BANI: là ISLAM
BANI: là TẠO HÓA
BANI: là SÁNG LẬP, SÁNG TẠO
BANI: là SẮC DÂN
BANI: là THẾ GIỚI Ả RẬP
BANI: là ĐẠO
Haji. Ts.Putra Podam
-----***-----
Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ 9, nhưng mãi đến thế kỷ 16 Islam phát triển cực thịnh do ảnh hưởng từ Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Champa phiên âm thành “Islam, Asulam”. Cũng như những tín đồ Islam khác trên thế giới, người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa đạo hay tín đồ) như Chăm Bani (Chăm theo đạo) được dùng rất phổ biến không chỉ dành cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo.
Hình 1. Giáo sĩ (Acar) là Chăm Bani theo đạo: Awal (Hồi giáo). Acar tôn thờ Thượng đế Allah, Acar tôn kính Thiên sứ Nabi Muhammad, Acar là Chăm Bani (nghĩa Acar là người Chăm có đạo, Acar là người Chăm theo đạo).
- Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arab - Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah), Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).
Hình 2a, 2b. Thiên kinh Koran chép tay của người Champa, được xác định vào thời kỳ đức vua Abdul Hamid Shah (Nik Mustapha - Po Rome). Quyển thiên kinh đang trưng bày tại bảo tàng thiên kinh Koran ở miền Nam Thái Lan.
Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:
- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo thờ thượng đế Allah.
- Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.
Hình 3. Từ “Bani” trong nghiên cứu của R.P.Durand (1903), mang nghĩa đứa con của thế giới Ả Rập, là sắc dân Do Thái tôn thờ Thượng đế Allah.
- Theo E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, nghĩa theo tôn giáo là “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:
+ Bani Adam: Islam (Hồi giáo),
+ Bani Nabi: Islam (Hồi giáo),
+ Bani Ibrahim: Islam (Hồi giáo),
+ Bani Muhhamad: Hồi giáo
+ Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.
+ Chăm Bani, Bani Chăm: Người Chăm theo đạo (Awal - Islam - Hồi giáo),
Hình 4. Bani Adam xuất hiện trong Thiên kih Koran. Trong Sáng thế ký (Sách Sáng thế) trong Kinh thánh (thường dùng bởi Do Thái giáo và Kitô Giáo) thì “Adam” có nghĩa là “người nam” và “Eva” có nghĩa là “người nữ” đầu tiên do Chúa Trời tạo dựng nên.
-Trong Thiên kinh Koran, surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:
يبنى إسرءيل (Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!).
Hình 5. Trong Thiên kinh Koran, từ Bani và Bani Israel xuất hiện nhiều lần. Bani trong trường hợp này mang nghĩa sắc dân thờ Thượng đế, sắc dân của Đấng Tạo Hóa, sắc dân của tín đồ thờ phượng Allah.
- Bani xuất hiện nhiều trong một số surah của Thiên kinh Koran.
Hình 6. Bani Didarul Islam (Bani trong thế giới đạo Hồi), nghĩa Bani là tín đồ thờ phượng Allah.
- Bani dùng để chỉ sắc dân theo Islam như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo mới, đạo Islam).
Hình 7. Bani Israel, mãnh đất thiêng liêng, nơi tạo sinh các Nabi và Rasul, là con cháu của Thiên sứ Abraham (Ibrahim), là tín đồ thờ phượng Thượng đế Allah.
- Bani là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Ví dụ: Bani Jawa: người Jawa theo đạo mới hay người Hồi giáo Jawa. Bani Awal (người Chăm theo Hồi giáo).
Hình 8. Triều đại Majapahit (vương quốc ở đảo Java), Chăm Bani từ Champa sang truyền đạo Islam và truyền bá Islam cho Jawa - Indonesia.
Maqom Putri Cempo (Makam Putri Champa - Lăng công chúa Champa) ở đảo Java, Indonesia. Lăng được biết là công chúa người Champa đến từ khu vực miền Trung Việt Nam. Công chúa Champa là một mắt xích trong việc truyền bá Islam đến Java, Đông Indonesia. Trên hòn đảo này có nhiều lăng công chúa Champa. Đó là những vị công chúa được vua Champa gả sang Majapahit (vương quốc ở đảo Java) để truyền bá Islam vào Indonesia. Khi các vị công chúa này mất được xây lăng cẩn thận và được người Indonesia chăm sóc và rất quý trọng. Lăng công chúa Champa được xác định năm mất là 1448.
Hình 9. Lăng mộ của Công chúa Champa, Đông Java (Indonesia), Vị công chúa Champa là mắt xích đến sự truyền bá Hồi giáo tại Đông Jawa.
- Bani, Bini thường dùng cho tên lót của giới tính nam theo tôn giáo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …
Hình 10. Mahathir BinMohamad (cựu Thủ tướng Malaysia). Người dùng Bani, Bini cho tên lót trong giới tính nam.
- Người Chăm thường nói: “Nứ Nì” (tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa đứa con của Bani, đứa con theo đạo, hay tín đồ thờ phượng Allah.
Hình 11. Anak Bani (đứa con theo đạo). Chăm Bani (Chăm theo đạo, Chăm có đạo).
- Người Chăm còn nói: “Nứ Bì” (viết tắt anak Nabi, mà Nabi là Danh xưng để chỉ Thiên sứ). Do đó, Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của Thiên sứ Muhammad.
Hình 12,13. Anak Nabi (nghĩa tín đồ của Thiên sứ Muhammad), đây là câu cửa miệng mà người Chăm hay dùng.
- Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi tôn giáo của mình với danh xưng: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal (Hồi giáo) là một hệ phái Hồi giáo của Champa có từ thế kỷ 17, kế thừa từ Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.
Awal: nghĩa ban đầu, đầu tiên, trước tiên. Hình 14.
Awal: tên thượng đế Allah, là thứ tự tên thứ 73 trong 99 tên của thượng đế Allah. Hình 15.
Awal: là tên tháng “Rabi’ al-Awa” thứ tự tháng thứ ba trong lịch Islam (Hồi giáo). Hình 16.
Hình 14. Awal (the First: nghĩa ban đầu, đầu tiên, trước tiên. Hiện nay Giáo sĩ (Acar) là Agama Awal (nghĩa Hồi giáo đầu tiên, Hồi giáo trước tiên, Hồi giáo từ khi du nhập vào Champa từ thế kỷ thứ 9, Hồi giáo không bám chặt và không hoàn thiện dần theo Thiên kinh Koran).
Hình 15. Awal (Al-Awal: là tên của Thượng đế Allah, là tên xếp thứ tự thứ 73 trong 99 tên của Allah trong Thiên kinh Koran.
Hình 16. A Rabi al-Awal (Chăm Bani đọc “Raba ul-Awal”), thứ tự tháng thứ ba trong lịch Islam (Hồi giáo).
Hình 17. Awal: là Hồi giáo Champa. Awal nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.
Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới giáo sĩ (Acar) hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.
Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới Islam (Asulam) theo thờ phượng thượng đế Allah.
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Islam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …như:
Bani Catholic: đạo Công giáo,
Bani Protestant: đạo Tin Lành,
Bani Hindu: đạo Balamon,
Bani Islam: đạo Hồi giáo,
Bani Awal: đạo Hồi giáo (Hồi giáo dòng Awal, nhánh Hồi giáo tại Champa),…
Hình 18. Tác phẩm Ariya Sah Kukei viết chữ Jawi xưa, người Chăm Châu Đốc tự gọi mình là “Cam Bani” nghĩa là Chăm theo đạo, hay tín đồ Chăm theo Hồi giáo.
Hình 19. Akhar Thrah Chăm dùng từ Mussalim (Muslim) ám chỉ “Cam Bani” chính là tín đồ “Muslim” theo Hồi giáo. Ảnh: Internet.
Trước 1963, người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường gọi người Chăm Nam Bộ là người Jawa (người theo Islam), đồng thời cũng tự nhận mình là người Chăm Bani (người Chăm theo đạo) và tên Bani ngầm định gán cho hệ phái giáo sĩ (Acar).
Sau năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm Hồi giáo dòng Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ ông Mã Thanh Lâm, Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam Châu Đốc. Từ đây xã hội Chăm tại Phan Rang xuất hiện thêm thuật ngữ “Hồi giáo cũ” và “Hồi giáo mới”. “Hồi giáo Cũ” là những người Chăm đã theo Hồi giáo dòng Awal thuộc hệ phái Hồi giáo Champa và “Hồi giáo Mới” là những người cải đạo sang Islam chính thống.
Từ đây, “Hồi giáo Mới” là những ai tiếp nhận phong trào đổi mới và “Hồi giáo Cũ” là những người giữ lại quan niệm trước đây dòng Awal. Mỗi người đều hiểu rõ rằng “Hồi giáo Mới” không phải là một tôn giáo mới và hoàn toàn khác Bani. Chính đó, cả hai nhóm đều cho mình là Hồi giáo, còn từ “Cũ và Mới” chỉ để phân biệt sự khác nhau.
Một thời gian sau, cộng đồng mới tìm danh xưng mới để khác biệt với người Bani Awal (Hồi giáo cũ), và họ chọn danh xưng quốc tế là “Islam”, từ đó hình thành tín đồ Islam (theo nghĩa Hồi giáo chính thống), và tín đồ Bani (theo nghĩa hệ phái Hồi giáo Awal), nhưng dần dần tín đồ Bani Awal tự nhận mình là đạo Bani (từ năm 2018, đạo Bani xuất hiện trong Chứng minh nhân dân).
Từ đó, một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm Bani là đạo tên “Bani”. Người Chăm Bani là người Chăm theo đạo “Bani”. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.
***
Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.
Văn bản nêu: " Trong quá trình Hồi giáo truyền bá vào cộng đồng Chăm Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và ở các khu vực khác nhau, Hồi giáo có sự giao thoa tiếp biến với văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành hai dòng: Hồi giáo Islam và Hồi giáo Bani. Hơn nữa, Hồi giáo Bani và Hồi giáo Islam không cùng chung một tổ chức, các hoạt động tôn giáo có những khác biệt nhất định với nhau, nhưng xét về nguồn gốc cả hai đều xuất phát từ "Hồi giáo". Trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thông tin tôn giáo của công dân là người Chăm Hồi giáo Bani được ghi rõ cụ thể "Hồi giáo Bani" (không ghi chung là Hồi giáo).
Đây cũng là thông điệp chính thức của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam gởi đến cộng đồng Chăm Bani Ninh Thuận, Bình Thuận về tên gọi tổ chức tôn giáo: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.
Hình 20. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.
LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN
1. Bani: Chăm Bani (Chăm có đạo) là Awal (Hồi giáo dòng Awal) tại Champa
2. Chăm Bani (Chăm có đạo) là Agama Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa) File PDF.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ tát thẳng vào mặt ông Pgs.Pts.Ts1đêm. Thành Phần
5. Bộ Nội vụ cấp mã số mới "Hồi giáo Bani" hay "Hồi giáo" đã tồn tại
6. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN
BANI TRONG THIÊN KINH KORAN