Ts. Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực hiện 5 trụ cột Hồi giáo - Trụ cột 2 (SALAT)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 4, 2023, 3:18 AM
Đăng online: kauthara.org
Email: kautharanews@yahoo.com
Facebook: Putra Podam
Tác giả: TS.Putra Podam
 

­­­­­­­­

 

 

 

----------------------

TÓM TẮT: Agama Awal là một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa, là một tôn giáo độc thần, chỉ tôn thờ Thượng đế Allah, Đấng Tối Cao, Duy Nhất và tôn kính Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal (Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo cũ, Hồi giáo từ khi du nhập vào Champa) ảnh hưởng từ dòng Sunni. Awal là một hệ phái thuộc Hồi giáo Champa (Islam Awal của Champa), khác với trên 73 nhánh Islam trên thế giới như: Islam Sunni của Ả Rập, Islam Shia của Iran, Islam Ahmadi (Ahmadiyya) của Pakistan, Islam Kharijite của Oman, Islam Sufi của Libya, Sudan, Islam Wahabi, …Islam Champa dòng Awal được chia thành hai tầng lớp:

Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Acar hay Ulama): trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo).

Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah.

Do vậy, khi bàn đến hệ phái Awal (Islam Champa dòng Awal) thì chúng ta chỉ đề cập đến tầng lớp Giáo sĩ (Acar - ulama) và hệ thống hành lễ của Acar chứ không đề cập đến tín đồ thông thường (Gahéh).

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/awal_sunni.jpg

Hình 1. Sơ đồ Awal Champa nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.

 

1. THƯ INRASARA GỬI KATIP TỪ TẤN

Inra Sara Gửi Từ Tấn!

Tôi với ông quen thân nhau, nhưng từ khi ông tự nguyện làm Jawa lai gây xáo trộn cộng đồng Cham, tôi coi ông là một tội đồ tai hại. Nói với ông 1 lần này thôi.

5 trụ cột Islam là: Chahada, Salat, Ramadan, Zakat và Hadj, tôi hỏi ông vốn là tu sĩ Bà-ni, nay thành Jawa lai:

[1] Chahada, các vị Acar tôn kính Allah, Mohammed bên cạnh còn cúng tế bao nhiêu Pô Yang khác, chính bản thân ông cũng làm như vậy - hỏi bên Islam có như thế không?

[2] Salat, các vị Acar hôm nay có còn quỳ lạy đúng phép như bên Islam không?

[3] Ramadan, các vị Acar có chay tịnh nghiêm ngặt như bên Islam không?

[4] Zakat, các vị Acar có còn bố thí như bên Islam không?

[5] Hadj, các vị Acar có còn khát khao đi hành hương Mecca để thành 1 Hadj không?

Cả 5 đều KHÔNG. Đó là bên chức sắc, còn tín đồ Bà-ni thì hoàn toàn KHÔNG. Ông không hiểu hay cố ý không hiểu?

 

2. TRỤ CỘT 2 CỦA ISLAM (HỒI GIÁO)

Theo Islam (Hồi giáo), các tín đồ phải tuân theo năm điều, đó là năm trụ cột hay năm nghĩa vụ thiêng liêng của các tín đồ. Những bổn phận này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ý thức của tín đồ với cộng đồng Islam nói chung. Năm trụ cột của Islam là: Shahadah, Salat, Sawm, Haji, Zakat.

Salat (Salah, Solat): là trụ cột thứ 2 của việc cầu nguyện. Tín đồ phải cầu nguyện năm lần một ngày theo những thời điểm đã được ấn định để mọi tín đồ duy trì sự kết nối với Đấng Tạo Hóa của mình.

 

3. PHẢN BIỆN

3.1 Inrasara tuyên bố Mục 2: “[2] Salat, các vị Acar hôm nay có còn quỳ lạy đúng phép như bên Islam không?”

3.2. Phản biện Mục 1: Tuyên bố của Inrasara trong Mục 2 là hoàn toàn sai lầm, không am hiểu về Bani Awal (Hồi giáo – Islam), bản thân Inrasara cũng chưa hiểu gì về Ahier mà tự tuyên bố về Agama Awal thật vô lý.

Trụ cột thứ hai trong Islam (Awal) là Salat: Tín đồ phải cầu nguyện năm lần một ngày theo những thời điểm đã được ấn định để mọi tín đồ duy trì sự kết nối với Đấng Tạo Hóa của mình.

Trụ cột hai là nghĩa vụ thiêng liêng mà mỗi tín đồ cần phải thực hành, là quy định để mỗi tín đồ bám chắc vào Thiên kinh Koran để hoàn thiện mình. Tuy nhiên không phải tín đồ Islam nào cũng thực hiện Salat năm lần trong ngày, mà tùy theo Iman (đức tin) của mỗi người.

 

4. TRỤ CỘT 2: SALAT (Cầu nguyện)

Salat (salah, solat): tiếng Ả Rập (Arabic) là Salah hay Salat là một trong “năm trụ cột” của Islam là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi tín đồ Islam. Salat theo tiếng Việt là "Cầu nguyện”, nhưng định nghĩa này có thể gây nhầm lẫn. Vì Salat trong Islam có nghĩa là Du-a (do’a), là mang nghĩa "kiến nghị tôn kính với Thượng đế”. Đó là một hành động thể chất, tinh thần và tâm linh thờ phượng được thực hiện năm lần mỗi ngày vào các thời điểm quy định.

4.1 MỘT SỐ ĐỘNG TÁC RUKUN KHI SALAT

Các nghi thức trụ cột (Rukun) của Salat: là những nghi thức cốt lõi của Salat, những nghi thức này nếu cố ý không thực hiện hay quên thực hiện thì Salat hoàn toàn mất giá trị tức không được công nhận. Dưới đây là bốn Rukun cơ bản trong Salat.

Rukun Qiyām (قيام: tiếng Ả Rập), là một phần không thể thiếu của Salat. Đặt hai tay lên ngực, tay phải bên trên tay trái, lời cầu nguyện bắt đầu ở tư thế đứng, đọc chương Kinh Fatihah và đọc một số câu Kinh đơn giản khác từ Qur’an đối với Rak’at thứ nhất và thứ hai.

Rukūʿ (رُكوع: tiếng Ả Rập), có thể đề cập đến một trong hai điều trong Hồi giáo: Hành động cúi đầu gập người xuống hướng về Qiblah, đặt hai bàn tay lên hai đầu gối, trước khi thẳng người thực hiện sujud (toàn đất- cúi thấp).

Sujūd (سُجود: tiếng Ả Rập), có nghĩa là lễ lạy Thượng đế (الله Allah) theo hướng của Ka'ba tại Mecca thường được thực hiện trong các buổi cầu nguyện (Salat). Tư thế Sujud là toàn bộ cơ thể được đặt trên bảy bộ phận: trán cùng với mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, và các ngón chân hai bênKhi ở trong sujud là đang ca ngợi và tôn vinh Allah.

Julus (جولوس: tiếng Ả Rập), có nghĩa là ngồi, tư thế ngồi lên bàn chân trái, bàn chân phải để thẳng đứng, hai bàn tay đặt lên hai đùi gần đầu gối và nói ba lần: (Rabbigh-firli) Sau đó tiếp tục Sujud lần thứ hai giống như lần thứ nhất.

Dưới đây là bốn Rukun chính được thực hành trong Salat:

Hình 2a, 2b. Động tác Rukun chính trong cầu nguyện Salat của tín đồ Islam chính thống giáo.

 

Hình 3a, 3b, 3c, 3d, 3e. Động tác Rukun chính trong cầu nguyện Salat của Giáo sĩ (Acar) theo Agama Awal hoàn toàn là các động tác Rukun của Islam (Hồi giáo chính thống).

 

4.2. NGHI THỨC SALAT

Salat, lễ nguyện gồm có một số động tác nhất định mà bắt buộc mọi tín đồ Islam phải thực hiện. Để thực hiện các động tác lễ nguyện phải đọc Thiên kinh Koran bằng tiếng Ả Rập (Arabic) và mặt hướng về Kabah (Thánh địa Makkah, Saudi Arabia).

Bước 1: Sau khi đã lấy nước Wudu, và đã đến giờ dâng lễ Salat, tín đồ đứng thẳng người nghiêm trang hướng mặt về Kiblat (Qiblah) (hướng ngôi đền Kabah tại thánh địa Makkak), còn ở Việt Nam hướng Kiblat trùng với hướng Tây (hướng mặt trời lặn).

Kế tiếp, định tâm cho lễ Salat. Người đứng thẳng, giơ hai bàn tay lên ngang vai (hoặc ngang trái tai), hai bàn tay xòe ra, các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trước, mắt nhìn xuống nơi quỳ lạy đồng thời nói:

                                                                                                         

“Allahu Akbar”. [Allah vĩ đại nhất].                                                    

                                    

Tiếp sau đó, đặt tay phải bên trên tay trái và khoanh hai tay áp lên lòng ngực, và đọc surah Al-Fatihah.

“A u’ zu bil la hi mi nash shay ton nir ro j.i.m”.

 

[Cầu xin Allah che chở bảo vệ bề tôi tránh khỏi sự quấy nhiểu của Shayton đáng bị nguyền rủa].

­­

 

 

“Bismillaahir Rahmaanir Raheem”. [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

 

 

 

“Alhamdulillahi Rabbil ‘aalameen”. [Mọi lời ca ngợi, tán dương đều kính dâng Allah Đấng chúa tể của toàn vũ trụ].

 

 

 

“Ar-Rahmaanir-Raheem”. [Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

 

 

 

“Maliki Yawmi-Deen”. [Allah, Đức Vua của ngày phán xử].

 

 

 

“Iyyaka na’budu wa iyyaka nastaeen”. [Duy chỉ Ngài bầy tôi tôn thờ và cũng duy chỉ Ngài bầy tôi cầu xin sự giúp đỡ].

 

 

 

“Ihdinas Siraatal Mustaqeem”. [Cầu xin Ngài hãy hướng dẫn bề tôi đến với con đường chính đạo].

 

 

 

“Siraatal lazeena an’amta ‘alaihim ghayril maghdoobi ‘alaihim walad- aaalleen”. [Con đường của những người đã được Ngài ban ân sũng (con đường Islam) chứ không phải con đường của những người làm Ngài phẫn nộ (người Do Thái giáo) cũng không phải con đường của những người lầm đường lạc lối (người Thiên Chúa giáo)].

“Ameen”. [Cầu xin Allah chấp nhận lời cầu xin!!!].

+ Đọc xong surah Al-Fatihah, đọc thêm các surah ngắn dễ thuộc từ Thiên kinh Koran như surah Al-Ikhlas, surah An-Naas,…

 

* Surah Al-Ikhlas

 

   

“Bismillaahir Rahmaanir Raheem”. [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

 

 

  

“Qul huwa Allahu ahad”. [Hãy bảo: “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất].

 

 

 

“Allahu assamad”. [Allah là Ðấng Samad].

 

 

 

 “Lam yalid wa lam yoolad”. [Ngài không sinh ra ai, cũng không do ai sinh ra].

 

 

 

“Wa lam yakul-lahu kufuwan ahad”. [Và không một ai có thể ngang bằng với Ngài].

 

Bước 2: Khi đọc xong surah Al-Fatihah đưa hai bàn tay lên ngang vai (hoặc ngang tai) lòng bàn tay hướng về trước nói “Allahu Akbar” và cúi người về trước 90 độ, hai bàn tay nắm lấy hai đầu gối, đầu và lưng thẳng mắt nhìn xuống nơi quỳ lạy và đọc ba lần câu:

                                                

“Subhana Rabbiyal Adhim.” (Azhim).

[Vinh quang thay Thượng Đế của bề tôi, Ngài thật vĩ đại!].

 

Chú ý: Mỗi lần thay đổi động tác đều phải nói “Allahu Akbar”  ngoại trừ động tác trong bước ba thì nói khác.

Bước 3: Trở lại tư thế đứng thẳng người đồng thời nói:

 

 

“Sami’Allahu liman hamidah”.

[Allah hằng nghe thấy tất cả lời ca ngợi của ai tán dương ca tụng Ngài].

Kế tiếp xuôi hai tay xuống và nói tiếp.

 

 

“Rabbana lakal hamdu”.

[Thưa Thượng Đế của bầy tôi, mọi lời ca ngợi tán dương là của Ngài].

 

Bước 4: Cuối lạy về phía trước đồng thời nói “Allahu Akbar”, khi lạy bắt buộc trán, mũi, đôi bàn tay, hai đầu gối, các ngón chân phải chạm trực tiếp xuống đất còn hai cùi chỏ thì đưa lên không được để chạm đất và nói:               

 

 

“Subhana Rabbiyal ‘Alaa”. (3 lần)

[Vinh quang thay cho Đấng Chủ Tể Tối cao của bề tôi]. 

                                             

Bước 5: Ngồi dậy thẳng lưng và nói “Allahu Akbar” khi ngồi mông đặt trên lòng bàn chân trái, bàn chân phải dựng đứng lên hoặc để xuôi ra phía sau, hai bàn tay khép lại đặt trên đầu gối, mắt nhìn xuống nơi quỳ lạy và nói (1 lần):

   

 

“Ollo hum magh fir ly, war ham ny, wah di ny, wa a' fi ny, war zaq ny, war fa' ny”.

[Thưa Allah, xin tha thứ cho bề tôi, ban hồng ân cho bề tôi, dìu dắt bề tôi và nuôi dưỡng bề tôi].

                                                                

Bước 6: Tiếp tục nói thêm lần nữa và nói “Allahu Akbar”, rồi cúi đầu lần hai giống như lần trước, và nói:

 

 

 “Subhana Rabbiyal ‘Alaa”. (3 lần)

[Vinh quang thay cho Đấng Chủ Tể Tối cao của bề tôi].

Tới đây đã xong một Rak-at.

Bước 7: Tiếp đó đứng dậy và nói “Allahu Akbar”, rồi thực hiện tiếp Rak-at thứ hai giống như Rak-at thứ nhất không gì thay đổi nhưng ở Rak-at thứ hai sau khi quỳ lạy xong lần hai không đứng dậy liền như ở Rak-at thứ nhất mà ngồi lại đọc bài Al-Tahiya sau:

 “At-tahiyyaatu Lillaahi wa-salaawaatu wa-tayyibaat.    

As-salaamu ‘alayka ayyuha-Nabiyyu wa rahmatullaahi wa barakaatuhu.

As-salaamu ‘alayna wa ‘ala ‘ibaad-illaah-is-saaliheen.

Ash-hadu al-laa ilaaha ill-Allaaho wa ash-hadu anna Muhammadan ‘abduhu wa rasooluhu.”

Ý nghĩa: “Mọi điều bình an, tốt đẹp và những hành động tôn thờ là của Allah. Cầu xin Ngài ban bình an, sự khoan dung và phúc lành cho Nabi, cho bề tôi và cho tất cả người đạo hạnh trong số bề tôi của Ngài. Tôi xin tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah và xin chứng nhận Muhammad là bề tôi, là vị Thiên Sứ của Ngài.”

Nếu dâng lễ Salat có bốn Rak-at (như Al-Zhuhr tức buổi trưa, Al-A’sr tức buổi chiều, Al-Isha  tức buổi tối) hoặc có ba Rak-at (như Al-Maghrib tức buổi hoàng hôn) thì tiếp tục đứng dậy thực hiện Rak-at thứ ba và thứ tư giống như Rak-at thứ nhất và thứ hai cho đến lần quỳ lạy thứ hai của Rak-at thứ ba hoặc thứ tư thì ngồi lại đọc lại bài Al-Tahiya của bước bảy và đọc tiếp bài của bước tám. Nếu lễ Salat có hai Rak-at (như Al-Fajr tức rạng đông) thì cũng vậy sau lần quỳ lạy thứ hai của Rak-at thứ hai ngồi lại đọc lại bài Al-Tahiya của bước bảy và đọc tiếp bài của bước tám.

Bước 8: Phần cuối bài Tasha’hud đọc thầm:

 “Allaahumma salli ‘ala Muhammad, wa ‘ala aali Muhammad, kama salayta ‘ala Ibraaheem, wa ‘ala aali Ibraaheem, innaka hameedun majeed.

Allaahumma baarik ‘ala Muhammad, wa ‘ala aali Muhammad, kama baarakta ‘ala Ibraaheem, wa ‘ala aali Ibraaheem, innak hameedun majeed.”

[Lạy Allah, cầu xin hãy ban sự bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad và dòng tộc của Người giống như Ngài đã ban cho Nabi Ibrahim và dòng tộc của Người. Quả thực, Ngài là Đấng Tối Cao và Rộng Lượng].

Chú ý: Khi ngồi đọc thầm của bước bảy và bước tám chạm hai đầu ngón cái và ngón giửa của tay phải lại, ngón trỏ chỉ thẳng về phía trước, các ngón khác xếp xuôi theo chiều của ngón giửa và đặt trên đầu gối.

Bước 9: Sau khi đọc xong bài Tasha’hud, chào Salam kết thúc hành lễ. Quay mặt về bên tay phải và nói:

 

     

“As-salamu alaykum wa Rahmatullah”

Hay: “As-salamu alaykum wa Rahmatullahi wa Barakaatuhu.

Ý nghĩa: “Cầu xin Allah ban sự bình an”.

Hay: “Cầu xin Allah ban sự bình an, sự khoan dung của Ngài cho các bạn.”

Sau đó xoay mặt về bên tay trái và nói câu trên.

“As-salamu alaykum wa Rahmatullah”

Hay: “As-salamu alaykum wa Rahmatullahi wa Barakaatuhu.

Sau khi hoàn tất hành lễ (Salat), tín đồ ngồi lại vài phút đọc “Tass Beah” như sau:

“Subhanalloh” [Vinh quang ở Allah]. (33 lần)

“Alhamdulillah” [Xin tạ ơn Allah]. (33 lần)

 “Allahu Akbar” [Allah Tối cao].  (33 lần)

Và có thể đọc thêm một lần câu sau:

 “La Ila ha Il Lolloh, Wahdahu La sarikalah, La hul mulku, Wa lahul hamdu yuh yi wa yu mit, Wa hu wa Ala kulli shay in quoa dir”.

Sau cùng nếu có thể đưa hai bàn tay lên cầu nguyện (Du-a) theo ý muốn. Cầu xin Allah ban mọi sự dể dàng đến những bề tôi của Ngài, Ameen.

 

*Surah An-Naas

https://www.searchtruth.com/quran_teacher/images/lesson/Surahs/bismillah.jpg

“Bismillaahir Rahmaanir Raheem”. [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

 

“Qul a’uzu bi rabbin naas”. [Tôi cầu xin Đấng chủ tể của nhân loại].

 

“Maliki’n naas”. [Đức vua của nhân loại].

 

“Ilahi’n naas”. [Đấng thượng đế của nhân loại].

 

“Min sharril waswaasil khannaas”. [Che chở tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào rồi lẫn mất].

 

“Allazee yuwas wisu fee suduurin naas”. [Kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người].

 

“Minal jinnati wan naas”. [Thuộc loài Jinn và loài người].

 

4.3. Nghi thức Salat của hệ phái Awal (Hồi giáo)

Cơ bản các bước Salat của giáo sĩ (Acar) của hệ phái Bani Awal đều giống Bani Islam. Dưới đây, liệt kê một số động tác thực hiện trong Salat (cầu nguyện) của giáo sĩ (Acar) hệ phái Awal (Hồi giáo).

 

  

Hình 4. Động tác Rukun chính trong cầu nguyện Salat của Giáo sĩ (Acar) theo Agama Awal hoàn toàn là các động tác Rukun của Islam (Hồi giáo chính thống).

 

Đoạn trích từ Kinh sách giáo sĩ Awal trong hình dưới đây với nội dung như sau:

“Tôi định tâm hành lễ Eid al-Fitr 2 rakaat, được thực hiện theo Imam vì Allah- Đấng Tối Cao. Allah Vĩ Đại”.

 

May be an image of monument and text

Hình 5. Định tâm hành lễ Eid al-Fitr 2 rakaat của Acar Awal.

 

4.4. So sánh các động tác Rukun giữa Bani Awal và Bani Islam

Theo luật định ta thấy những động tác Rukun giữa Bani Awal và Bani Islam về thực hiện nghi thức Salat (Salah) thì hoàn toàn giống nhau.

Hình 6. Giáo sĩ đang “bang” và “azan” thông báo giờ cầu nguyệnư giữa hệ phái Bani Awal và Bani Islam.

 

 

Hình 7. Động tác Runkun thứ 9 trong Salat (Duk la tahiyat akhir).

 

Wudu (tiếng Chăm: mak aia; tiếng Việt: lấy nước), theo nghĩa ngôn từ là làm sạch sẽ.  Theo nghĩa giáo lý Wudu là dùng nước rửa bốn phần của cơ thể, gồm mặt, đôi tay, đầu và đôi chân, theo cung cách giáo lý qui định mang ý nghĩa tôn thờ Allah.

Wudu rất quan trọng đối với tín đồ Bani Islam nói chung và tín đồ Bani Awal nói riêng, bởi vì hành lễ Solat (Salah) là cuộc sống tâm linh hàng ngày, giống như con người không thể tồn tại mà không có nước.

Để chuẩn bị bước vào Thánh đường (Masjid, Magik) trong tháng Ramadan (Ramawan), các giáo sĩ (Acar) phải tắm rửa, đoạn trích từ kinh sách Bani Awal cho thấy như hình dưới đây:

“Tôi định tâm tắm rửa từ ngày đầu của tháng Ramadan vì Allah, Đấng Tối Cao. Allah Vĩ Đại”.

May be an image of text

Hình 8. Định tâm khi tắm rửa chuẩn bị vào Thánh đường (Masjid, Magik) tháng Ramadan (Ramawan) của giáo sĩ hệ phái Awal.

 

Trong Islam, tất cả việc hành lễ đều có cánh cửa mở ra để đón nhận ân phước, mà việc đón nhận ân phước trong hành lễ Solat chính là sự lấy nước Wudu, bởi hành lễ Solat mà không lấy nước Wudu, thì Solat đó không có giá trị.

Hình 9. Wudu của tín đồ Bani Islam (Hồi giáo chính thống).4

 


Hình 10. Wudu (lấy nước, mak aia) của giáo sĩ Awal (Hồi giáo).

 

5. KHẲNG ĐỊNH

Khẳng định 1a: Trụ cột thứ hai, Salat (Salah, Solat), được người Chăm Bani (Chăm theo đạo) Agama Awal giáo sĩ (Acar), cũng như tín đồ Chăm Islam chính thống giáo đều phải thực hiện đúng động tác (Rukun) của Islam (Hồi giáo).

Khẳng định 1b: Từ khẳng định 1a, cho thấy tất cả giáo sĩ (Acar) bên Agama Awal chỉ duy nhất tôn thờ Allah. Acar chỉ cầu nguyện Allah trong Thánh đường (Majid/Magik).

Khẳng định 1c: Từ khẳng định 1a và khẳng định 1b, cho thấy giáo sĩ (Acar) phải Salat 5 lần mỗi ngày vào tháng Ramadan (Ramawan). Ngoài Ramadan Giáo sĩ (Acar) chỉ Salat trong ngày Suk (Jumat), và một số ngày lễ khác.

Khẳng định 1d: Chỉ có tầng lớp thứ nhất là giáo sĩ (Acar) mới cầu nguyện Salat, vì Acar là đại diện cho mỗi dòng họ cầu nguyện thay cho dòng họ đó, còn tầng lớp thứ hai là Thường dân (Gahéh) thì không thực hiện Salat. Đây là điểm khác biệt trong Islam chính thống giáo. Vì Chăm Bani (Chăm theo đạo) của Agama Awal (Hồi giáo dòng Awal, Hồi giáo Champa) đã tiếp nhận Islam từ Ả Rập và tiếp biến theo hướng văn hóa bản địa và lịch sử Champa.

 

6. KẾT LUẬN

Kết luận 1a: Từ Mục khẳng định, cho thấy Giáo sĩ (Acar) Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) là Agama Awal (đạo Awal, nghĩa tiếng Việt Hồi giáo) thực hiện các động tác Rukun trong Salat đều giống Run Kun của Islam chính thống trong Islam.

Kết luận 1b: Giáo sĩ (Acar) thực hiện cầu nguyện Salat cho Thượng đế Allah trong Thánh đường (Masjid/Magik) tháng Ramadan (Ramawan) đúng năm lần mỗi ngày như Salat của Islam chính thống.

Kết luận 1c: Salat của Giáo sĩ (Acar) hoàn toàn đúng với các động tác Rukun của Islam.

Kết luận 1d: Giáo sĩ Acar không cầu nguyện Salat cho yang thần, hay thần linh nào của Balamon.

Kết luận 1e: Không có chuyện giới Giáo sĩ (Acar) của Agama Awal (Hồi giáo) Salat không đúng phép tắc của Islam như Inrasara đã nêu. Từ đây cho thấy Inrasara chỉ phát ngôn bừa, thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức về tôn Agama Awal và Agama Ahier.

 

   

Hình 11. Tín đồ Bani Awal và Bani Islam cầu nguyện trong động tác Rukun Sujud.

 

 

LINK File PDF: Trụ cột 2. Salat – Salah – Solat