Chủ đề bài viết: Po Patao At, vị vua Hồi giáo (Islam).
Tác giả: Dr.Putra Podam (Ts.Văn Ngọc Sáng).
Bài viết gửi tặng: nhân sĩ, trí thức xã Phan Hòa- huyện Bắc Bình- tỉnh Bình Thuận.
Video:
Po Patao At vị vua Hồi giáo (Islam)
Nội dung như sau:
Po Patao At (1541-1567 hay1553-1579), vị vua theo Agama Islam (tức tôn giáo: Hồi giáo). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai Patao thì Po Patao At là cháu của Pô Kunarai (1541-1553), lên ngôi năm Sửu, thoái vị năm Thỏ, trị vì 27 năm.
Ngài có một vương hậu Champa tên Bia Kati và một hoàng tử tên Cei Sak Malaow.
Đầu tiên, ngài xây dinh riêng ở ngoài Biuh Bal Batsinâng (Hamu Linâng, phía sau làng Chăm Phú Nhuận, Phanrang). Theo Hán Việt thì Po At có tên là Bà Ất (1553-1579). Po Patao At là vị vua cuối cùng của triều đại Po Mahosarak, nhưng vì hoàn cảnh lịch sử Champa, nên những tài liệu chi tiết liên quan đến khoa học lịch sử của ngài ở trong cộng đồng Chăm rất ít người còn lưu trữ, chỉ còn lưu lại vài truyền thuyết.
Theo nhiều bậc cao niên tại xã Phan Hòa Jaoh yaw (kể chuyện xưa), trong thời gian Ka-lin (giặc Yuen), để bảo toàn lực lượng Po Patao At phải rút quân lên núi cùng các tướng lĩnh, …sau thời gian gặp nạn hạn hán kéo dài, bắp trồng bị khô hết không còn gì để ăn, …
Po Patao At cùng đoàn người phải xuống núi và di chuyển về phía Nam vùng Panduranga, khi đến vùng đất đai trù phú, phong thủy tốt, đồng ruộng trù phú bên cạnh cát trắng và dừng chân đóng trại. Ngài ra lệnh cho quan quân và thần dân lập nghiệp để khai khẩn ruộng vườn và tạo dựng thành Palei Panet. Người dân xã Phan Hòa ngày nay chính là hậu duệ của đoàn quân Po Patao At.
Tại Palei Panet, dòng tộc ông Nguyễn Hữu Mẫn lúc trước có lưu giữ một chiếc áo giáp (ao khik rup) và một cây bảo gươm viết bằng chữ Ả Rập, cây gươm do vua Johor (ngày nay là một tiểu bang của Malaysia) ban tặng.
Hình 1. Dòng tộc ông Nguyễn Hữu Mẫn lúc trước có lưu giữ một chiếc áo giáp (ao khik rup) và một cây bảo gươm viết bằng chữ Ả Rập, cây gươm do vua Johor (ngày nay là một tiểu bang của Malaysia) ban tặng cho Po Patao At.
Ðền vua Po Patao At (người dân địa phương thường gọi Po Patao At), xưa kia ngôi đền được xây dựng trên một ngọn đồi gọi là Car Limaow (kề ruộng bà Tận) thuộc xã Hậu Quách cũ, phía sau Palei Panet (Bình Thắng, Phan Hòa, Bắc Bình, Bình Thuận), bên kia Rabaong Lah và cách Ủy ban xã Phan Hòa gần khoảng 1 ki-lô-mét về hướng Bắc.
Năm 1930, dân làng mới có điều kiện góp tiền để tu sửa lại ngôi đền bằng gạch ống và lợp mái ngói để tưởng nhớ Ngài.
Theo thời gian ngôi đền bị hư hỏng nặng bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, một lần nữa ngôi đền được dân làng tu sửa lại vào năm 1960.
Ngôi đền Po Patao At cũng như những ngôi đền khác ở Bình Thuận có một thời kỳ đã bị kẻ xấu đập phá, đào bới, ăn cắp bức tượng như đền Po Klaong Gahul, Po Bia Patmah, ... Đền Po At cũng bị đập phá nặng nề.
Hình 2, 3. Chân kèn đền Po Patao At tại Car Limaow (kề ruộng bà Tận) thuộc làng Hậu Quách cũ, phía sau Palei Panet (Bình Thắng, Phan Hòa, Bắc Bình, Bình Thuận), bên kia Rabaong Lah và cách Ủy ban xã Phan Hòa gần khoảng 1km về hướng Bắc. Ảnh do Adam Podam chụp ngày 10/2//2021.
Năm 1989 (Kỷ Tỵ) bà con Chăm Palei Panet quyết định di dời đền về cuối làng tại ngọn đồi Mbok Dhot (tức gò Thốt) để dễ dàng thực hiện lễ cho ngài.
Hình 4. Ngôi đền Po Patao At xây lại lần 3 năm 1989, tại Mbok Dhot thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa - Bình Thuận. Ảnh Putra Podam.
Po Patao At có hoàng hậu là Bà Kati (Hoàng hậu Kati), nhưng vì Bà Kati thường hay có tính ghen nên Bà không chung sống với Po Patao At. Bà cùng những người cận thần của mình qua khai phá đất đai và sinh sống ở một khu đồi cát gần đó. Nay miếu của Bà Kati được xây trong khu vực Đồi Cát thuộc vườn Đào của bà Thông Nhẫn, xã Hòa Minh (cách xã Phan Hòa 3 ki-lô-mét).
Đất ruộng của Bà Kati ở khu vực đó người Chăm gọi là ruộng Po Patao At Bà Kati, hiện nay đất ruộng này được chia cho người Việt khu vực xã Hòa Minh quản lý. Po Patao At là nhân vật có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước mang lại đời sống ấm no cho thần dân Champa. Chính vì vai trò đó, người Chăm đã lập ngôi đền để tưởng nhớ đến công lao của ngài.
Ngôi đền được xây lần ba vào năm 1989 ở phía sau làng Bình Thắng (Palei Panet), nhưng nhiều ý kiến của người dân cho rằng cần phải xây thêm một cái đền miếu nhỏ hay tạc bia đá ngay tại đền gốc là nơi căn cứ địa của Ngài (trên gò của đồng ruộng hamu Po Patao At Bà Kati, để con cháu mai sau biết và tưởng nhớ đến công lao Ngài).
Đền Po Patao At chỉ có một gian chính, bên trong chỉ có một bia đá (patau nisan), đó là lý do vì Bà Kati đã rời xa ngài qua sống ở bên khu vực đồi Cát. Đất ruộng của đền Po At chỉ còn khoảng 5 sào ruộng và được giao cho ông Ánh (bà Nên) thuê làm để lấy tiền tu bổ ngôi đền.
Hình 5. Bia đá (patau nisan) của Po Patao At (vị vua Hồi giáo) trong đền xây 1989. Ảnh Putra Podam.
Cũng tại Palei Panet cuối làng về phía Tây, xưa có hai cây Lim thần, cây cổ thụ trên 400 năm tuổi, người dân địa phương gọi là Phun Kraik (hay phun kran). Đây là nơi mà Cei Sak Malaow (con trai Po Patao At) chôn cất gần đây và hóa thân vào cây Lim thần.
Hình 6, 7. Lim thần, cây cổ thụ trên 400 năm tuổi, người dân địa phương gọi là Phun Kraik (hay phun kran). Đây là nơi mà Cei Sak Malaow (con trai Po Patao At) chôn cất gần đây và hóa thân vào cây Lim thần.
Theo lời kể của ông Văn Ngọc Ánh (ông Abraham Podam, tức là cha của Ts.Putra Podam), Tiểu đội trưởng an ninh xã Hậu Quách thời Việt Nam Cộng Hòa, vào những đêm tối trăng đẹp người dân ở đây nhiều lần đã nhìn thấy con trăng to xuất hiện, đấy là hiện thân của Cei Sak Malaow. Trước năm 1975 đồn bốt của lính Việt Nam Cộng Hòa tại nơi đây, nên nhiều lần đã chứng kiến con trăng thần xuất hiện.
Hình 8. Adam Podam, tác giả cung cấp hình chụp trong bài viết này. Ảnh chụp 10/2//2021.
Để tưởng nhớ đến công lao Po Patao At, các bậc tiền nhân cũng như các vị thần Champa, người Chăm hôm nay đã đưa tên các vị thần vào danh sách cầu nguyện trong đó có đoạn nhắc đến Po Patao At và Bà Kati.
Năm 2016, do tình hình đền Po Patao At xuống cấp, hậu duệ Po Patao At, nhân dân thôn Bình Thắng xã Phan Hòa quyên góp tiền để xây mới ngôi đền Po Patao At (Bimong Po Patao At).
Hình 9, 10. Đền Po Patao At bị hậu duệ đưa thần Shiva án ngự ngay cổng.
Sáng ngày 28 tháng 4 năm 2018, tại thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã diễn ra lễ khánh thành đền tháp Po Patao At. Công trình đền tháp Po Patao At được xây dựng từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2018, trên khuôn viên 1.000 mét vuông. Đền tháp được xây dựng theo kiến trúc tháp Chăm cổ, cao 15 mét, rộng 8 mét, với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng, do nhân dân đóng góp.
Phan Hòa là một xã người Chăm theo Bani (tức chăm theo đạo), chỉ duy nhất theo tôn giáo Awal (tức Hồi giáo dòng Awal, hay Islam dòng Awal).
Hình 11, 12. Hậu duệ bắt Po Patao At, ngồi khom lưng trên Linga (Cạ*c Ấn Độ) và Yoni (Lồ*n Ấn Độ).
Công trình xây dựng đền Po Patao At (vị vua tôn sùng Islam, mà ngày nay hậu duệ là Hồi giáo dòng Awal) là để tượng nhớ nền văn minh của Champa xưa.
Hình 13. Bia mới tạo tại đền Po Patao At vị vua Hồi giáo (Islam).
Theo lịch sử, thời kỳ hưng thịnh nhất là vua Po Patao At trực tiếp đưa thuyền chiến giúp vua Johor (tiểu bang Malaysia ngày nay).
Vương quốc Hồi giáo Johor được thành lập bởi Alauddin Riayat Shah II con trai của vị quốc vương cuối cùng của vương quốc Melaka là Mahmud Shad vào năm 1528.
Trước đó Johor là một phần của vương quốc Hồi giáo Melaka, năm 1511 người Bồ Đào Nha chinh phục thủ đô Melaka, người con của vua Mahmud Shad đã chạy sang Johor và thành lập ra vương quốc Hồi giáo mới.
Trong giai đoạn trị vì, Po Patao At đã gửi lực lượng sang giúp Suntan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Melaka [theo Dany Wong Tze Ken năm 2004].
Trong cung điện hoàng gia Champa tại Bal Cau thuộc tiểu vương quốc Panduranga (Thuận Hải).
Đức vua sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim (tên Islam của vua Po Patao At) vừa xong buổi lễ cầu nguyện Jumaat. Ngài đang thư thái đọc từng trang trong quyển Hadith mà một thương nhân Ả Rập có dịp ghé qua và tặng ngài ngự lãm.
Bỗng đâu từ trên trời có tiếng huýt sáo đặc trưng của loài chim Hud Hud. Sực nhớ là đức vua xứ Johor thường dùng một con chim Hud Hud có tên Waraqah để truyền tin.
Ngài liền đặt quyển sách trên tay xuống và ra hiệu cho tì nữ tiến đến mở ngay cửa sổ để Waraqah bay vào. Tì nữ mở cửa sổ, từ bên ngoài, một con chim với chiếc mào to sặc sỡ trên đầu liền bay bổ vào phòng đức vua.
Như đã quen biết từ trước, chim bay và đậu ngay vào tay vua. Đức vua từ tốn gỡ nhẹ bức thư được cuộn tỉ mỉ dưới chân bên phải của Waraqah. Ngài nhẹ nhàng mở bức thư ra đọc. Bức thư được viết bằng chữ Jawi (tức chữ Ả Rập cải tiến) với dấu ấn chì nhỏ xíu mang đặc trưng của hoàng thất Johor. Ngài vạch thẳng tờ giấy ra để nhìn rõ nội dung, bức thư viết:
Tạm dịch: "Johor đang bị quân Bồ Đào Nha tấn công, xin đức vua gửi quân đến yểm trợ càng nhanh càng tốt". Dấu ấn chì: Sultan Mahmud Shah.
Hình 14. Vua Sultan Mahmud Shah, vua Johor (Malaysia) viết thư gửi vua sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim (tên Islam của Po Patao At).
Đọc xong bức thư, đức vua sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim (tên Islam của Po Patao At) liền tức tốc ban lệnh khẩn. Các tướng soái và binh sĩ được triệu tập trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngoài cảng Canah (biển Cà Ná). 400 tàu chiến Champa giương những cột buồm căng gió, chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh lớn đến eo biển Melaka.
Nhờ sự thông thạo đường và các hướng đi trong vùng biển Champa (nay là Biển Đông) của tướng Shalahuddin mà chỉ chưa tới 3 ngày, 400 thuyền chiến Champa đã có mặt ngoài khơi Johor.
Thuyền chiến Champa với biểu tượng đầu và đuôi thuyền cong, cao vút tiến đến sừng sững và hiên ngang phía sau các chiến hạm Bồ Đào Nha.
Các binh sĩ tướng soái áo giáp, mũ mão chỉnh tề reo hò hồ hởi thể hiện một ý chí quật cường, quyết tiêu diệt kẻ thù ngoại bang, giúp đỡ người anh em chống lại kẻ xâm lược bạo tàn, giữ vững thành trì Melayu tại vùng hải cảng trọng điểm.
Do kinh thành Johor đang chịu những đợt pháo kích bằng đại bác từ các chiến hạm Bồ Đào Nha ngoài khơi, nên tình hình trong đất liền hết sức phức tạp. Đức vua sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim (tức vua Po Patao AT) của Champa không thể nào gặp Sultan Mahmud của Johor. Ngài liền cho các tàu chiến của mình dàn trận ngoài khơi trực tiếp đánh sáp lá cà các hạm đội Bồ Đào Nha.
Hình 15. Vua Sultan Mahmud Shah, vua Johor (Malaysia) ra trận chiến với đoàn quân Bồ Đào Nha.
Về phần Bồ Đào Nha, sự xuất hiện của 400 tàu chiến Champa đã làm cho họ bối rối. Vì toàn bộ hỏa lực tác chiến họ đang dồn vào đất liền. Thế nhưng nay lại có một đội quân khác đang tấn công vào họ từ phía sau. Các chỉ huy hạm đội Bồ Đào Nha cũng hết sức tinh nhuệ và điều khiển binh lính ứng phó quân đội Champa.
Hình 16. Vua sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim (Po Patao At) trên chiến thuyền Champa tấn công hạm đội Bồ Đào Nha.
Hình 17. Đoàn tham quan Thành Tín có Po Gru, đến thăm đền Po At, đoàn dừng chân tại nhà Thầy Tiền.
Hình 17. Đoàn tham quan Thành Tín có Po Gru, đoàn không dám vào bên trong đền tham quan, vì cổng đền có thần Shiva gác cổng.
Bài viết liên quan:
Hãy trả tự do cho vua Patao At