) và được tạc nguyên hình lúc cưỡi trên lưng con chim thần (Garada). Ngoài ra Chăm Balamon còn thờ thần Shiva, vị thần được tạc nhiều hình dáng khác nhau như hình sáu tay hay cưỡi trên lưng con bò đực Nandin hay dưới dạng Linga.
Sự thật thì Chăm Ahier nghĩa là Chăm Balamon thờ Allah là Đấng Tối Cao và các vị thần Champa. Người Chăm Ahier ngày nay còn tiếp nhận chăm sóc cho các vị vua Champa trên đền tháp trong đó có Brahma, Vishnu, Shiva chứ không phải Chăm Ahier thờ phụng thần linh: Brahma, Vishnu, Shiva, …
Cũng như các sư thầy hay phật tử người Khmer ở Campuchia họ cũng tiếp quản và cúng kính trên các đền tháp Hindu như Angko Wat (Đế Thiên), Angko Thom (Đế Thích), …nhưng các nhà Sư không thờ thần linh Hindu như Brahma, Vishnu, Shiva, …
Thực tế nhiều người Chăm Ahier rất ít biết về điều này (chỉ một vài chức sắc và trí thức Chăm). Bởi lẽ thực tế trong đời sống hàng ngày của người Chăm Ahier từ lúc sinh ra cho tới khi xa lìa trần thế họ chưa được một lần giáo huấn về giáo lý, giáo luật của Balamon (Hindu) hay được một lần làm lễ tục nào liên quan đến ba vị thần Brahma, Vishnu và Shiva. Thậm chí Chăm Ahier (Hồi giáo mới) ngày nay cũng đang rời xa dần việc thờ phượng thượng đế Allah, và đang ít dần đi cầu nguyện Allah thánh đường Awal (Hồi giáo dòng Awal).
Ngoài ra, triều đại của vua Po Rome, chứ không phải vua Po Rome tạo ra thuật ngữ Chăm Ahier, thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon xưa, từ nay chấp nhận thờ Allah sau khi vua Po Rome lên ngôi. Pô Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier không phải là Đấng Thượng Ðế duy nhất mà là Ðấng thượng đế Tối Cao, ngoài ra Chăm Ahier còn tiếp quản tháp Champa, để chăm sóc, và bảo tồn nền văn minh Champa.
Hình 1. Tín đồ Chăm Ahier (Hồi giáo mới), Niki Thiên cùng đoàn ở thôn Mỹ Nghiệp (Chakeng - Panrang), đi hành hương Thánh đường (Magik) Văn Lâm (Hồi giáo dòng Awal) để cầu thượng đế Allah ban may mắn và bình an. Ảnh: Niki Thiên.
Hình 2. Thánh đường (Magik) của hệ phái Awal (Hồi giáo), nơi thờ phượng Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao và Duy Nhất. Ảnh: Putra Podam.
Hình 3. Chính điện Thánh đường và Minbar (bụt thuyết giáo). Masjid Sultan Ismail. Universiti Teknologi Malaysia, Johor Bahru. Ảnh: Putra Podam.
Hình 4. Chăm Ahier (mặc dù không còn thờ Balamon - Hindu) nhưng vẫn tiếp quản và chăm sóc đền tháp Champa. Vua Po Rome (vị vua Islam) được Chăm Ahier tôn kính và tượng phù điêu Po Rome (có 8 cánh tay) hóa thân thần linh dưới hình thể Mukha Linga (Shiva). Ảnh: Putra Podam.
Lời kết:
Câu nói của Inrasara “Nếu người Bani thờ nhiều thần của Balamon, thì ngược lại người Balamon cũng thờ Allah” là câu nói suông, không đúng và không có cơ sở, bởi:
Tín đồ Chăm Ahier (tức Balamon thờ Allah) có thờ Đấng Allah là đúng. Do đó mỗi khi tháng Ramadan (hay Ramawan) thì người Chăm Ahier thường đến thánh đường để cầu xin Đấng Allah phù hộ, cầu an cầu phước. Hay những lễ tục khác liên quan như lễ: Rao sang, mbeng bar huak, ngak sang baruw, rija, …
Ngược lại tín đồ Chăm Awal đại diện là giáo sĩ (Acar) chỉ duy nhất thờ Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao và Duy Nhất và không liên quan đến thần Balamon (Hindu), … cũng như thần dân Champa, giáo sĩ (Acar), Chăm Awal và Chăm Ahier không bao giờ thờ thần Balamon (Hindu) ở trong Thánh đường hay trong nhà riêng của Chăm Awal và Chăm Ahier.
Nhưng tất cả tín đồ của Hindu (Ấn độ giáo) tại Ấn Độ, mỗi nhà đều lập bàn thờ để thờ các vị thần Balamon (Hindu) như: Brahma, Vishnu, (Lashmi vợ Vishnu), Shiva, (Parvati vợ Shiva), Ganesha, Hanuman, …
Mời bạn đọc theo dõi các bài viết trên kênh Diu-túp: Tin Tức kauthara, và trang báo điện tử kauthara. Nếu bạn đọc góp ý kiến, hãy gửi qua Thư điện tử của Tiến Sĩ Putra Podam.