Vua Harivarman II, trị vì (988-997), là vị vua Champa (Raja-di-raja). Sinh ra tại Indrapura và qua đời năm 997 tại Indrapura. Tước hiệu: Sri Harivarmadeva. Theo tôn giáo Islam. Sắc tộc: Jarai (Jrai). Harivarman II được nhiều sử gia xác nhận là người sáng lập vương triều thứ bảy (991-1044) của Chiêm Thành. Harivarman II đóng đô tại Indrapura.
Năm 997, vua Harivarman II mất, con trai là Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri), trị vì (998-1006) là một tín đồ Islam (Hồi giáo) trung kiên đã từng sang Mecca (La Mecque) hành hương lên thay, hiệu Yang Puku Vijaya Sri (Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi). Sắc tộc: Jarai (Jrai).
Triều vương Po Allah, trung tâm quyền lực được đặt tại Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn nay là Qui Nhơn). Toàn bộ vương tộc tại Indrapura (Đồng Dương) được đưa về Sri Bini (Qui Nhơn) định cư, vì địa khu Vijaya thuận lợi hơn và ít bị uy hiếp hơn khi có chiến tranh.
Vua Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri) là vị vua Champa đầu tiên theo tôn giáo Islam và đã từng sang Mecca hành hương. Vua Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri) cũng là vị vua Champa đầu tiên dời trung tâm quyền lực từ Indrapura (Đồng Dương) về đặt tại Vijaya (Quy Nhơn).
Yang Puku Vijaya Sri, có nghĩa là: “yang” (nghĩa là: thần, tuhan); “Puku” (còn gọi: Poku, vua của tôi, ngài đáng kính của tôi); Vijaya (chiến thắng, thắng lợi là tên của Công quốc); Sri (श्री, nghĩa là "Đấng thánh").
Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri) vị vua Islam Champa đầu tiên đặt quyền lực tại Vijaya và nhiều lần bình ổn xứ Panduranga.
Chính vua Po Allah mà tác giả Ts.Po Dharma tuyên bố là patao jiéng éng hay patao éngkat “vua tự sinh ra”, lên ngôi năm 995 (thế kỷ 10) đóng đô ở Bal Sri Banây (Nại, Ninh Chữ, Phan Rang), sau đó ngài trở về thế giới linh thiên (nao meng rup). Điều này khẳng định Po Aluah mà Ts.Po Dharma tuyên bố “vua tự sinh ra” ở Panduranga, chính là Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri) vị vua Islam Champa đầu tiên tại Vijaya thuộc triều vương thứ bảy (991-1044): Vijaya-Chiêm Thành.
Đây cũng là thời kỳ đầu mà Islam (Hồi giáo) du nhập vào Champa. Theo Ed Huber, Islam du nhập Champa vào khoảng đầu thế kỷ 10, người ta đã tìm thấy trong Tống sử một đoạn ghi “Cũng có (ở xứ Chàm) nhiều trâu sống trên núi. Nhưng người ta không dùng trâu để cày bừa mà chỉ để tế thần”. Lúc giết trâu để cúng, họ đọc lời cầu nguyện “Allahu Akbar”, đây chính là câu thiên kinh để tôn vinh Allah là đấng tối cao duy nhất. Theo sử liệu Trung Hoa. Trong Tống sử có thuật lại, khi tế trâu ở Champa họ có đọc câu thiên kinh “Allah Akbar”, nghĩa Allah là đấng tối cao và duy nhất. Dựa vào tư liệu trên có thể nhận định Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ thế kỷ 10 (Maspero, 1928, p.13-14).
Điều trên trùng hợp, vua Po Allah cai trị ở Vijaya vào thế kỷ thứ 10, đó chính là vua Yang Puku Vijaya Sri tại Vijaya. Hơn nữa thời kỳ đầu Hoàn Vương (757-854) ở Virapura quá ngắn, rồi chuyển đến Indrapura, sau này Yang Puku Vijaya Sri (Po Allah) chuyển trung tâm quyền lực đặt tại Vijaya. Do đó, người Cham (Chăm) tại Panduranga tưởng rằng Po Allah chỉ là danh xưng Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa (ông trời) nên cho rằng đây chỉ là vua huyền sử Patao jiéng éng hay Patao éngkat (vua tự sinh).
Dưới thời Yang Puku Vijaya Sri (Po Allah), đạo Islam cùng với đạo Hinduism phát triển mạnh mẽ. Tân vương tổ chức lại quân đội và cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa thông sứ với hy vọng được nhà Tống bảo vệ khi bị Đại Cồ Việt tấn công.
Năm 1005, hay tin Lê Đại Hành mất, Yang Puku Vijaya mang quân tấn công Đại Cồ Việt, lúc đó do Lê Long Đĩnh (1005-1009) cai trị. Hai bên giữ thế giằng co, bất phân thắng bại trong 40 năm (1005-1044).
Sau cuộc băng hà của Po Allah (Yang Po Ku Vijaya Sri) vào năm 1006, các tư liệu có nói đến bốn đời vua kế tiếp lên nắm chính quyền đều gửi phái đoàn ngoại giao thường xuyên sang Trung Hoa để xin hậu thuẫn.
Hình 1. Source: Eastern Hemisphere, 1100 AD. Created by Thomas A. Lessman. www.WorldHistoryMaps.info. Updated: 3-12-2008.
Hình 2. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Bản đồ Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.
LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN
1. Po Saktiray Daputik (Bà Tử) vua Champa tộc người Rhade (Ede)
2. Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)
3. Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade
4. Nước Nam Bàn (tiểu quốc Jarai)
5. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"
6. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024
7. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome
8. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai
9. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai
10. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)
11. Y Jut một trí thức người Rhade (1888-1934)
12. Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa
13. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa
14. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo
15. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau