Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Bộ Nội vụ trả lời văn bản Số: 520/BNV-TGCP cho cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, trong nội dung văn bản xét thấy còn mập mờ, văn bản chỉ thể hiện sự hài lòng đối với đối tượng đòi thành lập tôn giáo: “Bani” mà thôi.
Theo Kauthara, tổ tiên người Chăm không sáng lập ra một tôn giáo nào, mà chỉ tiếp nhận tôn giáo Islam (Hồi giáo) từ thế giới Ả Rập và tiếp biến hơn 1200 năm cho đến ngày hôm nay.
Theo nguồn gốc lịch sử tôn giáo ở vương quốc Champa, xét phía ISLAM thì chỉ tồn tại hai dòng chính là:
Hồi giáo (Islam, Hồi giáo chính thống), và
Hồi giáo (Awal, Hồi giáo dòng Awal, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo dòng cũ, Hồi giáo dòng thiếu hội nhập, Hồi giáo dòng không bám và hoàn thiện dần dựa trên Thiên kinh Koran do hoàn cảnh lịch sử).
Nhưng chung quy, cả hai dòng Hồi giáo Islam và Hồi giáo Awal đều tôn thờ Thượng đế Allah, tôn kính Thiên sứ Muhammad, và bám cuốn Thiên kinh Koran, dùng lịch pháp Ả Rập và thực hiện các nghi lễ liên quan Hồi giáo, đặc biệt là nghi lễ vòng đời người,…
Hình 1. Awal (Hồi giáo dòng Awal, thuộc nhánh Islam Sunni, hay Hồi giáo Champa).
Câu hỏi đặt ra: Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: Hồi giáo bao gồm 7 tổ chức tôn giáo, như:
1). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),
2). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),
3). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
4). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh (Hồi giáo),
5). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
6). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo),
7). Ban Quản trị thánh đường Al-Noor Hà Nội.
Khẳng định: Theo lịch sử tôn giáo tại vương quốc Champa, qua tiếp nhận và tiếp biến hơn 1200 năm (thế kỷ 9) đến nay, thì dân tộc Chăm chưa tồn tại tên gọi: Tôn giáo Bani.
Đề nghị Chính phủ giải thích nguồn gốc chữ Bani, để cho người Chăm thiếu hiểu biết mà học hỏi từ Chính phủ, nếu không, người Chăm có quyền kết tội “Chính phủ VN xóa tôn giáo Bani” của dân tộc Chăm.
BÀI VIẾT:
Nhà nước nên giao tôn giáo người Chăm cho Pgs.Ts.Thành Phần, công nhận và đóng dấu theo ý kiến ông Thành Phần
Tác giả: Đàng Vinh, một độc giả trong nước gửi bài viết cho Báo Tin Tức Kauthara với Dưới đây là nội dung chi tiết:
Theo cá nhân tôi, Nhà nước nên giao tôn giáo Chăm cho Pgs.Ts.Thành Phần, công nhận và đóng dấu theo ông Thành Phần vì nhà nước chưa tròn trách nhiệm đối với đồng bào Chăm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
1. Vấn đề người dân, số đông sử dụng CMND toàn bộ ghi tôn giáo Bani từ năm 2018, 2019. Khi qua làm CCCD thì khai Hồi giáo Bani. Công an tỉnh hiện nay trốn hết, thiếu bản lĩnh, không dám đưa ra một nghị định, nghị quyết nào cho dân nắm. Thiếu thuyết phục, qua loa, không can thiệp, từ chối can thiệp chỉ thích hưởng lợi ích từ mã số thuế của tôn giáo mang lại.
2. Số đông các chức sắc người Chăm đọc Thiên kinh Koran theo phiên âm tiếng Latin, số ít biết chữ, hầu hết không biết nghĩa ghi trong Thiên kinh Koran, nhưng bên ngoài thì tỏ ra vẻ, dạy đời người khác. Do vậy giới chức sắc rất dễ bị lợi dụng vào mục đích bán buôn tôn giáo.
3. Theo dõi câu chuyện tôn giáo từ đầu đến nay, tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào giải thích việc chuyển đổi tôn giáo từ "Hồi giáo" sang “Bani” sang “Hồi giáo Bani”, như thế làm sao thuyết phục được người dân, đặc biệt dân tộc thiểu số người Chăm với bề dày lịch sử về tiếp nhận tôn giáo.
4. Việc đúng hay sai, đáng lý phải có văn bản giải thích để cho cộng đồng Chăm hiểu. Nay Cán bộ rất vô lí và ba phải, vai trò lãnh đạo mà chỉ có việc tôn giáo để cộng đồng người Chăm mất đoàn kết, bè phái khắp nơi.
5. Mặc dù cộng đồng người Chăm rất bức xúc, nhưng đa số không ai muốn lên tiếng chống đối hay phản ảnh mà chỉ chờ cơ quan chức năng giải quyết. Rõ, chưa thấy có một nghị quyết nào trả lời thắc mắc cho cộng đồng người Chăm từ phía tỉnh Ủy. Đùng đùng lôi nhau họp đối chấp, tuyên truyền. Đảng lãnh đạo soi đường dẫn lối cho dân mà cán bộ thiếu trách nhiệm.
Một gia đình có ba thế hệ sống chung trong một mái nhà thì sẽ không bao giờ sống nổi. Huống chi cùng một thẻ căn cước thể hiện quyền công dân mà có đến hai tôn giáo. Bây giờ các cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, tư tưởng cho người dân hai tỉnh Ninh Thuận Bình Thuận, việc này ảnh hưởng quyền công dân tầng tầng lớp lớp đến cộng đồng người chăm. Đảng là cuộc sống của dân, mãi mãi đi vào lòng người từ thuở thơ ấu, mà có động thái xem nhẹ quyền công dân của cộng đồng Chăm. Vậy có đáng để dân tôn trọng không? việc cốt lõi của đồng bào dân tộc Chăm quan tâm thì từ chối trốn tránh trách nhiệm giải quyết.
6. Cán bộ làm CCCD thì không tròn trách nhiệm, chuyển đổi thẻ căn cước, chuyển đổi tôn giáo của cả một dân tộc mà không một lời giải thích, cứ qua loa tôn giáo: Hồi giáo Bani, chấp nhận thì khai, còn không thì bỏ trống, quyền công dân mà mập mờ thì vấn đề khác cứ như vậy sẽ mập mờ theo. Mà đã mập mờ thì từ chối nghe, từ chối họp, tôi thấy các ông trong Hội đồng Sư cả chịu biết bao nhiêu nổi nhục, bị chửi bới dèm pha buôn bán tôn giáo khắp mọi nơi, lí do chính là sự mập mờ về quyền công dân mà Chính phủ đã ban hành.
Lời khuyên: nên có văn bản trả lời thuyết phục thắc mắc của dân. Với sự vô trách nhiệm của tỉnh thì tôi nghĩ vấn đề này sẽ không bao giờ được ổn. Hãy làm rõ, hãy công khai, đừng mập mờ hàng hai như hiện nay.
LINK: BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa
2. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal
3. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong
4. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa
5. Bani không phải đạo tên "Bani"
6. Bộ trưởng Bộ Nội vụ tát thẳng vào mặt ông Pgs.Pts.Ts1đêm. Thành Phần
7. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo
Hình 2. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.
HÌNH ẢNH: KATIP TỪ TẤN
Một tín đồ, một giáo sĩ (Acar) thuộc dòng Awal (Agama Awal, Bani Awal, Hồi giáo Awal, Islam Awal).