Cái gọi là tôn giáo "Bani" là âm mưu lừa bịp dân tộc Chăm

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 22, 2023, 11:49 PM

Dự án “Cái gọi là tôn giáo Bani” do ông Thành Phần là kiến trúc sư, ông đã thiết kế “loại bỏ Hồi giáo” tức loại bỏ “Agama Awal” của cha ông đã tiếp nhận hơn 1200 năm và truyền lại cho hậu duệ “Urang Chăm” như ngày hôm nay.

Ông Thành Phần đã thành công trong việc đưa thần Shiva (thần Ấn Độ) lên án ngự cổng đền, đưa Linga hay Lingam (dương vật) và Yoni (âm đạo, âm hộ, âm vật) văn hóa Ấn Độ giáo vào trong đền thờ Po Patao At. Tội lỗi hơn, Thành Phần đã dụ dỗ trí thức Chăm Bình Thắng thành công để trừng trị, hành hạ, đày đọa vua Po Patao At, bằng cách họ bắt vua Po Patao At phải ngồi trên Linga và Yoni, tại sao như vậy, vua Po Patao At đã phạm tội lỗi gì mà hậu duệ phải trừng trị và sĩ nhục vua Po Patao At, trong khi vua Po Patao At là vị vua Hồi giáo (Islam). Hơn nữa triều đại vua Po Patao At là Hồi giáo trị vì.

Tiếp, ông Thành Phần phải tìm mọi cách để loại trừ Hồi giáo ra khỏi xã hội Chăm, có nghĩa ông Thành Phần muốn dân tộc Chăm phải phản bội tổ tiên người Chăm đã tiếp nhận Islam từ thế kỷ thứ 9 và tiếp biến thành Awal từ thế kỷ 17. Nếu thành công thì ông Thành Phần chắc chắn sẽ được nghiệm thu dự án cái gọi là tôn giáo Bani và nhận toàn bộ tiền của dự án.

Tiếp, ông Thành Phần sẽ trình lên Chính phủ để xin mã số cho Danh mục tôn giáo Bani, mà rõ khổ, nguồn gốc lịch sử tôn giáo Champa chưa từng tồn tại tôn giáo Bani. Vậy, dựa vào cơ sở khoa nào mà ông Thành Phần đòi thành lập tôn giáo “Bani” cho người Chăm?

1. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

Khi âm mưu của ông Thành Phần đã bị trí thức Chăm phát giác, đặc biệt trang báo điện tử Kauthara đưa ra ánh sáng để cộng đồng Chăm nhận diện, dân tộc Chăm không có tôn giáo “Bani” mà Champa chỉ tồn tại tôn giáo “Islam, Awal và Ahier” mà thôi.

Vì bản thiết không đúng, do thiếu trình độ, từ Cao đẳng Nông Lâm Súc tự trở thành kiến trúc sư, chắc chắn là kiến trúc sư dởm rồi. Thua keo này ta bày keo khác, vì Thành Phần còn nhiều bí kíp do Thủ tướng lưu vong Thành Thanh Dải truyền đạt trong lúc học ở Xô về.

Tiếp, ông Thành Phần tung cú đá giò lái, bí kíp Võ Lâm Âm-Dương Bát Quái được thiết kế ngay trên đỉnh Thánh đường (magik) thôn Bình Minh do ông Imam Vê làm trưởng Cái Bang.

Tiếp, ông Thành Phần tung cú đá móc, từ hậu môn đi xuống, bằng cách tiếp cận giới phụ nữ Chăm như bà Thiên Thị Nín, Châu Thị Cành, Châu Thị Thổi, Thành Thị Tâm, Kiều Thị Vân Tiên, Kiều Thị Maily, Dụng Thị Bích Thùy, Thành Thị Thanh Hiền, …để ra sức đào tạo chiêu bài kêu gào, ngã lăn quay, lăn lộn ngược và  khóc lóc trong Hội nghị như như đưa tang do bà Thiên Thị Nín đạo diễn, đồng thời cùng hô hoán “Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của người Chăm”, nhằm kêu gọi hàng xóm sớm bắt kẻ gian vì “xóa tôn giáo Bani khỏi Danh mục tôn giáo”?

Tiếp, ông Thành Phần tung cú đá lộn ngược tuyệt đỉnh kiểu “bò đá” bằng cách lôi kéo, thôi miên, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo kích động gây mất ổn định trong hệ thống của giới giáo sĩ (Acar) với chiêu bài “Yuen – Chăm” như: Yuen xóa văn hóa Chăm, Yuen xóa ngôn ngữ Chăm, đến lượt Yuen xóa tôn giáo Bani của người Chăm. Kêu gọi những phần tử thất học, thất đức, thất bát, thất nghiệp, thất thoát, thất thu và thất bại như sư cả Lài, sư cả Dương Thà, sư cả Dụng Sa, sư cả Lư Thanh, Imam Kiều Lượng, Imam Kiều Nhợ, Imam Kiều Ngọc Sơn, Imam Từ Bát, Imam Hàng, Imam Ve, Imam Kết, Imam Đồng Tuyền, Imam Nguyễn Van Công, Imam Trượng Thanh Huấn, Imam Dương Điệp, …bộ tam: Cục - Chiêu – Thánh, cùng bè lũ như Lưu Văn Đức, Đổng Văn Dinh, Nguyễn Văn Tỷ, Thành Thanh Dải (thủ tướng Chăm lưu vong), Inra Sara, Báo Ngọc Tính, Kiều Trung, Thông Phi, Đồng Sơn, Thập Liên Trưởng, Nguyễn Chế Xuân Bào, …lực lượng chính quy cùng lực lượng phản diện, lực lượng đi đêm, lực lượng anh hùng núp, lực lượng Facebook nặc danh,… bè lũ cấu kết viết đơn xin thôi Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani,… để tiến tới thành lập Hội đồng Liên Chùa do ông Thành Phần làm chủ tịch.

2. Thành Phần ngồi xổm trên công văn của Chính phủ về tôn giáo

Vấn đề tôn giáo lan rộng trong cộng đồng Chăm lỗi là do ai? Rõ khổ là do tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận không thực hiện nghiệm túc việc ghi tên tôn giáo trong Danh mục tôn giáo của Việt Nam.

Một khi đã ghi tôn giáo “Bani” thì các môn phái võ lâm, cái bang, võ đang, minh giáo, … vào cuộc… ăn mừng vì đảng ta đã cho ra lò một môn phái quái thai mới là “Bani”.

Rồi một khi môn phái “Bani” tự dưng bị đạp đổ xuống địa ngục như Tôn Ngộ Không đạp đổ lò Bát Quát của Thái Thái Thượng Lão Quân xuống trần gian thì sẽ tạo thành biển lửa và sẽ lan rộng khắp nơi.

Để cứu vãn tình thế Kauthara phải mượn quạt Ba Tiêu để dập lửa, nhưng suýt nữa bị ngọn lửa nút chửng.

Trước nguy cơ việc đòi tôn giáo Bani từ ông Thành Phần là sự kích động, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia rẽ tôn giáo và gây rối trật tự trong cộng đồng Chăm. Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã làm việc với các Bộ, Ngành để tham mưu từ Ban Tôn giáo Chính Phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Dân tộc Quốc hội, MTTQ Việt Nam,…để có cơ sở thông tin.

Ngày 01/04/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 1100/ VPCP- HC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh về việc thống nhất tên gọi tôn giáo; Quan điểm của Chính phủ Việt Nam trước mắt vẫn giữ tên gọi "Hồi giáo" để đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương và đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục thu thập ý kiến tổng họp báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp, ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.

Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).

Đây cũng là thông điệp chính thức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam gởi đến cộng đồng Chăm Bani Ninh Thuận, Bình Thuận về tên gọi tổ chức tôn giáo: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

3. Đã thấy quan tài nhưng vẫn chưa đổ lệ

Mặc dầu đã có Công văn của Chính phủ và Công văn của Bộ Nội vụ thông báo rộng rãi trong cộng đồng Chăm là dân tộc Chăm tôn giáo “Hồi giáo” như trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành, nhưng vẫn chưa thuyết phục được nhóm dân tộc cực đoan, họ vẫn tuyên truyền Chính Phủ xóa tôn giáo Bani của dân tộc Chăm.

Rõ ràng ông Thành Phần đã thấy quan tài nhưng vẫn chưa đổ lệ.

 

4. Giải quyết tôn giáo Chăm

Để giải quyết tôn giáo Chăm, hãy tham khảo bài viết của Ts.Putra Podam

Đổi tên "Hồi giáo Bani" thành "Hồi giáo Awal" trong tên tổ chức tôn giáo của Chăm Bani: https://kauthara.org/article/601

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Bình Thuận: Dân tộc Chăm không đồng ý từ “Bàni” trong cụm từ: “Hồi giáo (Bàni. https://kauthara.org/article/600

2. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết Ramuưwan". https://kauthara.org/article/599

3. Giáo sĩ Acar là hệ thống AWAL (dòng Hồi giáo tại Champa). https://kauthara.org/article/598

4. Chăm Bani (Chăm có đạo), Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa). https://kauthara.org/article/597

5. Awal và lịch sử Islam tại Champa. https://kauthara.org/article/395

6. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa. https://kauthara.org/article/536

7. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni. https://kauthara.org/article/535

8. Bani không phải đạo tên "Bani". https://kauthara.org/article/497

9. Ts. Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực hiện 5 trụ cột Hồi giáo - Trụ cột 2 (SALAT). https://kauthara.org/article/581

10. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ. https://kauthara.org/article/592

11. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo. https://kauthara.org/article/587

12. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552

13. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm. https://kauthara.org/article/543

14. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani. https://kauthara.org/article/542

15. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal. https://kauthara.org/article/509

16. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong. https://kauthara.org/article/508

17. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa. https://kauthara.org/article/499

18. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/419