Trang phục áo dài Kamei Chăm không xẻ tà mà ôm trọn lấy thân thể mảnh mai, nâng bước uyển chuyển trong từng thớ vải mềm mại, cổ áo có hình trái tim với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc bông tai thổ cẩm tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Dịu dàng, thanh thoát như một đóa sen, người phụ nữ Chăm trong trang phục áo dài truyền thống rực rỡ nét yêu kiều, kiêu sa làm say đắm bao du khách khi ghé thăm nơi này. |
Nơi em sống là huyện Thuận Nam - Ninh Thuận. Vùng đất mà người người đều chỉ nghĩ đến nắng và gió, thế nhưng vùng đất khô cằn ấy lại làm nao lòng những ai ghé qua. Trang phục em mặc là áo dài truyền thống của dân tộc Chăm, tượng trưng cho người phụ nữ Champa dịu dàng, chịu thương chịu khó. Tuy dịu dàng là thế, nhưng trong em vẫn luôn mạnh mẽ, luôn nỗ lực như cây Tagalau để dốc hết lòng vì dân tộc và Đất Nước. |
Áo dài Chăm có một nét đẹp kiêu sa, độc đáo, rất riêng. Có ai đã từng ngắm nữ sinh cấp ba trong giờ tan trường mới thấy được nét yêu kiều e ấp đến dường nào. Khóac lên chiếc áo dài truyền thống dân tộc như làm cho các cô toát lên một nét đẹp huyền bí. Dáng người trở nên thẳng và cao hơn. Một vẻ đẹp thùy mị kín đáo ôm sát châu thân, lộ lên một nét gợi cảm của phần cổ vừa thanh tao vừa hấp dẫn. Chiếc váy bên trong được may bằng chất liệu bóng và mềm mại tạo thành những đợt sóng vừa dịu dàng vừa uyển chuyển mỗi bước đi.Để cấu thành một bộ trang phục phụ nữ Chăm truyền thống hoàn chỉnh phải hội tụ đủ các yếu tố gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ bằng hạt cườm đen óng. Khi khoác lên, những trang phục ấy tạo cho người phụ nữ Chăm dáng vẻ quyến rũ và duyên dáng đến lạ kỳ. |
Đứng trước thế lực thù địch trong và ngoài nước, Nhà nước luôn đi theo hướng tích cực vận động xây dựng toàn dân. Những loại mọt lợi dụng tôn giáo tuyên truyền, phỉ bán vì lợi ích riêng, vì háo danh, điển hình như ông Thành Phần, bà Châu Thị Cành lợi dụng sự tự do tôn giáo kích động, vận động tín đồ chống phá tổ chức tôn giáo của Nhà nước. Bọn họ tuyên truyền các chức sắc Chăm nên: |
Trước 1963, người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường gọi người Chăm Nam Bộ là người Jawa (người theo Islam), đồng thời cũng tự nhận mình là người Chăm Bani (người Chăm theo đạo) và tên Bani ngầm định gán cho hệ phái giáo sĩ (Acar). Sau năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm Hồi giáo dòng Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ ông Mã Thanh Lâm, Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam Châu Đốc. Từ đây xã hội Chăm tại Phan Rang xuất hiện thêm thuật ngữ “Hồi giáo cũ” và “Hồi giáo mới”. “Hồi giáo Cũ” là những người Chăm đã theo Hồi giáo dòng Awal thuộc hệ phái Hồi giáo Champa và “Hồi giáo Mới” là những người cải đạo sang Islam chính thống. Từ đây, “Hồi giáo Mới” là những ai tiếp nhận phong trào đổi mới và “Hồi giáo Cũ” là những người giữ lại quan niệm trước đây dòng Awal. Mỗi người đều hiểu rõ rằng “Hồi giáo Mới” không phải là một tôn giáo mới và hoàn toàn khác Bani. Chính đó, cả hai nhóm đều cho mình là Hồi giáo, còn từ “Cũ và Mới” chỉ để phân biệt sự khác nhau. |
Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người. |
Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Năm 2021, khi thực hiện việc đổi thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn Chíp, trong cộng đồng Chăm xuất hiện việc tranh chấp tên gọi tôn giáo giữa “Hồi giáo” đã tồn tại trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ và cái gọi là tôn giáo “Bani” một cái tên chưa từng tồn tại trong lịch sử tôn giáo của Champa xưa. |
Mỗi khi Ramadan (Ramawan) đến thì một số làng Chăm Bani (Chăm có đạo) theo tôn giáo Hồi giáo (Awal) treo băng rôn với nhiều khẩu hiệu khác nhau như “Lễ Ramawan”, “Lễ hội Ramawan”, hay “Tết Ramawan”, "Tết Ramưwan", Tết Ramuwan", ... Từ hiện tượng này trên diễn đàn trang mạng cho thấy cộng đồng Chăm đã tham gia trao đổi và tranh luận không ít. Để tìm hiểu lý do tại sao và đề nghị cách dùng từ đúng như thế nào, chúng ta cần phân tích và tìm hiểu rõ nguồn gốc từ Ramadan (Ramawan), và cần hiểu thấu đáo ngữ và nghĩa của hai hoạt động riêng biệt: “Harei Mukkei” và “Bulan Ramawan”. Để dựa vào đó làm cơ sở đề nghị các cơ quan chức năng sửa đổi. |
Theo sử sách Chăm và Mã Lai, vua Po Rome (Mustafa) là vị vua Islam (Hồi giáo), là bậc Hiền nhân (Wali), là người am hiểu tinh thông Thiên kinh Koran và giáo lý Asulam. Người Chăm theo Asulam thời đó, mặc dù tự nhận mình là tín đồ Bani, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn khác với phong tục của Asulam chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm ngày càng phức tạp, triều đại vua Po Rome quyết định hóa giải tôn giáo thành hai thuật ngữ là Awal và Ahier. |
Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ 9, nhưng mãi đến thế kỷ 16 Islam phát triển cực thịnh do ảnh hưởng từ Malaysia và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Champa phiên âm thành “Islam, Asulam”. Cũng như những tín đồ Islam khác trên thế giới, người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa đạo hay tín đồ) như Chăm Bani (Chăm theo đạo) được dùng rất phổ biến không chỉ dành cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchia và thế giới Hồi giáo. |