CAMPA (Champa)
Champa (Campa: ꨌꩌꨛꨩ ) là một vương quốc độc lập từ năm 192 (thế kỷ 2) sau Công Nguyên, ở miền Trung Việt Nam. Biên giới từ phía bắc tỉnh Quảng Bình kéo dài đến phía Nam của tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa). Champa trong thời kỳ hưng thịnh từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó suy tàn dần, cụ thể là đối mặt với các mối đe dọa cuộc Nam Tiến của Việt Nam. Cuối cùng Champa bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1832 (thế kỷ 19).
NAM BÀN (Tiểu quốc Jarai)
Tiểu quốc Nam Bàn (Tiểu quốc Jarai, Ala Car Patao Degar, Dhung Vijaya), được tách ra từ địa khu Vijaya-Degar sau khi Đại Việt xâm chiếm và phá hủy thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) vào năm 1471. Tiểu quốc Nam Bàn là một tiểu quốc cổ của các cư dân Nam Đảo ở Tây Nguyên nòng cốt là tộc người Jarai và người Rhade kết hợp với những tộc người Champa di cư. Tiểu quốc Nam Bàn hình thành từ thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 20.
HOA ANH (Tiểu quốc Rhade)
Tiểu quốc Hoa Anh (tiếng Hán: Hoa-anh, Khánh-hòa, Cổ-đát-la), được tách ra từ địa khu Vijaya-Degar sau khi Đại Việt xâm chiếm và phá hủy thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) vào năm 1471. Hoa Anh là một địa khu Kauthara phân bố trên một phần không gian Tây Nguyên, Phú Yên (Aia Ru) và Khánh Hòa (Aia Trang) trải dài đến vịnh Cam Ranh, cư dân nòng cốt là người Rhade (Ede). Tiểu quốc Hoa Anh hình thành từ thế kỷ 15 (năm 1471) và chấm dứt sự tồn tại vào thế kỷ 17 (1653).
VIJAYA (Vijaya Degar)
Vijaya (Phạn văn: विजय, chữ Cam Thrah: ꨥꨪꨎꨢ), là tên gọi một địa khu (tiểu quốc) của vương quốc Champa. Vijaya đồng thời cũng là tên kinh đô của Champa trong thời kỳ Champa có quốc hiệu là Campapura (Chiêm Thành). Kinh đô Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) được người Trung Hoa gọi là Tân Châu nhằm phân biệt với Cựu Châu là vùng Amaravati ở phía bắc sau khi Champa bị xâm chiếm và chuyển kinh đô từ vùng Amaravati về Vijaya. Qua một số bia ký, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng địa khu Vijaya bao phủ toàn bộ tỉnh Bình Định, một phần Tây Nguyên, thậm chí nhiều công trình còn cho thấy Vijaya có lúc bao gồm cả Quảng Ngãi.
PANDURANGA
Panduranga (Phạn văn: पाण्डुरङ्ग / Pāṇḍuraṅga; Hán văn: 潘朧 / Phan-lung, chữ Cam Thrah: ꨚꩆꨕꨭꨣꩃꨈ) là tên gọi một địa khu (tiểu quốc, tiểu bang) của vương quốc Champa tồn tại trong giai đoạn (757 - 1692). Lãnh thổ tiểu quốc Panduranga tương ứng khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai Thượng. Kinh đô Panduranga đặt tại Bal Hanguw, Bal Anguai, Bal Cau, Bal Canar. Panduranga đồng thời cũng là tên của một vị thần trong văn hóa Ấn Độ là hóa thân của thần Krishna, điều này thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ vào tín ngưỡng Champa trước thế kỷ 15. Sau thế kỷ 15, hoàng tộc, vua chúa người Churu đóng vai trò quan trọng vương triều Panduranga.
THUẬN THÀNH TRẤN
Thuận Thành trấn hay Trấn Thuận Thành (chữ Hán: 順城鎮), là tên gọi hành chính tiếng Việt của tiểu vương quốc Panduranga giai đoạn 1693 - 1832 trong chính sách tự trị của các chúa nguyễn. Tại giai đoạn này, người Chăm chỉ còn quyền kiểm soát vùng đất mà ngày nay là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, khác với giai đoạn năm 1430 - 1693, khi người Champa vẫn chưa để mất vùng Kauthara (Phú Yên và Khánh Hòa). Người cai trị Thuận Thành trấn không thuộc hoàng tộc hay hòang gia Churu.
URANG CAMPA (Campaka)
Người Champa (Campaka: ꨌꩌꨚꨆ), nguồn gốc từ tiếng Phạn là tên của một loại hoa, còn có nghĩa “người đẹp như hoa”. Champaka bao gồm người Chăm sống ở các tỉnh ven biển miền Trung, các sắc dân Jarai (Jrai), Rhade (Raday), Cham (Chăm, Chàm), Churu (Chru), Raglai (Glai), Koho, Ma, Stieng, Bahnar, Sedang, Kotu, Hre, … sống ở Cao Nguyên. Những sắc dân này có nhiều đặc điểm tương đồng về nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa,...
CAM (Cham)
Người Chăm (Cham, chữ Cam Thrah: ꨌꩌ) là thần dân của vương quốc Champa, có quốc gia độc lập từ năm 192 (thế kỷ thứ 2). Sau một vài thế kỷ Champa bị hàng loạt cuộc tấn công hay Nam Tiến của Đại Việt (Việt Nam), cuối cùng Champa đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1832 (thế kỷ 19). Ngày nay, người Chăm sống rải rác ở nhiều khu vực, bao gồm Việt Nam, Kampuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ,… và rải rác một số tỉnh ở Việt Nam như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,… Người Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Aceh - Chăm, là một nhóm người nói cùng ngôn ngữ ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số nơi ở Kampuchia, Việt Nam và Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Người Chăm thuộc nhóm ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo, và thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.
JARAI (Jrai)
Người Jarai (Jrai, ꨎꨣꨰ, ꨎꨴꨰ), còn gọi Anak Garai: ꨀꨗꩀ ꨈꨣꨰ, con của rồng: ꨀꨗꩀ ꨁꨗꨈꨣꨰ), là thần dân của vương quốc Champa. Jarai là một sắc tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên Champa (Việt Nam), đa số sống tại tỉnh Gia Lai và Kampuchia. Các nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Méthur, Jrai Hdrung, Jrai Tebuan, Jrai Arap. Người Jarai thuộc phân nhóm ngôn ngữ Cham của ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Jarai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước thế kỷ 15, hoàng tộc Jarai đóng vai trò quan trọng vương triều Champa ở Vijaya.
RHADE (Raday)
Người Ede (Rhade, ꨣꨙꨮ hay Raday: ꨣꨕꩈ), tiếng Phạn là “Radaya”, là thần dân của vương quốc Champa. Rhade là một sắc tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, và đông bắc Kampuchia. Người Rhade thuộc phân nhóm ngôn ngữ Cham của ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Rhade thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hòa thường dùng từ Raday hay Rhade. Trước thế kỷ 15, hoàng tộc Rhade đóng vai trò quan trọng vương triều Champa ở Vijaya.
CHURU (Chru)
Người Churu (Chru: ꨍꨴꨭ hay Churu: ꨍꨭꨣꨭ), là thần dân của vương quốc Champa. Churu là một sắc tộc cư trú số đông ở tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận. Người Churu thuộc phân nhóm ngôn ngữ Cham của ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Churu thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Sau thế kỷ 15, hoàng tộc, vua chúa người Churu đóng vai trò quan trọng vương triều Panduranga từ vương triều thứ 8: Bal Canar, bắt đầu Po Klong Mah Nai (1622-1627), Po Rome (1627-1651) cho đến đến Po Ladhuanpaghuh (1793-1799).
RAGLAI (Raglay)
Người Raglai (Raglai: ꨣꨈꨵꨰ, Raglay: ꨣꨈꨵꩈ hay Urang Cek: ꨂꨣꩃ ꨌꨮꩀ), là thần dân của vương quốc Champa. Raglai là một sắc tộc cư trú số đông ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Người Raglai thuộc phân nhóm ngôn ngữ Cham của ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Raglai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Sau thế kỷ 15, hoàng tộc Raglai cùng với hoàng tộc Churu đóng vai trò quan trọng vương triều Panduranga.
BANI
Bani là phiên âm tiếng Ả Rập (Arabic). Nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah) là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).
Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:
- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo thờ thượng đế Allah.
Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.
Theo E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, còn theo tôn giáo thì nghĩa “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:
- Cam Bani: Người Chăm Hồi giáo
- Bani Ibrahim: Hồi giáo
- Bani Nabi: Hồi giáo
- Bani Muhhammad: Hồi giáo
- Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai
Trong Surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:
يبنى إسرءيل
(Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!)
Từ căn cứ trên, khẳng định Bani với nghĩa rộng là “tôn giáo”, “đạo Hồi”, nhưng nghĩa hẹp thì chỉ sắc dân có tín đồ thờ phượng Allah.
Bani có nghĩa đầu tiên là đạo, thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah. Như Bani Islam (tín đồ theo đạo Islam), Bani Jawa (người Jawa theo đạo mới, hay người Hồi giáo Jawa, và đơn giản chỉ gọi Jawa). Bani Chăm (Người Chăm theo đạo mới), Bani Awal (Người Chăm theo Hồi giáo từ sơ khai “Awal” thờ phượng Allah).
Ngoài ra, Bani, Bini (Bin) thường dùng như tên lót cho giới tính nam của tín đồ Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …
Người Chăm thường nói: Nứ Nì (viết tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa là đứa con Bani hay tín đồ Islam.
Ngoài ra Chăm còn nói: Nứ Bì (viết tắt anak Nabi, mà Nabi ở đây là tên các thiên sứ), vậy Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của thiên sứ Muhammad.
Người Chăm nói riêng và Champa nói chung đều gọi danh xưng là: “Agama Awal”, mang nghĩa tôn giáo Awal là một hệ phái tôn giáo của người Chăm có từ thế kỷ 17, kế thừa Asulam (Islam) từ thế kỷ thứ 9.
Người Chăm không bao giờ nói: “Agama Bani”, vì Bani không phải đạo mang tên “Bani”.
Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới giáo sĩ (Acar hiện) đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu sau thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.
Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …
Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo tên Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.
AWAL
Theo sử sách Chăm và Mã Lai, vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Islam. Người Chăm theo Islam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani (tín đồ có đạo), nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Islam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, triều đại vua Po Rome (không phải do Po Rome) quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal và Ahier, với ý nghĩa như sau:
Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm theo Hindu, …) đã cải đạo theo Islam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ khoảng thế kỷ thứ 10, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước, sơ khai” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Islam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất.
Ahier (Akhir): Là người Chăm đã theo tôn giáo Hindu (Ấn giáo: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc (thế kỷ 2) cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Hindu sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm theo Hindu trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier là Thượng đế Duy nhất, nhưng tín đồ Ahier vẫn còn ảnh hưởng tín ngưỡng, văn hóa bản địa như tiếp quản và chăm sóc trên các đền, tháp Champa.
Thuật ngữ Awal không làm thay đổi giá trị thực thể nội tại của Islam, mà từ Awal chỉ khẳng định thêm rằng người Chăm đã theo Islam và tôn thờ Allah từ trước (nghĩa là người Chăm theo Islam từ trước triều đại Po Rome).
Trong khi thuật ngữ Ahier, có thay đổi giá trị nội tại trong tín đồ Chăm theo Hindu, bằng cách triều đại Po Rome đã dùng quyền lực đưa tín đồ Chăm bỏ Hindu, nghĩa là Chăm Ahier (trước kia thờ Brahma, Vishnu và Shiva) nay chỉ thờ Allah của Islam như một Đấng Tối Cao. Điều này chính triều đại Po Rome đã truyền đạo Islam cho tín đồ Chăm Ahier và mong sau này tín đồ Chăm Ahier phải thay đổi nhận thức tôn thờ Đấng Allah để cùng tín đồ Chăm Awal của Islam giải quyết mâu thuẫn, xung đột tôn giáo ở Panduranga xưa.
BANI AWAL (AGAMA AWAL)
Dựa vào ngữ nghĩa của “Awal” và “Bani” ở trên, thì từ: Bani Awal (Đạo Awal - Hồi giáo dòng Awal) là một thuật ngữ mới xuất hiện ở vương quốc Champa, tức hệ phái Hồi giáo thuộc dòng Awal (sơ khai, trước, ban đầu), do ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa và do tình hình xã hội Champa phức tạp mà triều đại Po Rome đã đặt tên Awal để khác biệt với Ahier.
Agama Awal: đạo Awal (Agama là tiếng Sanskrit, và Awal là tiếng Ả Rập).
Bani Awal: đạo Awal (ngoài cách dùng thuật ngữ “Agama”, người Chăm cũng như tín đồ Hồi giáo trên thế giới còn dùng thuật ngữ “Bani” để gọi đạo. “Bani” là tiếng Ả Rập).
Hệ phái “Bani Awal hay Agama Awal” nghĩa là “Hồi giáo dòng Awal” hay “Hồi giáo Champa” đã định ra gồm hai tầng lớp:
1). Tầng lớp thứ nhất: Tầng lớp cao nhất gồm Giáo sĩ (Acar hay ulama) và những bậc Hiền nhân (wali) trực tiếp chỉ thờ phượng thượng đế Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và Muhammad là Thiên sứ cuối cùng.
2). Tầng lớp thứ hai: Những tín đồ Gahéh (thường dân) như Ts. Putra Podam, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Bá Trung Phụ, … là tín đồ chỉ phục vụ, phục tùng Giáo sĩ (Acar hay ulama) hay bậc Hiền nhân (Wali) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Gahéh, nếu trang bị đầy đủ kiến thức, Thiên kinh Koran và giáo lý thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah. Do vậy, khi bàn đến tôn giáo, hay khi nói đến hệ phái Bani Awal (Islam / Hồi giáo) thì chúng ta hãy nói đến tầng lớp giáo sĩ (Acar) và hệ thống giáo lý, giáo luật của “Awal” chứ không nói đến tín đồ (Gahéh) tầng lớp thứ hai hay tín đồ Awal thông thường.
“Awal” theo tiếng Việt là: “Hồi giáo sơ khai” là tên tôn giáo đúng và phù hợp về mặt ngữ nghĩa được kế thừa từ tôn giáo Islam mà tổ tiên người Chăm đã tiếp nhận từ thế kỷ thứ 9 cũng như được triều đại vua Po Rome (Mustafa) đã truyền lại cho hậu duệ mà tín đồ Awal gìn giữ đến ngày nay. Hồi giáo (Islam) đã được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận là một tôn giáo tại Việt Nam. “Hồi giáo Awal” hay “Hồi giáo Islam” là tên gọi chính thức được Nhà nước công nhận là một tổ chức của Hồi giáo mà nguồn gốc đến từ đất nước Ả Rập.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Hồi giáo (Awal) ở Ninh Thuận còn sót lại nhiều dấu tích của hệ phái Shiah của người Ba Tư, ngược lại Hồi giáo (Awal) ở Bình Thuận lại mang đậm các dấu tích của Islam Sunni, và cả hai khu vực thuộc Panduranga đều phủ đầy nét văn hoá Islam Malaysia. Sai lầm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hồi giáo (Awal) ở Champa là Hồi giáo bản địa nhưng không đưa ra lý lẽ đâu là tính bản địa và đâu là nét của Islam chính thống giáo, bởi thực sự họ chưa hiểu cặn kẽ về Hồi giáo chính thống. Cũng như sự nhận định sai lầm khi cho rằng Hồi giáo ở Saudi Arabia và Hồi giáo ở Malaysia là chuẩn là chính thống giáo. Từ nhận định trên nên các kết quả nghiên cứu đã bị sai lệch.
Khái niệm Islam chính thống giáo là những gì thuộc giáo lý như (Thiên kinh Koran, Hadith, ...), còn tín đồ hay người theo Hồi giáo cũng như các nhánh, các hệ phái, các chi phái, ...là họ đang bám vào giáo lý Hồi giáo để dần dần hoàn thiện sự chính thống giáo một cách trọn vẹn. Ví dụ ở Kelantan-Malaysia vào đầu thế kỷ 20, phụ nữ vẫn chỉ che người đến phần ngực phía dưới và lộ nguyên phần ngực phía trên và đôi vai như người Thái, người Lào, …trái hẳn với luật Hồi giáo là phụ nữ phải che kín người. Các vùng như Kelantan, Terengganu, Kedah,…cúng các lễ tục Mak Yong như Raja Praong, lễ tục cúng cho người bệnh, lễ tục cúng bảy công chúa con của thần biển, lễ tục cúng thần Yang trong lễ cắt bao quy đầu, lễ tục cúng thần yang trong lễ tục thả Diều,… Đến tận 1950, khi đảng Hồi giáo Liên Malaysia (PMIP; sau là PAS) lên nắm quyền thì Hồi giáo tại Malaysia được loại bỏ dần những tín ngưỡng ảnh hưởng thần linh bởi chính quyền đã dùng vũ lực dẹp bỏ các lễ tục hay tín ngưỡng trên. Từ đó Hồi giáo tại Malaysia được hoàn thiện dần Islam chính thống giáo. Tuy nhiên, hiện nay ở một số nơi hẻo lánh thuộc hải đảo xa xôi Indonesia, Malaysia, các tín đồ Hồi giáo vẫn còn thực hiện một số lễ tục truyền thống như cúng thần sông, thần núi, tổ tiên, …dưới vỏ bọc của Hồi giáo (Islam).
Chăm theo Awal (Hồi giáo), mặc dù tự nhận mình là tín đồ Islam, nhưng vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Hồi giáo chính thống giáo.
Hình 1. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Bản đồ Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.
Hình 2. Bản đồ Champa giai đoaạn vua Jaya Paramecvaravarman II (1220-1254).
Hình 3. Bản đồ Champa thời vua Jaya varman (Chế Bồng Nga) năm (1360 -1390).
Hình 4. Bản đồ Champa thời vua Jaya varman (Chế Bồng Nga) năm (1360 -1390), bốn lần đánh chiếm Thăng Long.
Hình 5. Bản đồ Đông Nam Á năm 1630.
Hình 6. Bản đồ Champa năm 1760.
Hình 7. Bản đồ Panduranga, năm 1655.
Hình 8. Bản đồ Champa, năm 1686.
Hình 9. Bản đồ Bình Thuận Thành , năm (1693 - 1832).
Hình 10. Bản đồ Thuận Thành trấn, năm (1693 - 1832).
Hình 11. Bản đồ Đông Nam Á, năm 1800.
Hình 12. Bản đồ Đại Nam, thời Minh Mệnh thứ 18, năm 1838.
Hình 13. Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ, năm 1838.
Hình 14. Bản đồ Cochinchina, năm 1844.
Hình 15. Bản đồ năm 1883, Việt Nam trở thành xứ thuộc địa thuộc Pháp, bị chia cắt ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine).
Hình 16. Hiệu kỳ Champa (Champa & FULRO)
Hình 17. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Champa” (1962 - 1975). Tiếng Pháp (Front pour la libération du Champa; viết tắt FLC), là một tổ chức hoạt động tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Les Kosem một viên tướng người Chăm tại Campuchia, về sau được hợp nhất với “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” do Y Bham Enoul làm lãnh đạo. Ảnh: Wiki.
Ý Nghĩa: Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, authara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).
Hình 18. Y Bham Enoul- dưới lá cờ “Mặt trận Giải phóng Champa”. Ảnh: Sưu tầm.
Hình 19. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” (1964 - 1992). Tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP), do Y Bham Enuol lãnh đạo, hoạt động ở Cao Nguyên, tỉnh Mondulkiri và tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm” hay Mặt trận 1 của FULRO. Ảnh: Wiki.
Ý nghĩa: Hiệu kỳ có 9 sọc xanh và trắng, xanh biển (biểu tượng hòa bình) và trắng (biểu tượng niềm hy vọng) xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng. Phần bên trái có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao đều màu trắng trên nền xanh lá cây (biểu tượng cho thịnh vượng), ngôi sao biểu tượng 5 tiểu bang Champa, lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là Quốc giáo Champa. Phần bên phải màu đỏ (biểu tượng cho đấu tranh và lòng dũng cảm).
Hình 20. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1, “Mặt trân Giải phóng Cao Nguyên Champa” tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia. Ảnh: Sưu tầm
Hình 21. Hiệu kỳ Mặt trận 1, “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak. Ảnh chụp 2005 bởi Putra Podam.
Hiệu kỳ “Mặt Trận Giải Phóng Champa” (khu vực Cao Nguyên và đồng bằng duyên hải từ Phú Yên đến Phan Thiết), tiếng Pháp (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm do Les Kosem làm lãnh đạo. Trong đó có “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên” tiếng Pháp (Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP) tức FULRO Thượng do Y Bham Enuol lãnh đạo. Sau này hình thành “Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa”, còn gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Dega-Chàm”.
Hình 22a, 22b. Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên Champa” (phải), và Hiệu kỳ “Mặt trận Giải phóng Champa” (trái). Ảnh: Putra Podam.
LINK: LIÊN KẾT
Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa
Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa