Tác giả: Ts.Putra Podam
Email: putrapodam@gmail.com
Công văn mang ký Số:520/BNV-TGCP ký ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc trả lời kiến nghị cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận theo Công văn số: 2018/BDN ngày 30/12/2022 của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển kiến nghị tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Nội dung kiến nghị: “Hiện nay, cử tri theo tôn giáo Bà Ni không có thông tin chính xác cụ thể, trên hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia chỉ ghi chung chung là Hồi giáo thì chưa chính xác. Cử tri kiến nghị xem xét, bổ sung nội dung các tôn giáo cụ thể vào cơ sở dữ liệu quốc gia”.
a). Một số Công văn của Chính phủ
Để thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (Thông báo số: 159/TB-VPCP ngày 17/4/2020 của Văn phòng Chính phủ). (Xem Hình 1 Phụ lục).
Bộ Nội vụ ban hành Công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. (Xem Hình 2 Phụ lục).
Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: Hồi giáo, bao gồm 7 tổ chức tôn giáo, như sau:
1). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),
2). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),
3). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
4). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh (Hồi giáo),
5). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
6). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo),
7). Ban Quản trị thánh đường Al-Noor Hà Nội.
b). Nội dung kiến nghị của đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận
Căn cứ Mục 1, một số Công văn của Chính phủ, thì tại mục tôn giáo ghi: Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo như liệt kê ở trên.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, rõ khổ là không nắm Công văn của Chính phủ về Danh mục tôn giáo ở Việt Nam, nên có kiến nghị thật khôi hài, trích “…tôn giáo Bà Ni…cơ sở dữ liệu quốc gia ghi chung chung Hồi giáo là chưa chính xác…”.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận căn cứ vào đâu mà kiến nghị đòi tôn giáo: Bà Ni? Trong khi Danh mục tôn giáo của Chính phủ ghi: Hồi giáo.
Thực tế cho thấy, các cơ quan tham mưu về tôn giáo ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là không có người Chăm theo Hồi giáo (tiếng Chăm: Awal hay Bani Awal), mà hầu hết là người Chăm theo Bà-La-Môn (tiếng Chăm: Ahier hay Bani Ahier).
Hơn nữa, những cán bộ tham mưu vụ việc tôn giáo là không công minh, không công tâm, mà hầu như ủng hộ ông Thành Phân. Do đó, vụ việc tham mưu cho Sở Nội vụ, Ủy ban hay tỉnh Ủy đều theo chiều có lợi cho ông Thành Phân, Thành Thanh Dải (thủ tướng Chăm lưu vong), Lưu Văn Đức (Chăm Ahier, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội), Đổng Văn Dinh (Chăm Ahier, Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Thuận),…
Tại sao đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, hăng hái kiến nghị đòi tôn giáo: Bà ni (trong khi Bà ni chưa từng tồn tại trong lịch sử tôn giáo của dân tộc Chăm, Champa, kể từ thời Pháp thuộc đến nay), mà đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận không kiến nghị việc khác có lợi cho dân tộc Chăm hơn như: Kiến nghị Chính phủ Việt Nam công nhận quyền dân tộc bản địa cho dân tộc Chăm theo hiến chương của Liên Hợp Quốc (Thông qua bởi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc theo Nghị quyết số 61/295 ngày 13/9/2007),…hay thực hiện lời tuyên truyền của ông Lưu Văn Đức nên tổ chức trưng cầu dân ý đòi tôn giáo,… xa hơn, trưng cầu dân ý đòi khu tự trị cho dân tộc Chăm…? (Nghe clip tuyên truyền của ông Lưu Văn Đức trong Mục tham khảo, Hình 3).
c). Nội dung Công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ
Trong đoạn 2, nội dung của Công văn về tôn giáo Hồi giáo được truyền bá vào Champa (Việt Nam) là hoàn toàn phù hợp.
Riêng 3 dòng cuối của Đoạn 2, với nội dung: “Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm theo Hồi giáo Bàni được ghi nhận cụ thể là “Hồi giáo Bàni” (không ghi chung chung là “Hồi giáo”).
Đọc nội dung 3 dòng cuối của đoạn 2, Bộ Nội vụ vẫn chưa trả lời rõ tôn giáo của dân tộc Chăm. Một khi tôn giáo của người Chăm chưa rõ, thì quyền công dân sẽ bị lấp lửng, mập mờ, …
Rõ, nội dung Công văn trên của Bộ Nội vụ vừa là cho xong việc, vừa làm cho vừa lòng nhóm đòi tôn giáo: Bani.
Theo Bộ Nội vụ, tôn giáo của người Chăm là gì? “Hồi giáo” hay “Hồi giáo Bani”? …
Trong Danh mục tôn giáo của Chính phủ chỉ có mục: “Hồi giáo”.
Vậy “Hồi giáo Bani” có phải là Mã số mới tôn giáo thứ 17 trong Danh mục tôn giáo Việt Nam hay không? hay chỉ ghi cho “Mập mờ”, để cho người dại nữa mừng nữa lo.
Nếu Bộ Nội vụ cấp mã số mới “Hồi giáo Bani”, thì đề nghị phải giải thích cho dân Chăm hiểu “Bani” là gì, nguồn gốc từ “Bani”, tại sao lại có tôn giáo “Hồi giáo Bani”?
Theo Công văn, Bộ Nội vụ vẫn chưa trả lời cho cộng đồng Chăm biết về cái gọi là tôn giáo: Bani? và lời tuyên truyền trong cộng đồng, “Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo Bani của dân tộc Chăm” do ông Thành Phân khởi xướng. Thực tế, lời tuyên truyền này cũng có lý, đây là mấu chốt là minh chứng để họ đòi tôn giáo Bani.
Từ khi thống nhất đất nước (1975), trong CMND (chứng minh nhân dân) ghi:
Dân tộc: Chiêm; tôn giáo: Hồi giáo, (Xem Hình 4, trong Phụ lục).
Trở về sau, CMND ghi: dân tộc Chăm, Tôn giáo: Hồi giáo (hoặc Đạo Hồi). (Xem Hình 5, trong Phụ lục).
Đến năm 2018, 2019, CMND xuất hiện tôn giáo: Bani (Bani, không tồn tại trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ). Lỗi này từ đâu? do ai chủ trương? tôn giáo “Bani” xuất hiện trong CMND cả hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. (Xem Hình 6, trong Phụ lục).
Đến khi thay CMND thành CCCD (căn cước công dân, thì tôn giáo “Bani” biến mất) đây là mấu chốt, là vấn đề chính mà người Chăm chủ yếu là phụ nữ và giới trẻ bị kích động kết tội Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo dân tộc Chăm, gây mất đoàn kết dân tộc.
Thực tế, từ triều đại vua Po Rome (thế kỷ 17 đến nay), người Chăm hiện chỉ có hai tín ngưỡng: Awal và Ahier (tiếng Ả Rập có trong Thiên kinh Koran). Bộ Nội vụ nên kiểm tra và khảo sát.
Cụm từ “Hồi giáo Bani” xuất hiện trong tên tổ chức tôn giáo từ năm 2007 là không đúng,
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, và
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận
Mặc dù tên tổ chức này chưa chính xác, nhưng vì không phải tên tôn giáo thì tạm chấp nhận. Nhưng, về lâu về dài, để ổn định thì nên thay cụm từ: “Hồi giáo Bani” thành “Hồi giáo Awal”, là tên chuẩn nhất và chính xác xác nhất, và nhất định các giáo sĩ (Acar) sẽ thống nhất ý kiến, cụ thể:
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal tỉnh Ninh Thuận, và
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal tỉnh Bình Thuận
Hình 7. Sơ đồ Awal Champa nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.
d). Ngữ nghĩa từ Bani
Theo Văn học Chăm, các tạp chí có giá trị, các nhà khoa học phương Tây, tự điển Chăm có giá trị do tác giả người pháp là: G.Moussay (1972), E. Aymonier & A. Cabaton (1906), cho rằng:
Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).
Theo các nhà khoa học, thuật ngữ “Bani” có một số ngữ nghĩa như:
-Bani: trong tiếng Ả Rập mang nghĩa “đạo, hay tín đồ theo đạo” thờ thượng đế Allah, như:
+ Bani Catholic: đạo Công giáo,
+ Bani Protestant: đạo Tin Lành,
+ Bani Buddhism: đạo Phật,
+ Bani Hindu: đạo Balamon
+ Bani Islam: đạo Hồi giáo (Islam)
+ Bani Awal: đạo Hồi giáo (Awal),…
- Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.
- Theo tự điển, E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “ بَانِيhay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì nghĩa “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:
+ Cam Bani: Người Chăm Hồi giáo
+ Bani Ibrahim: Hồi giáo
+ Bani Nabi: Hồi giáo
+ Bani Muhhamat: Hồi giáo
+ Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.
- Bani có xuất hiện trong Thiên kinh Koran:
+ Thiên kinh Koran, trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:
يبنى إسرءيل
(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!). (Xem Hình 8, trong Phụ lục).
- Trong Surah Al Isra' (Bani Israel) Ayat 41, 42 & 43 Daily Qur'an & Hadith. (Xem Hình 9, trong Phụ Lục)
Từ căn cứ trên, khẳng định Bani với nghĩa rộng là “tôn giáo”, “đạo Hồi”, nhưng nghĩa hẹp thì chỉ sắc dân có tín đồ thờ phượng Allah.
Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới Islam và thờ phượng Allah), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai “Awal” thờ phượng Allah).
Ngoài ra, Bani, Bini (Bin) thường dùng như tên lót cho giới tính nam của tín đồ Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …
Người Chăm thường nói: Nứ Nì (viết tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa là những đứa con Bani hay tín đồ Islam.
Ngoài ra Chăm còn nói: Nứ Bì (viết tắt anak Nabi, mà Nabi ở đây là tên các thiên sứ), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.
Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal” hay “Bani Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal (Hồi giáo) là một hệ phái tôn giáo của người Chăm có từ thế kỷ 17, kế thừa Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.
Người Chăm không bao giờ nói: “Agama Bani”, vì Bani không phải đạo mang tên “Bani”.
Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng người Chăm hiện nay theo tôn giáo Islam dòng “Awal”, đó là giới giáo sĩ (Acar) hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Trong lịch sử, người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.
Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Chăm Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu để nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới, đó là Islam (Asulam) theo thờ thượng đế Allah.
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Islam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …
Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác.
e). Kiến nghị
Căn cứ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ số: 159/TB-VPCP ngày 17/4/2020 của Văn phòng Chính phủ).
Căn cứ Công văn số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG của Bộ Nội vụ.
Căn cứ văn bản số: 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo, ngày 13/02/2023, của Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.
a). Xem xét đổi tên tổ chức tôn giáo
Hiện nay hai tổ chức tôn giáo tại Bình Thuận và Ninh Thuận với tên gọi:
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, và
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận
Hai tổ chức tôn giáo ở trên đặt tên chưa chính xác, vì đại diện tôn giáo là giới chức sắc, giáo sĩ (Acar) là: “Awal”, “Bani Awal”, “Agama Awal”, “Hồi giáo Awal”, “Islam Awal”, vì Awal có nguồn gốc từ Islam, Awal thuộc nhánh Sunni, Awal là dòng Hồi giáo tại Champa vương quốc, và Awal là tên gọi dành cho hệ thống giáo sĩ (Acar) hiện nay. Awal, có nghĩa Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo cũ, Hồi giáo xưa, Hồi giáo Ban đầu, Hồi giáo từ thế kỷ thứ 9 khi mới du nhập vào Champa).
Bani: mang nghĩa “Đạo” như đã giải thích ở trên, chứ “Bani” không phải tên “Tôn giáo”.
Về lâu về dài, để ổn định thì nên thay cụm từ: “Hồi giáo Bani” thành “Hồi giáo Awal”, là tên chuẩn nhất và chính xác xác nhất, cụ thể:
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal tỉnh Ninh Thuận, và
- Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal tỉnh Bình Thuận
b). Xem xét tên tôn giáo
Căn cứ vào các công văn, văn bản, thông báo của Chính phủ và các ban, ngành liên quan đến tôn giáo người Chăm. Đại diện người Chăm, chúng tôi thống nhất và đồng nhất ý kiến tên gọi tôn giáo do Chính phủ đề ra. Theo chúng tôi, “Hồi giáo” là thuật ngữ tiếng Việt chuẩn xác nhất để gọi tôn giáo “Islam” hay “Awal”, vì “Hồi giáo” tải hết ngữ nghĩa của “Islam”.
Hồi giáo (tiếng Ả Rập: Islam), mang nghĩa “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”, là một tôn giáo Độc Thần do Muhammad sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Allah tạo ra Adam. “Hồi” ở đây có nghĩa là “Hồi lại”, “Hoàn lại”, “Về lại nguyên thủy”, ngược lại dòng thời gian từ thời Muhamamad đến thời kỳ nguyên thủy ban đầu, nghĩa là từ Rasul cuối cùng Muhammad ngược lại đến nabi Jesus, kế tiếp là nabi Musa, kế tiếp là nabi Ibraham, rồi đến thời kỳ nguyên thủy là nabi Adam. Hồi ở đây nghĩa là hồi lại trạng thái ban đầu và thực hiện đúng đắn cho một tôn giáo độc thần mà Allah đã chỉ định. "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa: “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”. Đồng thời tín đồ Hồi giáo phải hoàn thiện theo lời dạy của Thiên kinh Koran và cố gắng giữ Ngũ trụ.
Do vậy, tùy theo ngôn ngữ mà ngữ nghĩa như sau:
- Awal: tiếng Ả Rập (người Chăm dùng từ thời vua Po Rome (1627-1651) đến nay. Awal còn gọi: Agama Awal (đạo Awal) hay Bani Awal (đạo Awal).
- Hồi giáo: tiếng Việt (tiếng phổ thông để chỉ tôn giáo Hồi giáo),
- Islam: tiếng Ả Rập (tên Quốc tế của tôn giáo Hồi giáo)
Khẳng định: Hồi giáo, chỉ là tiếng Phổ thông mà người Chăm gọi: Awal, hay Ả Rập gọi: Islam.
Hồi giáo: là tên tôn giáo của Chăm có trong Danh mục
Hồi giáo Bani: là cụm từ trong tên gọi tổ chức tôn giáo
Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam, dùng để phân biệt hai nhánh Hồi giáo khác nhau, thuộc hai tổ chức tôn giáo khác nhau.
LINK: Bài đọc liên quan
1. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ (File: PDF)
2. Lưu Văn Đức Kích động Bani (Trưng cầu dân ý đòi tôn giáo Bani)
3. Bộ Nội vụ cấp mã số mới "Hồi giáo Bani" hay "Hồi giáo" đã tồn tại
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ tát thẳng vào mặt ông Pgs.Pts.Ts1đêm. Thành Phần
5. Tham khảo chứng minh nhân dân tôn giáo: Hồi giáo
PHỤ LỤC
Hình 1. Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG.
Hình 2. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 củaBộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo. Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo dưới đây: Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam
Hình 3. Clip Lưu Văn Đức, tuyên truyền người Chăm phải trưng cầu dân ý đòi tôn giáo Bani. Lưu Văn Đức (Chăm Ahier, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội),
Hình 4. Dân tộc: Chiêm; tôn giáo: Hồi giáo.
Hình 5. Trở về sau, CMND ghi: dân tộc Chăm, Tôn giáo: Hồi giáo (hoặc Đạo Hồi).
Hình 6. Đến năm 2018, 2019, CMND xuất hiện tôn giáo: Bani (Bani, không tồn tại trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ). Lỗi này từ đâu? do ai chủ trương? tôn giáo “Bani” xuất hiện trong CMND cả hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Hình 7. Sơ đồ Awal Champa nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.
Hình 8. Thiên kinh Koran, trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:
يبنى إسرءيل
(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!).
Hình 9. Trong Surah Al Isra' (Bani Israel) Ayat 41, 42 & 43 Daily Qur'an & Hadith
Hình 10. Trong Bani Israel trong Surah [2:40] Thiên kinh Koran
Hình 11. Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Phan Thiết ngày 13/11/2020.
Hình 12. Nội dung Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ tại Phan Thiết ngày 13/11/2020.
Hình 13. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.