#

Ngày 16/6/2023 tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm. Dự hội thảo có Ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL), các sở, ngành và trên 100 đại biểu là nhà khoa học trong và ngoài nước. Đại diện nhân sĩ trí thức, nghệ nhân và nhà khoa học gốc Chăm tham dự và báo cáo tham luận tại Hội thảo có Pgs.Ts Phú Văn Hẳn, Pgs.Ts Trương Văn Món.

#

​Po Rome vua Champa (Chiêm Thành) trị vì từ năm 1627 đến năm 1651, là con rể của Po Klaong Mah Nai (Po Mah Taha). Po Rome là vị vua Hồi giáo (Islam), ngài đã cưới nhiều người vợ như: Bia Sucih (Bia Than Cih), Bia Than Can, Bia Puteri Siti, Bia Ut (Công nữ Ngọc Khoa), Bia Laku Makam, Bia Hatri, Bia Sumut ... và một số thứ phi khác. Khi vua Po Rome mất, thì Champa làm xong thủ tục cho ngài theo hình thức Islam trong Masjid (Magik), sau đó thần dân Chăm (Chăm Ahier) kính trọng và thờ phượng tùy theo tín đồ Ahier (Hindu thờ Allah). Nếu thờ theo Yang thì Ngài có tên là Yang Po Rome (thần Po Rome). Nếu thờ theo Cei thì Ngài có tên là Cei Asit. Nếu thờ theo Atuw (Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Cahya. Nếu thờ theo Yang Baruw (Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Po Gahluw. Po Rome là một vị vua anh minh, tài ba của đất nước, hùng thiên vang mãi ngàn đời với những chiến công lẫy lừng mà vua Po Rome đã viết vào lịch sử.

#

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” ngày 17/6 tại TP. Phan Rang -Tháp Chàm. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức vòng chung kết trao giải Hội thi nét đẹp văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận lần thứ II năm 2023. Đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực nhằm giới thiệu và tôn vinh vẻ đẹp toàn diện về hình thể, tâm hồn, nhân cách, lối sống, cũng như việc rèn luyện thể chất, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh của người đẹp các dân tộc tỉnh Ninh Thuận.

#

Cuộc đời và sự nghiệp của Po Rome là một câu chuyện vừa bi, vừa tráng cũng vừa hùng. Tuy nhiên, dù như thế nào thì vua Po Rome là một vị vua hết lòng vì dân vì nước. Đặc biệt là vị vua được thần dân Champa tôn kính sau khi tử trận. Nhưng cái chết của vua Po Rome, nhiều tài liệu đã ghi chép không hợp lý. Theo truyền miệng, vua Po Rome bị bắt trong trận chiến, ngài bị nhốt vào rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế và ngài đã tự tử. Theo Dohamide-Dorohiem, E. Aymonier, Quyến, … vua Po Rome thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được đưa vào thánh đường làm thủ tục Hồi giáo (Chăm Awal) trước, và sau đó Chăm Ahier đưa đi hỏa táng theo tập tục. Theo G. Moussay và Po Dharma, khẳng định tờ báo viết bằng chữ Bồ Đào Nha của nhà truyền giáo gốc người Bồ Đào Nha đến Việt Nam viết, thì vua Po Rome bị bắt đưa ra Phú Xuân. Điều đặt ra, chắc chắn triều đình Huế sẽ tử hình thì còn đâu thi hài Po Rome để đưa vào Thánh đường (Magik) hay hỏa táng theo tục Hindu. Có chăng thần dân Champa chỉ thực hiện các thủ tục theo tôn giáo cho ngài mà không có thi hài.

#

Từ nữa đầu thế kỷ XX, các nhà nhân chủng và khảo cổ học đã nhận ra người Thượng là đại điện của một nền văn minh cổ xưa đã biến mất. Kern và Cabaton cho rằng miền Nam bán đảo Đông Dương - trải dài từ Ấn Độ tới Trung Hoa, chớ không phải chỉ ba nước Việ̣t Nam, Lào, và Cambodia như nhiều người Việt lầm tưởng - là nơi sinh của giống người Nam Đảo, từ đó họ lan tỏa ra khắp các đảo xa và hai bờ Thái Bình Dương.

#

Một trí thức có gia đình sống nhiều chục năm ở Tây Nguyên nhận xét rằng, “Sau sự kiện ‘nhà nước Đề Ga 2003”, giao thông, điện, y tế rất được nhà nước quan tâm, cuộc sống của người dân Tây Nguyên thay đổi vượt bậc. Nhưng, đất đai vẫn là một vấn đề lớn”. Ức chế không chỉ bị thu hồi đất. Theo ông, “Ở một số buôn làng, đồng bào bán hết đất cho người Kinh, thậm chí không còn đất để địa táng theo truyền thống cha ông họ”.

#

Hằng năm, người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Balamon thờ Po Allah) tổ chức nhiều nghi lễ tại đền Po Klaong Mah Nai. Theo Sở Văn hóa tỉnh Bình Thuận, vua Po Klaong Mah Nai là vị vua cuối cùng của Champa, và một số bảo vật của Po Klaong Mah Nai đang lưu giữ trong nhà của bà Nguyễn Thị Thềm, là hậu duệ của vua Po Klaong Mah Nai, là công chúa cuối cùng của người Chăm được quyền kế thừa giữ bảo vật của Po Klaong Mah Nai. Từ thông tin sai lệch ở trên kéo theo nhiều đài, báo chí đưa tin sai lệch đến cộng đồng Chăm và thế giới còn lại.

#

Po Klaong Mah Nai (1622-1627), là vị vua theo Hồi giáo (Islam) và rất sùng bái Islam, niên hiệu danh phận: Po Mah Taha. Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Mah Taha, không liên hệ thân tộc với vương triều Po Klaong Halau. Lên ngôi năm Tuất, thoái vị năm Thỏ, trị vì 6 năm, đóng đô ở Bal Canar (thôn Tịnh Mỹ, Phan Rí). Theo Hán Việt thì Po Mah Taha có tên là Bà Khắc-lượng Như-lai (1622-1627).

#

Kinh sách Bani của người Chăm Bani (Chăm có đạo) là bản trích có chọn lọc trong Thiên kinh Quran (Koran), là Kinh sách viết bằng chữ Ả Rập (Arabic) và đọc theo tiếng Ả Rập (Arabic). Do đó, giáo sĩ (Acar) đọc Kinh sách Bani hay Thiên kinh Koran thường không hiểu nghĩa. Thậm chí một số Acar mới nhập đạo thường đọc Kinh sách Bani (Thiên kinh Koran) bằng bằng chữ Latin phiên âm tiếng Việt, do đó, Kinh sách Bani (Thiên kinh Koran) dù cùng một Surak hay cùng một chương nhưng các giáo sĩ (Acar) đọc khác nhau, thường dư hay thiếu chữ.

#

Thành Phần, trước khi thành lập Hội đồng Sư cả, chính ông ta đề nghị tên tôn giáo của người Chăm là "Hồi giáo", và ông ta yêu cầu Hội đồng Sư cả lấy tên tổ chức là:"Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani". Đúng ra ông Thành Phần nên lấy tên: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal" thì đúng hơn, tôn giáo Chăm hiện nay gồm hai phái là: Agama Awal và Agama Ahier. Tôn giáo Chăm gây bất ổn trong cộng đồng Chăm hôm nay là do ông Thành Phần vì đồng tiền Ấn Độ mà bán cả tôn giáo Chăm cho Ấn Độ.