Nhóm ngôn ngữ Cham - Chamic languages

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Aug 26, 2024, 10:29 PM

1. Tiếng Cham (Cham languges)

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm ngôn ngữ Cham, còn gọi nhóm ngôn ngữ Aceh-Cham, là một nhóm gồm mười ngôn ngữ nói ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số quốc gia khác như Kampuchea, Champa (miền trung Việt Nam), Thailand, Malaysia, Laos, America và Hainan (Trung Quốc),...

Nhóm ngôn ngữ Cham thuộc ngữ hệ Nam Đảo, tiền thân là nhóm ngôn ngữ Cham nguyên thủy (proto-Chamic), được xem là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm ngôn ngữ Cham lên đất tiền Champa (Việt Nam) từ các đảo Borneo, Sumatra, Jawa,...

Tiếng Aceh-Cham (4,2 triệu người nói),

Tiếng Cham Campuchia (700.600 người nói), 

Tiếng Cham Jarai (513.930 người nói),

Tiếng Cham Rhade (398.671 người nói),

Tiếng Cham-Panduranga (195.000 người nói),

Tiếng Cham Raglai (146.715 người nói), 

Tiếng Cham Malaysia (85.915 người nói),

Tiếng Cham Churu (23.875 người nói),  

Tiếng Cham Tsat (10.800 người nói),

Tiếng Cham Thailand (6.260 người nói),

Tiếng Cham America (3.600 người nói),

Tiếng Cham France (1.200 người nói),

Tiếng Cham Laos (875 người nói),...

 

2. Giai đoạn phát triển chữ viết Cham (Cham Script) 

Căn cứ vào nhiều tư liệu về nguồn gốc lịch sử phát triển chữ viết, chữ viết Cham có thể được chia thành ba giai đoạn chính như sau:

2.1. Thời kỳ chữ Cham cổ đại (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV): Giai đoạn này người Cham sử dụng chữ Cham cổ để tạc khắc chữ trên bia đá nên thường gọi là akhar Hayap. Akhar Hayap ở thời kỳ này có nguồn gốc từ chữ viết Devanagari (Ấn Độ). Chữ Cham cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969).

Đây là chữ Cham cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. So với Mã Lai, các nhà khoa học đã tìm thấy tiếng Malay được khắc trên trên bia đá ở đảo Java vào thế kỷ thứ 7 (Casparis, 1956), Kampuja dùng chữ cổ để khắc tiếng Khmer vào thế kỷ thứ 9 (Ian Nathaniel Lowman, 2011).

Trong khi tiếng Cham (tiếng mẹ đẻ) đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1988Coedes, 1939Lafont, 2011).

Nội dung trên một số bia ký ở Champa cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và lễ nghi. Nội dung trên bia Võ Cạnh chủ yếu ghi bằng tiếng Phạn, trong khi nội dung trên bia Đồng Yên Châu ghi song ngữ cả tiếng Phạn lẫn tiếng Cham.

 

2.2. Thời kỳ chữ Cham trung đại (sau thế kỷ thứ XV): Đây là giai đoạn đánh dấu sự suy tàn hoàn toàn của nền văn minh Ấn giáo ở Champa, cũng là giai đoạn mà tiếng Phạn không còn phát triển, mà thay vào đó các bậc tu sĩ Cham Ahiér như Po Adhia, Basaih,…bắt đầu sử dụng akhar Thrah để ghi chép kinh kệ bằng tiếng Phạn hay tiếng Cham. Đây cũng là thời kỳ chữ viết akhar Thrah đang hình thành, là giai đoạn chuyển biến từ chữ Cham cổ (akhar Hayap) sang chữ Cham truyền thống (akhar Thrah).

 

2.3. Thời kỳ chữ Cham cận đại (từ thế kỷ XVII đến nay): Giai đoạn này người Cham sử dụng chữ viết Akhar Thrah (tức là chữ Cham truyền thống hay chữ Cham phổ thông). Chữ viết akhar Thrah xuất hiện trên bia ký Po Rome (1627-1651) vào thế kỷ thứ XVII (Lafont, 2011). Đây là loại chữ viết được kế thừa từ chữ viết Cham Cổ đại và chuyển biến trong giai đoạn thời kỳ Trung đại.

Akhar Thrah là chữ viết được sử dụng chính thức trên các văn bản hành chính quốc gia Champa từ năm 1702, trong các tác phẩm văn chương như: Akayet Inra Patra, Akayet Um Marup,… và chữ viết này được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

 

Hình 1. Nhóm Chamic - Chams.

 

Hình 2. Nhóm Chamic - Chams.

 

Hình 3. Nhóm Chamic - Chams. Tiếng Cham Campuchia (700.600 người nói).

 

Hình 4. Nhóm Chamic - Chams tại Champa (Vietnam).

 

Hình 5. Nhóm người Nam Đảo (Austronesia).

 

Hình 6. Nhóm người Nam Đảo (Austronesia).

 

Hình 7. Nhóm người Nam Đảo (Austronesia).

Hình 8. Nhóm người Nam Đảo (Austronesia).

 

Hình 9. Sự di chuyển của nhóm người Nam Đảo (Austronesia) (giả thuyết 2 như Hình). Giả thuyết 1 nguyên thủy tại các đảo Borneo, Sumatra, Jawa ...(Bán đảo Mã Lai).

 

LINK: Liên kết liên quan

1. Chữ viết Champa - kauthara.org

2. Danh xưng Champa

3. Chữ Chăm Phiên Tự và Phiên âm…