Thiên kinh Koran của Islam (Hồi giáo) toàn bộ có 30 chương (Juz) bao gồm 114 surah Surah (chương) và 6236 ayat (đoạn câu). Các tín đồ Islam tin rằng Thiên kinh này được mặc khải thông qua thiên thần Jibril (gabriel) đến cho Thiên sứ Muhammad. Do Thiên sứ Muhammad là người không biết chữ, nên mỗi câu Thiên kinh được mặc khải cho 5 người khác phải học thuộc lòng cả 30 chương, những vị này được gọi là Hafis và rất được tôn trọng. Ngoài ra Thiên kinh Koran còn ghi chép lại trên vỏ cây, tấm gỗ, da lạc đà, vải, … Quyển Thiên kinh trọn vẹn đầu tiên ra đời được sắp xếp lại với phần mở đầu là surah alham /al-Hamd hay được gọi là al-Fatihah (khai đề) và kết thúc bằng surah Kul Ak-O Praong hay được gọi là surah al-Nas (nhân loại). |
Cái chết của vua Po Rome, nhiều tài liệu đã ghi chép không hợp lý. Theo truyền miệng, vua Po Rome bị bắt trong trận chiến, ngài bị nhốt vào rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế và ngài đã tự tử. Theo Dohamide-Dorohiem, E. Aymonier, Quyến, … vua Po Rome thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được đưa vào thánh đường làm thủ tục Hồi giáo (Chăm Awal) trước, và sau đó Chăm Ahier đưa đi hỏa táng theo tập tục. Theo G. Moussay và Po Dharma, khẳng định tờ báo viết bằng chữ Bồ Đào Nha của nhà truyền giáo gốc người Bồ Đào Nha đến Việt Nam viết, thì vua Po Rome bị bắt đưa ra Phú Xuân. Điều đặt ra, chắc chắn triều đình Huế sẽ tử hình thì còn đâu thi hài Po Rome để đưa vào Thánh đường (Magik) hay hỏa táng theo tục Hindu. Có chăng thần dân Champa chỉ thực hiện các thủ tục theo tôn giáo cho ngài mà không có thi hài. Theo G. Moussay và Po Dharma, sau khi vua Po Rome từ trần thì Hoàng gia Champa đã tổ chức lễ trong Thánh đường (Masjid / Magik) hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Hồi giáo). Sau đó, Po Rome cũng được hoàn thành một nghi thức khác là hỏa táng dành cho vị vua mà tín đồ Ahier (Balamon thờ Allah) sùng bái và thờ phượng. Đồng thời tín đồ Ahier cũng đưa tượng vua Po Rome dưới hình thể Mukha Linga (thần Shiva) vào thờ bên trong tháp, thay vì tháp này trước đó xây để thờ thần Shiva (Balamon) của Ấn giáo. |
Lý do: ông Thà nói: vì Sang Mưgik (Thánh đường) Phước Nhơn, Xuân Hải xuống cấp nhờ bản thân tôi hảo tâm, hỗ trợ bằng tấm lòng từ thiện giúp đỡ. Ông ta mở lời xin 300.000.000 triệu (ba trăm triệu đồng). Bản thân tôi đồng ý giúp đỡ, để cầu phúc cho gia đình và bản thân nơi Pô Allah. Số tiền 300 triệu tôi đã gửi đủ không thiếu 1 đồng cho ông Dương Thà. |
Po Cei Khar Mâh Bingu là biệt danh (tên tục) của Po Cei Sah Bin Bingu, vì ông hay mặc chiếc chăn quấn màu/bằng vàng. Ngoài ra ông còn có các tên gọi khác như Po Cei, Ngài là vị tướng tài trong triều đại vua Po Ramé (1627-1651), ông thường cầm roi và một tấm khăn ngao du khắp xứ sở. Liên quan đến Khu Thánh tích của Ngài nằm trong thung lũng Kapet, mà có thể sau này, toàn bộ khu Thánh tích sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ Kapet, khi mà dự án hồ thuỷ lợi này được thực hiện. Nay, xin viết thêm về công trạng của Po Cei Khar Mâh Bingu đắp đập dẫn thuỷ nhập điền mang nước về cho dân chúng. Đó chính là con đập ĐaMi (banâk Dami), đập này có nguồn từ núi Madrén (Di Linh) dẫn nước về cho cánh đồng Radak (La Dạ). Công trạng của Ngài luôn được hát kể mỗi dịp làm lễ cúng Ngài ở Palei Craoh Tang (Làng Lâm Thuận, huyện Hàm Thuận Bắc). |
Sự biến thái của tín đồ Awal (Agama Awal hay Hồi giáo Awal) Ngày nay theo trào lưu của xã hội 5G, sự xuống cấp đạo đức cũng nằm trong một bối cảnh chung. Xét theo chiều lịch đại, xã hội Chăm nói chung và giới chức sắc Chăm Bani (Chăm theo đạo) nói riêng, cụ thể là giáo sĩ (Acar) đạo đức xuống cấp trầm trọng… trong đó có rượu, bia, gái gú, mại dâm, bè bọn, mê tín dị đoan như chữa bệnh bằng bùa phép, bùa yêu, ma thuật, thuốc kích dục, thậm chí còn dùng thuốc độc để hại nhau trong xã hội Chăm. |
Người Chăm Bani (nghĩa Chăm có đạo) hay Chăm theo hệ phái Awal (Hồi giáo Awal) mà đại diện là đối tượng chức sắc như giáo sĩ Acar (Gru, Imam, Katip, Acar). Khi nhập đạo Awal (Agama Awal) tín đồ đều phải đọc lời thề Shahadah. Cụ thể: đọc Shahadah khi tín đồ nhập đạo Awal (Islam) làm Acar, đọc Shahadah mỗi khi Imam 40 thăng chức Gru (Sư cả), và đọc lúc hành lễ cầu nguyện có nhiều surah liên quan đến Shahadah. Câu tuyên thệ Shahadah: "Ashhadu allaa ilaha illallah wa ashhadu anna Muhammadar Rasulullah." Nghĩa: "Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và tôi chứng nhận rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Ngài" |
Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ IX, nhưng phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ XVI ảnh hưởng từ quốc gia Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Chăm phiên âm thành từ Asulam. Đối với tôn giáo Asulam thì người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa là “đạo” hay “tín đồ”) rất phổ biến không chỉ dành riêng cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo. Một người nam giới Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận trước khi trưởng thành khoảng 10-12 tuổi họ thường làm lễ “Katan” hay “Khatan”, người Nam bộ gọi “Khotan”, còn người Malaysia gọi “Sunat”. Từ “Khatan” nguồn gốc tiếng Ả Rập (Arabic), là hành động cắt bao quy đầu. “Ngak Khatan” là hành động cắt bao quy đầu. Người Islam thường làm lễ cắt bao quy đầu từ lúc mới sinh hoặc lớn khoảng bảy tuổi, thường phải “ngak Khatan tamâ Bani” chứ không ai nói “ngak Khatan tamâ Islam”, điều này được dùng cho cả Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, Chăm Nam bộ và Chăm Kampuchia. |
Phát biểu của Quảng Đại Cẩn: Bà-la-môn có lẽ hiện diện tại lãnh thổ Việt Nam ngày nay bằng việc du nhập, diễn ra vào thời lập quốc của Vương quốc Chăm Pa vào năm 192. Nhiều người sống ở Ninh Thuận. Người Chăm theo đạo Bà-la-môn được gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm Rặt (Cham Jat, nghĩa là Chăm "gốc") và hiện là nhóm người Chăm lớn hơn so với hai nhóm người Chăm Islam và Chăm Bani. |
Ngài Thứ trưởng mong muốn Hội đồng Sư cả cùng các vị chức sắc, chức việc, không ngừng phát huy vai trò gương mẫu, tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động bà con tín đồ chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục phát huy truyền thống bản sắc văn hóa tốt đẹp, cùng đồng bào các dân tộc tỉnh nhà đoàn kết, chung sức, nỗ lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đề cao cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo ở địa phương. |
Quỳnh có tên gọi khác là Nguyễn Văn Thượng, là người Chăm ở Palei mblap Klak ( An nhơn – Ninh Thuận ). Vào khoảng năm 2015, y gia nhập hàng ngũ chức sắc “Acar “ hành đạo tại Thánh đường Hồi giáo Bani An nhơn. Quỳnh còn lập nhiều Facebook với tên gọi khác nhau như: CarDalikal, Car Thượng, Haniim phuel, ... Trong thời gian chức sắc tập sự, Nguyễn Ngọc Quỳnh có theo học giáo lý với Imam Đạo Thanh Huệ, là một vị Imam rất có uy tín và uyên bác về chủ thuyết Hồi giáo Bani và ông ta là cựu Chủ tịch Hội đồng liên chùa Ninh thuận vào những thập niên 1970. Đây là một phước đức rất lớn đối với Nguyễn Ngọc Quỳnh khi được Imam Đạo Thanh Huệ nhận làm học trò để truyền đạt con đường hành đạo đối với một chức sắc, mà ông đang sở hữu. Cũng vì không chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức của một người Tu sĩ, nên Nguyễn Ngọc Quỳnh bị Imam Đạo Thanh Huệ khướt từ không chấp nhận là học trò của ông ta và Quỳnh chính thức bị Ban bổn đạo Thánh đường An nhơn tống cổ ra khỏi hàng ngủ chức sắc ngay sau đó, từ đó Nguyễn Ngọc Quỳnh đi lang thang khắp các làng Chăm và tham gia Facebook chửi rủa hết người này đến người khác để tạo sự “ Like” ảo của trang mạng xã hội. Đó là chân dung thật của Nguyễn Ngọc Quỳnh. |