Đổi tên "Hồi giáo Bani" thành "Hồi giáo Awal" trong tên tổ chức tôn giáo của Chăm Bani

Written by Putra Podam
In category Bài báo
Apr 4, 2023, 6:36 PM

MỤC TIÊU: Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người.

 

I. ĐẶT TÊN TÔN GIÁO và TỔ CHỨC TÔN GIÁO 

Từ mục tiêu và nguồn gốc lịch sử tôn giáo tại Champa, nhiều người bô lão, giáo sĩ, trí thức và sinh viên Chăm đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ, …  xem xét đặt tên cho tổ chức tôn giáo và tên tôn giáo Chăm cho phù hợp nguyện vọng của cộng đồng Chăm.

1). ĐỔI TÊN TỔ CHỨC TÔN GIÁO 

Hiện nay tên tổ chức tôn giáo của người Chăm Bani đặt tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”.

Xét thấy, cụm từ "Hồi giáo Bani" trong tên gọi tổ chức tôn giáo không phù hợp với người Chăm theo Hồi giáo dòng Awal, tên gọi "Hồi giáo Bani" không đúng với nguồn gốc lịch sử tôn giáo của người Chăm nói riêng và Champa nói chung. Do đó, để đảm bảo khoa học lịch sử cũng như sự đúng đắn trong tên gọi tôn giáo của người Chăm, đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan quan tâm xem xét, giải quyết và đổi tên gọi tổ chức tôn giáo cho phù hợp.

Theo ý kiến chung của nhiều Bô lão, giáo sĩ, trí thức và sinh viên Chăm đề nghị cụ thể như sau:

Đổi tên tổ chức tôn giáo hiện nay: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani"

Thành tên tổ chức mới: "Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Awal"

 

1a). Giải thích ngữ nghĩa từ: BANI

- Từ Bani (gốc từ Ả Rập: باني ), nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah), Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo thờ thượng đế Allah.

- Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.

- Theo E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, nghĩa theo tôn giáo là “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:

   + Bani Adam: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Nabi: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Ibrahim: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Muhhamad: Hồi giáo

   + Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.

   + Chăm Bani, Bani Chăm: Người Chăm theo đạo (Awal - Islam - Hồi giáo),

Hình 1. Bani Adam xuất hiện trong Thiên kih Koran. Trong Sáng thế ký (Sách Sáng thế) trong Kinh thánh (thường dùng bởi Do Thái giáo và Kitô Giáo) thì “Adam” có nghĩa là “người nam” và “Eva” có nghĩa là “người nữ” đầu tiên do Chúa Trời tạo dựng nên.

 

-Trong Thiên kinh Koran, surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:

يبنى إسرءيل   (Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!).

Hình 2. Trong Thiên kinh Koran, từ Bani và Bani Israel xuất hiện nhiều lần. Bani trong trường hợp này mang nghĩa sắc dân thờ Thượng đế, sắc dân của Đấng Tạo Hóa, sắc dân của tín đồ thờ phượng Allah.

 

- Bani xuất hiện nhiều trong một số surah của Thiên kinh Koran.

Hình 3. Bani Didarul Islam (Bani trong thế giới đạo Hồi), nghĩa Bani là tín đồ thờ phượng Allah.

 

- Bani dùng để chỉ sắc dân theo Islam như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo mới, đạo Islam).

Hình 4. Bani Israel, mãnh đất thiêng liêng, nơi tạo sinh các Nabi và Rasul, là con cháu của Thiên sứ Abraham (Ibrahim), là tín đồ thờ phượng Thượng đế Allah.

 

- Bani là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Ví dụ: Bani Jawa: người Jawa theo đạo mới hay người Hồi giáo Jawa. Bani Awal (người Chăm theo Hồi giáo).

Hình 5. Triều đại Majapahit (vương quốc ở đảo Java), Chăm Bani từ Champa sang truyền đạo Islam và truyền bá Islam cho Jawa - Indonesia.

 

- Bani, Bini thường dùng cho tên lót của giới tính nam theo tôn giáo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …

Hình 6. Mahathir BinMohamad (cựu Thủ tướng Malaysia). Người dùng Bani, Bini cho tên lót trong giới tính nam.

 

- Người Chăm thường nói: “Nứ Nì” (tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa đứa con của Bani, đứa con theo đạo, hay tín đồ thờ phượng Allah.

Hình 7. Anak Bani (đứa con theo đạo). Chăm Bani (Chăm theo đạo, Chăm có đạo).

 

- Người Chăm còn nói: “Nứ Bì” (viết tắt anak Nabi, mà Nabi là Danh xưng để chỉ Thiên sứ). Do đó, Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của Thiên sứ Muhammad.

Hình 8, 9. Anak Nabi (nghĩa tín đồ của Thiên sứ Muhammad), đây là câu cửa miệng mà người Chăm hay dùng.

***Giải thích chi tiết ngữ nghĩa từ "Bani" tại đường dẫn:

 Bani không phải tên tôn giáo "Bani" - Chăm Bani nghĩa: Chăm có đạo

 

1b. Giải thích ngữ nghĩa từ: AWAL

a). AWAL: (أوال), nghĩa là: ban đầu, bắt đầu, đầu tiên, trước tiên, …Awal là tên tháng đầu tiên trong Hồi lịch (Awal Muharam). Do đó, ngày đầu tiên của Muharam là ngày đầu năm mới của người Hồi giáo. Năm Hồi giáo còn gọi năm Hijra (Hijri), năm đầu tiên trong đó có Hijra (di cư của Thiên sứ Muhammad từ Mecca (Makkah) đến Medina (Madinah). Do đó, mỗi năm được đánh thứ tự với “AH”. AH là chữ đầu của cụm từ trong tiếng Latin “Anno Hegirae” (năm Hijra). Năm 2023 dương lịch tương ứng năm AH 1444/1445 (Hồi lịch).

Tôn giáo Chăm Bani (Chăm có đạo) tại Champa là nhánh AWAL

Agama AWAL: đạo Hồi giáo (Bani AWAL: đạo Hồi giáo)

Hình 10. Awal (nghĩa ban đầu, bắt đầu, đầu tiên, trước tiên, thời tiền Islam, …tiếng Anh: The First, tiếng Chăm: ꨕꨨꨵꨮꨭ).

 

b). Al-AWAL (là một trong 99 Đại danh của Allah, Al-Awal là thứ tự 73 trong 99 tên của Allah. Nghĩa Đấng Đầu Tiên không có sự khởi đầu và tất cả vạn vật đều do Ngài duy nhất tạo hóa ra chúng.

Allah, Đấng Phúc lành và Tối cao phán: 

{Allah, không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài và Ngài mang những tên gọi tốt đẹp nhất} (Chương 20 – Taha, câu 8).

Và những tên gọi này đã chỉ rõ toàn bộ bản chất và các thuộc tính của Allah mà Ngài muốn người Muslim phải nhắc đến trong lễ nguyện Salah và Du-a (Cầu nguyện), Ngài phán:

- {Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn hảo nhất, bởi thế, hãy gọi Ngài bằng các tên gọi đó} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).

Hình 11, 12. Awal (Al-Awal), tên thứ 73 trong 99 tên của Thượng đế Allah.

 

AWAL: là tên tháng đầu tiên trong lịch Hồi giáo “Awal Muharam” và trong tháng “Rabi al-Awal” thứ tự tháng thứ ba trong lịch Islam (Hồi giáo) nghĩa “Mùa xuân đầu tiên”.

Hình 13, 14 Awal Muharam là tên tháng đầu tiên trong Hồi lịch, Rabi al-Awl tháng thứ ba trong Hồi lịch.

 

Rabi’ al-AWAL (tiếng Ả Rập: رَبِيع ٱلْأَوَّل , Rabī’ al-Awal ), là tháng thứ ba trong lịch Hồi giáo (Islam). Từ "Rabi" có nghĩa là “mùa xuân” và “Al-awal” có nghĩa là “đầu tiên”. Do vậy, Rabī 'al-awal có nghĩa là (Tháng đầu tiên mùa xuân hoặc đầu mùa xuân).

Hồi lịch dựa trên các vòng quay của Mặt trăng chứ không phải Mặt trời. Tháng Hồi giáo bắt đầu vào lúc hoàng hôn của ngày đầu tiên, ngày mà trăng lưỡi liềm được nhìn thấy bằng mắt. Năm âm lịch dài khoảng 354 ngày, do đó, các tháng quay ngược lại các mùa và không cố định theo lịch Gregory. Các tháng trong Hồi lịch: Muharram (“cấm” - là một trong bốn tháng bị cấm gây chiến hoặc đánh nhau); Safar (“trống” hoặc “vàng”); Rabi al-Awal (“mùa xuân đầu tiên”); Rabia Thani (“Mùa xuân thứ hai”); Jumada Awal (“lần đóng băng thứ nhất”); Jumada Thani (“lần đóng băng thứ hai”); Rajab (“để tôn trọng” - đây là một tháng thánh khác khi đánh nhau bị cấm); Shaban (“truyền bá và phân phối”); Ramadan (“khát khô” - tháng nhịn ăn ban ngày); Shawal (“nhẹ nhàng và mạnh mẽ”); Dhu al-Qadah (“tháng nghỉ ngơi” - một tháng khác không được phép xảy ra chiến tranh); Dhu al-Hijjah (Tháng Hajj, là tháng hành hương đến Makkah, tháng không được phép xảy ra chiến tranh).

Hình 15. Tên tháng theo Hồi lịch Hijri (Islam).

 

Hình 16. Tên tháng theo lịch Awal (lịch Acar đang dùng) chính là Hồi lịch Hijri (Islam).

 

2. ĐẶT TÊN TÔN GIÁO

Để đặt tên tôn giáo cho dân tộc Chăm cần phải căn cứ vào giai đoạn khoa học lịch sử của Champa như đã trình bày trong Phần II 

Giai đoạn 1: Champa đã tiếp nhận hai tôn giáo lớn trên thế giới là:

- Tôn giáo: Balamon (Hindu): thờ tam vị thần Trimurti: Brahma, Vishnu, Shiva, …tiếp nhận từ thế kỷ 2 (Champa lập quốc năm 192).

- Tôn giáo: Hồi giáo(Islam), thờ thượng đế Allah, Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

 

Giai đoạn 2: Champa đã cải biến hai tôn giáo lớn ở trên thành hai tín ngưỡng riêng của mình vào thế kỷ 17.

- Tín ngưỡng AWAL: mang nghĩa Islam từ trước, Islam từ đầu, hay Islam từ khi du nhập vào Champa thế kỷ 9, thờ duy nhất thượng đế Allah.

- Tín ngưỡng AHIER: mang nghĩa Islam sau, Islam muộn, Islam mới. Tại thời điểm thế kỷ 17 Chăm Balamon đã đổi thành Chăm Ahier không còn thờ tam vị thần Trimurti Ấn Độ, thay vào đó thờ thượng đế Allah Tối Cao và tiếp nhận chăm sóc tháp Champa.

 

Do đó đối với tín đồ theo Bani (theo đạo) thì tên tôn giáo là: Islam (tên giai đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16). Nay tên AWAL (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

Và tín đồ Chăm theo Ấn Độ giáo thì tên tôn giáo là: Balamon (Brahmanism, tên từ lập quốc đến thế kỷ 16). Nay tên AHIER (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

Do đó để đặt tên danh mục tôn giáo cho tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) tôn giáo Awal (hệ thống giáo sĩ Acar đang thực hành), đề nghị Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét tên gọi tôn giáo liên quan đến việc đặt tên cho tổ chức tôn giáo như sau:

Awal: tên gọi (Islam) từ giai đoạn thế kỷ 17 đến nay, người Chăm đang sử dụng,

Islam: tên gọi quốc tế; tên gọi ngay từ đầu Champa tiếp nhận,

Hồi giáo: tên gọi phổ thông được Chính phủ Việt Nam công nhận từ Islam.

Hình 17. AWAL: là Hồi giáo Champa. Awal nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.

 

Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”. Do đó, Islam được gọi là “Hồi giáo” là phù hợp và đúng ngữ nghĩa.

Hiểu và sử dụng đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.

 

II. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TÔN GIÁO ISLAM TẠI CHAMPA

Islam (tiếng Ả Rập là: al-'islām), có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế", mà ở Việt Nam thường gọi là Hồi giáo, người Chăm gọi “Asulam” là một tôn giáo Độc Thần. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo. Islam ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đạo Arab, Islam do Thiên sứ Muhammad sáng lập, nhưng đức tin của tín đồ Islam thì Islam bắt nguồn từ trước khi Thượng Đế (Allah) tạo ra Adam. Tất cả tôn giáo đều khởi nguồn từ tôn giáo thờ Thượng Đế mà người Việt Nam dù theo tôn giáo nào thì cũng từng nhắc đến “Ông Trời”. Trong thuyết Độc Thần, Thượng Đế không có danh xưng, người Do Thái gọi là Jehova, người Ả Rập gọi là Allah, người Mã Lai gọi là Tuhan, người Việt gọi là Chúa Trời, Thượng Đế, người Chăm gọi là Po. Để dễ hiểu ta hãy so sánh với từ Po của người Chăm thì Allah chính là Po, trong tiếng Chăm Po khi dùng để nói về Thần linh thì nó là một danh từ chung chứ không phải tên của một Đấng Thần linh. Quay lại với đức tin của người Islam thì Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh. Bốn quyển thiên kinh của Allah đều được ban xuống cho loài người vào tháng Ramadan. Thiên kinh Zabur (thiên kinh của thiên sứ Dawood / David) được xuống vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan. Thiên kinh Taurah (Torah - Cựu Ước) được ban xuống cho Musa (Moses) vào ngày 6, tháng Ramawan (Ramadan). Thiên kinh Injeel (Gospel - Tân Ước) được ban xuống cho Thiên sứ Isa (Jesus) vào ngày 13 tháng Ramadan. Cuối cùng là thiên kinh Quran được ban xuống cho Muhammad vào đêm 27 tháng Ramadan và đó cũng chính là đêm Lailatul Qadar của năm đó.

2.1. Tôn giáo chính tại Champa

2.1.1 Giai đoạn 1

Căn cứ nguồn gốc Islam tại Champa, tóm tắt như sau:

Về khoa học lịch sử, người Chăm đã tiếp cận thế giới Islam từ khoảng thế kỷ thứ 9 và phát triển tùy theo từng giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 13, Quốc vương Chế Mân (1285-1307), vị vua ảnh hưởng Islam khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

Thế kỷ 14, Chế Bồng Nga (1360-1390), là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa, ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh, là một vị vua Islam, khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia.

Thế kỷ 16, Po At (1553-1579), vị vua Islam, lịch sử ghi Po At đã giúp vua Johor-Malaysia một vương quốc Hồi giáo bằng cách gửi lực lượng 400 thuyền chiến Champa sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Melaka-Malaysia, …

Từ khi tiếp cận thế giới Islam, người Chăm đã tiếp thu thêm nền văn hóa, văn minh mới. Islam xuất hiện trong tài liệu Thrah Chăm với tên gọi Asulam, Athulam, Athalam, …được người Chăm sử dụng từ khi tiếp nhận Islam đầu thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 16.

Vậy giai đoạn 1, người Chăm gọi tôn giáo của mình là: Asulam (Islam)

 

2.1.2 Giai đoạn 2

Thế kỷ 17, Po Rome (1627-1651), lấy công chúa bia Than Cih hay Sucih là tín đồ Bani của Islam con gái vua Po Mah Taha (1622-1627), ông là một vị vua sùng bái Islam . Po Rome chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại khi Po Rome ở Makkah (Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa, tên đầy đủ là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah.

Chăm theo Bani (Chăm theo đạo), mặc dù tự nhận mình là tín đồ Islam (Asulam), nhưng Chăm theo Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đi ngược với phong tục của Islam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm giữa Hindu và Islam ngày càng phức tạp, do đó triều đại vua Po Rome có cuộc cách mạng hóa giải thành hai tín ngưỡng mới dựa vào Islam với hai thuật ngữ tên: Awal và Ahier, với ý nghĩa như sau:

Awal: Là tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) đã theo Islam từ trước, từ thế kỷ thứ 9 cho đến thế kỷ 17 (triều đại Po Rome) nhưng vẫn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “đầu tiên, trước tiên” để ám chỉ cho những tín đồ Chăm Bani đã theo Islam từ nhiều triều đại trước cho đến triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất. Vậy, từ Awal xuất hiện từ thế kỷ 17, và Awal vẫn mang nghĩa chính là Islam.

 Ahier: Là người Chăm theo tôn giáo Balamon (Brahmanism Ấn Độ: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Balamon giáo sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam (Asulam) Chăm phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm Balamon trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier không phải là Thượng đế Duy nhất mà là Ðấng Tối Cao đứng đầu danh dách các thần linh và vua chúa Champa.

Thuật ngữ Awal không làm thay đổi giá trị thực thể nội tại của Islam, mà từ Awal chỉ khẳng định thêm rằng tín đồ Chăm Bani (Chăm theo đạo) đã theo Islam và tôn thờ Allah từ trước (nghĩa người Chăm Bani đã theo Islam từ trước triều đại Po Rome).

Trong khi thuật ngữ Ahier, có thay đổi giá trị nội tại trong tín đồ Chăm theo Balamon, bằng cách Po Rome đã dùng quyền lực ép tín đồ Chăm bỏ theo Balamon, nghĩa là Chăm Ahier (trước kia thờ Brahman, Vishnu và Shiva) nay chỉ thờ Allah của Islam như một Đấng Tối Cao. Điều này chính vua Po Rome đã truyền đạo Islam cho tín đồ Chăm Ahier và mong sau này tín đồ Chăm Ahier phải thay đổi nhận thức tôn thờ Đấng Allah để cùng tín đồ Chăm Awal của Asulam giải quyết mâu thuẫn, xung đột tôn giáo ở Panduranga xưa.

Trong giai đoạn 2, tín đồ Chăm theo Bani (Chăm theo đạo) tự gọi mình là Agama Awal (Awal mang nghĩa Islam từ giai đoạn đầu).

Thế kỷ 18, Cei Brei (1783-1786) là vị vua Islam, ông được xem như là ông tổ của người Chăm ở Kampuchea và Nam Bộ Việt Nam.

Tuan Phaow (1796-1797), là một vị công hầu đến từ Malaysia mà biên niên sử Việt Nam gọi là Tuần Phủ. Tuan Phaow cho chúng ta một bằng chứng về sự khởi nghĩa của nhân dân Champa chống Việt Nam và cung cấp thông tin liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị mà Panduranga-Champa gánh chịu trong những năm cuối cùng của thế kỷ 18, …

Thế kỷ 19, Katip Sumat (1833-1834), là vị học sĩ Chăm Islam sinh ở Kampuchea sang Serembi Mekah (tiểu vương quốc Kelantan, Malaysia) du học về triết lý Islam. Ông là một người rất tinh thông về Thiên kinh Koran và người Chăm tôn sùng như một vị siêu nhân về quyền năng mầu nhiệm đã lãnh đạo nhân dân Champa chống triều đình Huế.

Katip Ja Thak Wa (1834-1835) là tín đồ Chăm Bani, một nhân vật quan trọng trong triều đình Champa, có quan hệ mật thiết với nhiều nhân vật Islam, đã từng tham gia chỉ huy trong phong trào Katip Sumat và đứng ra lãnh đạo nhân dân Champa tổ chức mật trận chống triều đình vua Minh Mệnh, …

Thế kỷ 20, Thiếu Tướng Les Kosem - Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar), sinh ngày 27-3-1927 tại Kompong Cham, ông là tín đồ Chăm Bani tại Kampuchea, là sĩ quan quân đội Kampuchea có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Kampuchea. Là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964 -1975, là nhân vật Chăm Bani đã từng gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng Chăm tại Việt Nam.

Sau triều đại vua Po Rome, các triều đại khác vẫn tự nhận mình là tín đồ Bani của tôn giáo Islam, mặc dù vua Po Rome đã dùng thuật ngữ mới là Awal (Hồi giáo cũ).

Quay lại vấn đề Chăm, để đặt tên tôn giáo Chăm cần phải căn cứ vào giai đoạn khoa học lịch sử của Champa thời đó như đã nêu ở trên.

Giai đoạn 1: Champa đã tiếp nhận hai tôn giáo lớn trên thế giới là:

- Tôn giáo: Hindu (thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …và các thần linh Champa).

- Tôn giáo: Islam (Asulam), chỉ thờ thượng đế Allah, Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

 

Giai đoạn 2: Champa đã cải biến hai tôn giáo lớn ở trên thành hai tín ngưỡng riêng của mình.

- Tín ngưỡng: AWAL (Awal mang nghĩa theo Islam từ trước, từ đầu), hay Islam cũ.

- Tín ngưỡng AHIER: thờ thượng đế Allah và thần linh Champa, hay còn gọi Islam mới.

Do đó đối với tín đồ Bani thì tên tôn giáo là: Islam (tên giai đoạn trước từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16). Hay tên Awal (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

Và tín đồ Chăm theo Ấn Độ giáo thì tên tôn giáo là: Balamon (Brahmanism, tên từ lập quốc đến thế kỷ 16). Hay tên Ahier (tên giai đoạn sau từ thế kỷ 17 cho đến nay).

 

2.2. AWAL Hồi giáo Champa

AWAL: một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa, là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal là hệ phái Hồi giáo hay Hồi giáo dòng Awal gồm hai tầng lớp:

Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Acar - ulama): trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của giáo sĩ Acar là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm Bani (Chăm theo đạo).

Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho giáo sĩ Acar và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ Acar để trực tiếp thờ phượng Allah.

Do vậy, khi bàn đến hệ phái “Awal” (Hồi giáo Awal) thì chúng ta chỉ nói đến tầng lớp “Giáo sĩ” (Acar - ulama) và hệ thống hành lễ của Acar chứ không nói đến tín đồ “Awal” thông thường (Gahéh).

 

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để công nhận chính thức tên tôn giáo của người Chăm và thông báo rộng rãi đến cộng đồng, đề nghị các cấp liên quan cần tổ chức một Hội thảo cấp chuyên gia cho trí thức Chăm và các nhà khoa học trong nước để xác định tên tôn giáo của người Chăm.

Đặt lại tên tổ chức mới cho tôn giáo phù hợp, thiết nghĩ tên cũ “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” chưa mang tính đại diện, chưa phù hợp cho cộng đồng Chăm hiện nay. Nên đổi thành tên tổ chức mới: "Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo AWAL"

Chính phủ phải công nhận chính thức, rõ ràng, không mập mờ, cộng đồng Chăm thuộc danh mục tôn giáo nào? Islam, Hồi giáo hay tôn giáo nào khác?

Cần thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và khẳng định tôn giáo của giáo sĩ (Acar) là tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng duy nhất thượng đế Allah, tôn kính Thiên sứ Muhammad và Thiên kinh Koran làm kim chỉ Nam.

Giáo sĩ (Acar) điều hành các hoạt động tôn giáo tại các Thánh đường trong tỉnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và Quy chế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Hình 18. Giáo sĩ (Acar) thuộc tôn giáo Awal (Hồi giáo).

Hình 19, 20, 21. Động tác Rukun chính trong cầu nguyện Salat của Giáo sĩ (Acar) theo Agama Awal hoàn toàn là các động tác Rukun của Islam (Hồi giáo chính thống).

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Bình Thuận: Dân tộc Chăm không đồng ý từ “Bàni” trong cụm từ: “Hồi giáo (Bàni. https://kauthara.org/article/600

2. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết Ramuưwan". https://kauthara.org/article/599

3. Giáo sĩ Acar là hệ thống AWAL (dòng Hồi giáo tại Champa). https://kauthara.org/article/598

4. Chăm Bani (Chăm có đạo), Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa). https://kauthara.org/article/597

5. Awal và lịch sử Islam tại Champa. https://kauthara.org/article/395

6. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa. https://kauthara.org/article/536

7. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni. https://kauthara.org/article/535

8. Bani không phải đạo tên "Bani". https://kauthara.org/article/497

9. Ts. Putra Podam phản biện: Inrasara tuyên bố Bani không thực hiện 5 trụ cột Hồi giáo - Trụ cột 2 (SALAT). https://kauthara.org/article/581

10. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ. https://kauthara.org/article/592

11. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo. https://kauthara.org/article/587

12. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552

13. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm. https://kauthara.org/article/543

14. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani. https://kauthara.org/article/542

15. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal. https://kauthara.org/article/509

16. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong. https://kauthara.org/article/508

17. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa. https://kauthara.org/article/499

18. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/419