Phản biện Inrasara: Thánh đường Hồi giáo không ghi tiếng Việt

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Jan 30, 2024, 11:23 PM

Xem Video: Inrasara phán "Thánh đường Hồi giáo không ghi tiếng Việt."

Inrasara: Trong video Inrasara thuyết trình có nêu vấn đề: “Nếu mặt tiền thánh đường Awal có ghi chữ Chăm truyền thống là Akhar Thrah đôi khi kèm cả chữ Ả Rập, thì thánh đường Islam chỉ có ghi chữ Ả Rập”.

Dưới đây là nội dung phản biện:

Theo Ts. Putra Podam, thánh đường Hồi giáo Chính thống (Islam), thánh đường Awal (Hồi giáo dòng Awal), hay thánh đường Islam theo hệ phái Sun-ni, hệ phái sa-ri-a, hệ phái ha-na-phi, hệ phái sa-phi, hệ phái a-ma-đi, hệ phái kha-ri-tê, hệ phái CAllahm và hơn 173 hệ phái khác của Islam, thì không quy định trên thánh đường phải ghi chữ gì, hay treo thứ gì hay treo hình gì?

Tùy theo quy định của mỗi địa phương trên cổng chính mặt tiền của thánh đường thường ghi chữ “Allah” và “Muhammad” bằng tiếng Ả Rập, nhưng đây cũng không phải điều bắt buộc.

Cũng có một số địa phương ghi chữ Allah, Muhammad và ghi thêm vài dòng Thiên kinh Koran bằng tiếng Ả Rập ở nơi trang nghiêm vì đây là nơi duy nhất thờ phượng Thượng đế Allah, Đấng Tối cao và Duy Nhất.

Nói chung, thánh đường ở các nước trên thế giới thường ghi tiếng địa phương, tiếng phổ thông, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ả Rập là để cho người đọc dể nhận biết, dể hiểu, đây là nơi Thánh đường, nơi tôn thờ Thượng đế Allah mà thôi.

Ở Việt Nam, một số Thánh đường ở vùng Chăm Awal thì có thể ghi chữ Chăm cổ, nếu có thường chỉ ghi ngày tháng năm xây dựng Thánh đường, hay ghi về cách gọi tên Thánh đường trong tiếng Chăm, chữ La-tinh, tiếng Việt cũng được ghi vào để dịch nghĩa.

Hình 1. Thánh đường (Masjid và Magik) ghi tiếng Ả Rập, Latin, Jawi, Thrah Chăm và tiếng Việt.

Thánh đường Islam ở Châu Đốc, thường ghi chữ Ả Rập có khi ghi thêm chữ Jawi Chăm, và cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt mục đích để cho người đọc hiểu được nghĩa.

Hình 2. Masjid Islam Chăm ở Phước Nhơn- Ninh Thuận (ghi Latin, Ả Rập, Thrah Chăm và tiếng Việt).

Chú ý: Người Chăm Islam ở vùng Nam Bộ không sử dụng chữ Chăm Akhar Thrah hàng ngày hay trong làng, nên họ không ghi chữ Thá Chăm lên thánh đường, đó là điều hiển nhiên chẳng có gì đáng để liệt kê.

Còn người Chăm Panduranga dù theo Hồi giáo (Awal, hay Islam) nhưng họ vẫn biết đọc chữ Thá Chăm nên họ ghi chữ Thrah Chăm lên thánh đường là điều bình thường, như Thánh đường Islam ở Phước Nhơn có ghi chữ chữ Chăm, chữ Việt, chữ Ả Rập và chữ La-tinh.

Thánh đường ở Campuchia thì họ ghi tiếng Khơ-mê, tiếng Ả Rập có khi tiếng anh hay tiếng pháp (dĩ nhiên họ không thể ghi chữ Thá Chăm hay tiếng Việt ở đây vì họ không dùng chữ này).

Thánh đường Islam ở Bedford-Stuyvesant, Brooklyn, New York, có ghi tiếng Anh, tiếng La-tinh và tiếng Ả Rập.

Hình 3. Masjid Islam ở Bedford-Stuyvesant, Brooklyn, New York, ghi tiếng Anh. Ảnh: Internet.

Thánh đường Muhammad-đì, tại tiểu bang i-póc Malaysia, Thánh đường của người Trung Quốc ở Malaysia. Trên Thánh đường ghi: Allah và Muhammad bằng tiếng Ả Rập, tiếng anh và tiếng Trung Quốc. Vì họ là người Trung Quốc, dĩ nhiên trên Thánh đường không ghi chữ Thrah Chăm.

Hình 4. Masjid Muhammadiah, tiểu bang Ipoh-Malaysia, Thánh đường của người Trung Quốc ở Malaysia. Trên Thánh đường ghi: Allah – Muhammad (tiếng Ả Rập), tiếng Trung Quốc. Vì họ là người Trung Quốc, dĩ nhiên trên Thánh đường không ghi chữ Thrah Chăm. Ảnh: Internet.

Thánh đường Niu-di, ở Bắc Kinh trung quốc. Thánh đường cổ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Quan sát mặt trước, Thánh đường chỉ ghi tiếng Trung (vì Thánh đường tại Trung Quốc), thánh đường không ghi tiếng Ả Rập và chữ Ả Rập.

Hình 5. Masjid Niujie, Beijing, China. Thánh đường (Magik) cổ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Quan sát mặt trước, Thánh đường chỉ ghi tiếng Trung (vì Thánh đường tại Trung Quốc), không ghi tiếng Ả Rập, tiếng Chăm, tiếng Anh hay tiếng Việt,…Ảnh: Internet.

 

Điều này chứng tỏ luận điệu của Inrasara nói rằng luật định Islam không cho ghi chữ Thrah Chăm lên thánh đường ở Việt Nam và không có thánh đường Islam nào được ghi chữ Thrah Chăm là quan điểm hoàn toàn sai lầm và chỉ mang yếu tố cá nhân, không hiểu biết, nói bừa hay nói tầm bậy của Inrasara mà thôi.

Hình 6, 7. Magik Islam của Chăm Bani (nghĩa Chăm theo đạo), hay Agama Islam. Ăn vận của Chăm Bani Islam không khác ăn vận của giáo sĩ Acar Chăm Bani theo đạo Hồi giáo Awal ngày nay.