Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết Ramưwan"

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 2, 2023, 11:18 PM

Mỗi khi Ramadan (Ramawan) đến thì một số làng Chăm Bani (Chăm có đạo) theo tôn giáo Hồi giáo (Awal) treo băng rôn với nhiều khẩu hiệu khác nhau như “Lễ Ramawan”, “Lễ hội Ramawan”, hay “Tết Ramawan”, "Tết Ramưwan", Tết Ramuwan", ... Từ hiện tượng này trên diễn đàn trang mạng cho thấy cộng đồng Chăm đã tham gia trao đổi và tranh luận không ít. Để tìm hiểu lý do tại sao và đề nghị cách dùng từ đúng như thế nào, chúng ta cần phân tích và tìm hiểu rõ nguồn gốc từ Ramadan (Ramawan), và cần hiểu thấu đáo ngữ và nghĩa của hai hoạt động riêng biệt: “Harei Mukkei” và “Bulan Ramawan”. Để dựa vào đó làm cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi.

 

Trước tiên, cần xem lại hiện nay cách dùng từ cho sự kiện này vẫn chưa thống nhất giữa tỉnh Bình Thuận và Ban Tôn giáo Chính phủ.

a). Ủy Ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận

Dùng từ “Tết Ramưwan”, trong văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023 về việc phối hợp tổ chức Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni)

 

Dùng từ "Tết Ramưwan", trong văn bản số: 671/UBND-KGVXNV, ngày 29/02/2024 về việc phối hợp tổ chức Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bani.

Nhận xét:

1. Trong văn bản của UBND dùng từ “Tết Ramưwan” là không chính xác, vì khi ghi (viết) phải ghi đúng “Ramawan”. Còn khi nói người Chăm dùng “Ramưwan” Ramâwan, Ramawan, Ra’wan hay Ram’wan, …

2. Ramưwan người Chăm dùng khi nói, và Ramawan người Chăm dùng khi viết chữ Chăm.

3. Văn bản không nên ghi từ “Ramưwan” hay “Ramawan” vì đây chỉ dùng cấp địa phương cho văn bản viết chữ Chăm Thrah.

4. Văn bản ghi tiếng phổ thông (tiếng Việt) đại diện cho Quốc tế nên phải ghi “Ramadan” cho thế giới hiểu,

5. Ramadan (Ramawan) không phải là “TẾT”, mà tháng tịnh chay, kiêng cử, làm điều thiện, trao dồi Thiên kinh, …

6. UBND tỉnh Bình Thuận không nên áp đặt từ "Tết" cho Ramadan của dân tộc Chăm.

 

Hình 1. Thông báo nghĩ "Tết Ramưwan" của UBND tỉnh Bình Thuận theo văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023.

 

Hình 2. Thông báo nghĩ "Tết Ramưwan" của UBND tỉnh Bình Thuận theo văn bản số: 671/UBND-KGVXNV, ngày 29/02/2024.

b). Ban Tôn giáo Chính phủ

Dùng từ “Lễ Ramadan”, trong bài báo với tựa đề: “Đồng Bào Chăm Đón Lễ Ramadan”, phát lúc 02:39 PM, ngày 21/05/2018. Hình 2.

Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tặng hoa chúc mừng Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Thành phố nhân tháng lễ Ramadan Hồi lịch 1444 - dương lịch 2023. Hình 3.

Nhận xét:

1). Trong văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ dùng từ “Lễ Ramadan” là hoàn toàn chính xác.

 

 

 

 

 

 

Hình 3. Ban Tôn giáo Chính phủ: "Đồng bào Chăm đón lễ Ramadan".

 

Hình 4. MTTQ VN TP.HCM: "Chúc mừng đại diện cộng đồng Hồi giáo nhân tháng lễ Ramadan 2023".

 

Để thống nhất cách dùng từ cho sự kiện trên, các cơ quan chức năng, cũng như cộng đồng Chăm cần phải tìm hiểu, xem xét và đặt lại tên cho phù hợp.

Nhân đây, Kauthara đóng góp ý kiến để thống nhất cách dùng từ cho sự kiện này.

Mukkei” và “Ramadan”, thực tế là hai hoạt động riêng biệt và khác nhau:

- “Harei Mukkei” là ngày báo hiếu tổ tiên, mừng gia tiênđược thực hiện vào ba ngày cuối tháng Shaban (tháng 8 Hồi lịch).

- “Ramadan” là tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch).

 

1). Harei Mukkei: gồm các hoạt động như đi tảo mộ, cúng gia tiên và vui chơi giải trí.

Người Chăm Islam ở vùng Nam bộ thường đi tảo mộ bất kỳ ngày tháng bất kỳ trong năm, không nhất thiết phải cuối tháng Shaban.

Ngược lại Chăm Awal (hệ thống Acar) ở Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay thường đi tảo mộ tập trung vào ba ngày cuối tháng Shaban.

Mỗi dòng họ đều có một khu mộ (Gahul) riêng. Tất cả thành viên trong dòng họ sẽ cùng thực hiện nghi lễ tại “Gahul” như đọc Thiên kinh Koran.

Kết thúc ba ngày lễ tảo mộ sẽ là lễ tưởng nhớ gia tiên “Harei mukkei” tại nhà.

Trong ngày tưởng nhớ gia tiên, mọi người trong gia đình đều ở nhà sum họp, cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì.

Tục “harei mukkei” đã trở thành phong tục, chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người. Đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của Chăm Awal (Chăm theo Hồi giáo) .

“Harei mukkei” là một sự kiện giống như tết Nguyên Đán của người Việt (Tảo mộ, Gói bánh chưng, bánh tét, Dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Xông đất, Xuất hành hái lộc, Chưng mâm ngũ quả, Thăm viếng họ hàng, và chúc tết).

 

2). Ramadan (Ramawan): là tháng 9 của niên lịch Islam, là tháng chay tịnh, thực hiện nhiều nghi thức liên quan đến tôn giáo như Shalah (Salah, Solat) ngày 5 lần. Cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, đây là dịp để mọi người tự kiểm điểm lại những hành vi thực hiện của mình trong năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục. Các tín đồ Hồi giáo (Awal, Islam) phải thực hiện nghiêm túc trong vòng 30 ngày. Do đó:

- Ramadan (Ramawan): không liên quan đến việc họp, hội họp, hội nghị hay hội thảo, … nên không thể dùng từ “Lễ hội Ramadan” mà chỉ nên sử dụng “Lễ Ramadan”.

- Ramadan (Ramawan): không liên quan đến “Tết”, vì theo tiếng Việt “Tết” liên quan đến tảo mộ, cúng gia tiên, vui chơi, giải trí, chúc rượu, tiệc rượu (liên quan rượu, bia), … Do đó không thể dùng từ “tết Ramadan” cho lễ tục Ramadan, vì Ramadan là tháng thực hiện lễ thức nhịn chay, kiêng cử, hành lễ và trau dồi Thiên kinh Koran. Không liên quan vui chơi, giải trí, và tuyết đối không rượu, bia, …

- Ramadan (Ramawan): là tháng thực hiện nghi thức nhịn chay của Hồi giáo, trong đó có hệ phái Awal của Champa và nhiều hệ phái khác liên quan Islam trên toàn thế giới, nên không thể gọi “Ramadan” là sự kiện riêng của người Chăm.

Hình 5. Awal: là Hồi giáo Champa. Awal nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.

 

3). Kiến nghị

Tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo), tôn giáo: Awal (Hồi giáo, Islam) ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đề nghị các cơ quan chức năng trong nước cũng như các tổ chức hội đoàn hãy nên đặt tên cho phù hợp đúng theo nguyện vọng của tín đồ Chăm Bani (Hồi giáo Islam nói chung và Hồi giáo Awal nói riêng).

- Không dùng: "Tết Ramưwan".

- Thay "Tết Ramưwan" thành "Tết Mukkei" (như giải thích trong Mục 1).

- Dùng tháng lễ Ramadan.

 

Hình 6. Ngày 13 tháng 02 năm 2023, bà Phạm Thị Thanh Trà, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ chính thức ký văn bản số 520/BNV- TGCP về việc trả lời thắc mắc của cử tri liên quan đến tên gọi tôn giáo.