Tác giả: Haji.Gscc.Ts.Putra Podam
Email: putrapodam@gmail.com
LINK: On PDF Bình Thuận: Dân tộc Chăm không đồng ý từ “Bàni” trong cụm từ: “Hồi giáo (Bàni
Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Năm 2021, khi thực hiện việc đổi thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn Chíp, trong cộng đồng Chăm xuất hiện việc tranh chấp tên gọi tôn giáo giữa “Hồi giáo” đã tồn tại trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ và cái gọi là tôn giáo “Bani” một cái tên chưa từng tồn tại trong lịch sử tôn giáo của Champa xưa.
Theo lịch sử tôn giáo của người Chăm thời Champa ở thế kỷ 17, thì dân tộc Chăm chỉ tồn tại hai tín ngưỡng tôn giáo là: Awal (Hồi giáo đầu tiên, Hồi giáo trước tiên, Hồi giáo từ khi Islam du nhập vào Champa từ thế kỷ 9), và Ahier (Hồi giáo sau, Hồi giáo muộn, tiếp nhận Hồi giáo từ thế kỷ 17 khi triều đại vua Po Rome bắt tín đồ Hindu tôn thờ Thượng đế Allah). Ta thấy, Awal và Ahier là nhánh Hồi giáo tại Champa đã tồn tại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 21 là 400 năm.
Trong bài viết này, chỉ quan tâm đến tôn giáo Awal một hệ phái Islam thuộc dòng Sunni tại Champa. Xem Hình 1.
Hình 1. Awal: hệ phái Hồi giáo Champa. Awal nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.
Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: HỒI GIÁO bao gồm 7 tổ chức tôn giáo, như:
Link: Xem nội dung Công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020
1). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),
2). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),
3). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
4). Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh (Hồi giáo),
5). Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
6). Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo),
7). Ban Quản trị thánh đường Al-Noor Hà Nội.
Khẳng định: Theo lịch sử tôn giáo tại vương quốc Champa, qua tiếp nhận và tiếp biến hơn 1200 năm (thế kỷ 9) đến nay, dân tộc Chăm chưa tồn tại tên gọi Tôn giáo: Bani.
Thông báo của Ủy Ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận
Trong văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023 về việc phối hợp tổ chức Tết Ramưwan của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni).
Đoạn đầu tiên với nội dung: “Năm 2023, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 23 tháng 3 năm 2023 (nhằm ngày 02 tháng 02 năm Quý Mão) đến hết ngày 23 tháng 4 năm 2023 (nhằm ngày 04 tháng 3 năm Quý Mão)”. Xem Hình 2.
Hình 2. Thông báo nghĩ Tết Ramưwan dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) của UBND tỉnh Bình Thuận theo thông báo Số: 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023.
LINK: Xem nội dung thông báo Số: 556/UBND-KGVXNV ngày 27/2/2023.
Bình Thuận căn cứ công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ ghi tôn giáo: Hồi giáo.
Thế nhưng tỉnh Bình Thuận sáng tạo đặt tên tôn giáo Chăm là: Hồi giáo (Bàni). Cụ thể:
- Trong văn bản số: 556/UBND-KGVXNV, ngày 27/02/2023
- Trong Văn bản số: 1572/UBND-KGVX, ngày 20/4/2018. Xem Hình 3.
Hình 3. Thông báo nghĩ Tết Ramưwan dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) của UBND tỉnh Bình Thuận theo thông báo Số: 1572/UBND-KGVX, ngày 20/4/2018.
Kiến nghị và điều cần biết:
- Tôn giáo của Giáo sĩ (Acar) đang thực hành có tên gọi: AWAL (Awal: tiếng Ả Rập).
- Căn cứ công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ ghi: Hồi giáo
- Căn cứ lịch sử tôn giáo được tiếp nhận tại Champa xưa và Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ, kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận như sau:
a). Tôn giáo người Chăm Bani (Chăm theo đạo) ghi theo tiếng Việt: Hồi giáo
b). Tôn giáo người Chăm Bani (Chăm có đạo) ghi theo giải thích: Hồi giáo (Awal), do Awal là tên gọi của hệ thống Giáo sĩ (Acar).
b). Không ghi: Hồi giáo (Bàni).
- Bani: tiếng Ả Rập, Bani mang nghĩa Đạo, Sắc dân, Islam Do Thái, Islam thế giới Ả Rập, tín đồ thờ phượng Allah, Bani là tín đồ Islam chính thống.
- Bani không tồn tại trong lịch sử tôn giáo tại Champa.
PHỤ LỤC
1. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ "Tết Ramuưwan". https://kauthara.org/article/599
2. Giáo sĩ Acar là hệ thống AWAL (dòng Hồi giáo tại Champa). https://kauthara.org/article/598
3. Chăm Bani (Chăm có đạo), Awal (Hồi giáo dòng Awal tại Champa). https://kauthara.org/article/597
4. Awal và lịch sử Islam tại Champa. https://kauthara.org/article/395
5. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa. https://kauthara.org/article/536
6. Agama Awal: hệ phái Islam Champa thuộc dòng Sunni. https://kauthara.org/article/535
7. Bani không phải đạo tên "Bani". https://kauthara.org/article/497
8. Người Chăm quan tâm công văn 520/BNV-TGCP của Bộ Nội vụ. https://kauthara.org/article/592
9. Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời cho cử tri người Chăm về tên gọi tôn giáo. https://kauthara.org/article/587
10. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Hồi giáo là Danh mục tôn giáo Chăm theo Awal. https://kauthara.org/article/552
11. Thư kiến nghị: Giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo ở người Chăm. https://kauthara.org/article/543
12. Giải quyết: Cái gọi là tôn giáo Bani. https://kauthara.org/article/542
13. Tham mưu: Tự điển Chăm định nghĩa Bani = Islam = Hồi giáo = Bani Awal = Agama Awal. https://kauthara.org/article/509
14. Tôn giáo Chăm: Thuận Thiên giả tồn - nghịch Thiên giả vong. https://kauthara.org/article/508
15. Thượng đế Allah hiện hữu khắp làng Chăm Bani ở Champa. https://kauthara.org/article/499
16. Vua Po Rome không phải giáo chủ tôn giáo Chăm. https://kauthara.org/article/419