Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo

Written by Thành Thanh Huấn
In category Tin tức
Mar 13, 2023, 3:17 AM

Tổ chức tôn giáo Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani được thành lập tại Ninh Thuận (2005) và Bình Thuận (2012) theo pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực năm 2004 và được công nhận theo Quyết định 4106/ QĐ- UBND ngày 1/10/2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận và Quyết định 2161/QĐ-UBND ngày 1/10/2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận.

Hai tổ chức tôn giáo này hình thành trải qua hơn 15 năm tồn tại, hoạt động "tốt đời đẹp đạo" hợp lòng dân và làm cầu nối cho tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) Bani Awal, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Cũng nhấn mạnh thêm, "Hồi giáo Bani" do ông ông Thành Phần đề nghị trong buổi họp để đặc tên cho tổ chức: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận".

Kể từ năm 2017, ông Thành Phần tham gia chương trình dự án một tổ chức phi chính phủ của Ấn độ. Mục tiêu của dự án, nhằm tạo vị thế nền văn minh Ấn Độ tác động với tất cả các nước phương Đông, ảnh hưởng chủ thuyết Hindu giáo (Ấn Độ), trong đó có người Chăm theo tôn giáo Balamon (Hindu từ Ấn Độ). Đây là một đề tài mà Thành Phần theo đuổi để đạt mục đích bằng mọi giá phải nghiệm thu công trình, nếu Tôn giáo Bani được nhà nước Việt Nam công nhận.

Từ nguyên nhân này, chính ông Thành Phần lại lật kèo kích động nhóm dân tộc cực đoan gởi văn thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng Trung ương xóa bỏ tên Hồi giáo Bani và đề nghị tên tôn giáo "Bani" trong danh mục Tôn giáo Việt Nam.

Ông Thành Phần cấu kết phần tử lưu vong cực đoan hải ngoại (Châu Thị Cành - cựu thành viên Fulro, Thành Thanh Dải - Thủ tướng Champa tự phong) đưa đề tài tôn giáo Bani lên phương tiện truyền thông quốc tế (RFA, BBC) nhằm vu cáo Chính phủ Việt Nam xóa bỏ tôn giáo Bani trong danh mục tôn giáo Việt Nam (Thực tế Bani chưa được nhà nước Việt Nam công nhận kể từ thời Pháp thuộc).

Trước những dư luận trái chiều về tên gọi tôn giáo: Hồi giáo (Bani) trong cộng đồng Chăm Việt Nam. Ngày 01/04/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 1100/ VPCP- HC truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh về việc thống nhất tên gọi tôn giáo; Quan điểm của Chính phủ Việt Nam trước mắt vẫn giữ tên gọi "Hồi giáo" để đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương và đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục thu thập ý kiến tổng họp báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/11/22, tại Bình Thuận nhóm dân tộc cực đoan cụ thể: Dụng Thị Bích Thùy, Imam Kim Xuân Kết, Imam Nguyễn Trọng Mường, lợi dụng diễn đàn Hội nghị tiếp xúc cử tri Đại biểu Quốc hội tại xã Phan Hòa - Bình Thuận. Nhóm này đề nghị Nhà nước Việt Nam công nhận tôn giáo Bani có mã số trong danh mục Tôn giáo Việt Nam.

Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.

Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).

Đây cũng là thông điệp chính thức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam gởi đến cộng đồng Chăm Bani Ninh Thuận, Bình Thuận về tên gọi tổ chức tôn giáo: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Hình 1. bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.

 

Hình 2. Tiếp xúc cử tri tại xã Phan Hòa.

 

Hình 3. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.