Xem Video: Inrasara phán "Balamon đại diện phái nam, Bani đại diện phái nữ"
Inrasara: Trong video thuyết trình có nêu vấn đề: “Balamon đại diện phái nam, Bani đại diện phái nữ. Nam nữ xuyên suốt trong xã hội người Chăm tạo thành sự thống nhất không có Phân Li. Chăm là xã hội mở.” (còn ông Thành Phân thì nêu: “Bani (cạo đầu ảnh hưởng Phật giáo) đại diện cho phái Nam, còn Balamon để tóc dài (búi tóc) đại diện phái nữ”. Phát biểu của ông Thành Phân trái ngược với phát biểu của Inrasara.
Nội dung thuyết giáo phản biện Inrasara
Theo Ts. Putra Podam, vấn đề mà Inrasara nêu trong video ở trên là không đúng, không chính xác và hoàn toàn sai lầm.
Quan điểm của Inrasara cho rằng: “Balamon đại diện phái nam, Bani đại diện phái nữ”, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể nào? Có chăng Inrasara thấy giáo sĩ Awal thường mặc áo trắng dài (đó là áo Kubah của các Nabi Islam) như áo dài nữ của người Chăm nên kết luận Bani đại diện phái nữ? Inrasara ơi, phát biểu cà-lâm quá nhé.
Còn ông Thành Phân cho rằng: “Balamon để tóc dài đại diện phái nữ (vì thường búi tóc trên đầu), còn giáo sĩ Bani (cạo tóc là ảnh hưởng Phật giáo) đại diện cho phái nam”, ta thấy phát biểu của Thành Phân trái ngược và mâu thuẫn với phát biểu của Inrasara.
Theo Ts. Putra Podam, chức sắc Ahier (tức Hồi giáo mới) là những người thực hiện liên quan đến phong tục tập quán của Chăm Ahier như lễ Rija Nagar được tổ chức hàng năm vào tháng giêng Chăm lịch; lễ Ca-tê tổ chức hàng năm vào tháng Bảy Chăm lịch nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Po Klaong garay, Po Rome,… lễ được tổ chức trên đền tháp (Bimong hay Kalan), sau đó đến làng (Palei) rồi sau cùng đến gia đình, Lễ Cabur (lễ cúng các vị Nữ thần vào tháng Chín Chăm lịch), và một số lễ tục khác,…
Giáo sĩ (Acar) của Hồi giáo (Awal) là những người có nhiệm vụ thực hiện một số lễ tín ngưỡng Chăm liên quan đến tập tục của Chăm Awal như lễ tảo mộ, lễ tưởng nhớ tổ tiên, lễ báo phước tổ tiên vào cuối tháng 8 Hồi lịch (Shaban), cũng như lễ lớn của tôn giáo như: lễ chay tịnh vào tháng 9 Hồi lịch Ramadan (Ramawan), lễ kết thúc tháng Ramadan gọi là Tabiak aek (Eid al-Fitr), hay đại lễ Eid al-Adha (Waha) vào tháng Dhu al-Hijja cuối tháng 12 Hồi lịch.
Giáo sĩ (Acar) của Chăm theo đạo Awal cạo tóc không ảnh hưởng hay liên quan gì đến Phật giáo, không đại diện cho phái nam hay phái nữ như một số người đã nêu, mà việc cạo tóc của giáo sĩ (Acar) đó là nét Islam trong luật đạo của giáo sĩ Awal (Agama Awal) hay của Hồi giáo Champa. Trong khi Islam bình thường thì không cạo tóc hay chỉ cắt tóc ngắn, nhưng tín đồ Islam khi đi Haji, hay đi Umrah hay theo học về tôn giáo (Agama) nhất là những người học Tahfiz (học thuộc nguyên cuốn Thiên kinh Koran) thường phải cạo tóc (cạo đầu) và họ không được để tóc dài quá vài cm.
Người Islam (Nam) khi làm Haji (tháng 12 lịch Islam) hoặc làm Umrah (11 tháng còn lại) tại Makkah bắt buộc phải cắt tóc sát ngắn hoặc Sunat (không bắt buộc nhưng làm sẽ được ân phước) phải cạo toàn bộ tóc trên đầu bằng dao cạo. Allah có mặc khải trong Thiên kinh Koran, chương Al-Fath, câu 27 như sau:
“Chắc chắn các người sẽ vào Al- Masjid al- Haram (tại Makkah) an toàn, đầu cạo trọc và cắt tóc ngắn (theo nghi thức làm Haji hoặc Umrah), không sợ hãi, nếu Allah muốn.”
Vậy theo Surah AL-Fath câu 27, thì Nam phải cạo sạch (Nữ chỉ cắt vài sợi tượng trưng), người hói đầu hoặc không có tóc phải dùng dao cạo tượng trưng trên đầu. Đi Haji và Umrah cũng đều cạo sau khi đã Tawaf xung quanh Kaba. Bình thường ở nhà thì tùy theo mỗi người không bắt buộc cạo tóc hay để tóc.
Lời kết:
Theo Ts. Putra Podam, tôn giáo Balamon (từ Ấn Độ) có tôn thờ ba vị thần tối cao trimurti là: Brahma, Vishnu, Shiva. Nhưng người Chăm Ahier chỉ tôn thờ Đấng Allah và bảo tồn tín ngưỡng Champa.
Còn Chăm Awal hay Chăm Islam chỉ tôn thờ duy nhất Allah là Đấng tối cao. Hai tôn giáo Balamon (của Ấn Độ) và Hồi giáo (của Ả Rập) là hai tôn giáo khác nhau hay hai nền văn minh khác nhau không ai đại diện cho ai, không ai đại diện cho nam và cũng không ai đại diện cho nữ.
Từ cơ sở trên cho thấy phát biểu của Inrasara: “Balamon đại diện phái Nam, Bani đại diện phái Nữ”. Còn ông Thành Phân phát biểu ngược lại: “Balamon để tóc dài đại diện phái nữ, Bani (cạo đầu ảnh hưởng Phật giáo) đại diện cho phái Nam” chỉ là lý thuyết suông tưởng tượng, và rất khôi hài cho hai vị sống lâu muốn làm lão làng.