Lý giải tôn giáo: Awal (Hồi giáo Awal) và từ Bani

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Apr 8, 2023, 11:47 PM

Sau khi Báo Điện Tử Kauthara đăng bài viết của Ts. Putra Podam với tựa đề: “Đổi tên "Hồi giáo Bani" thành "Hồi giáo Awal" trong tên tổ chức tôn giáo của Chăm Bani”.

Một số độc giả bình luận, nhắn tin đề nghị giải thích từ “Awal” và “Agama Awal”, một số khác thì cho rằng “Bani” là tôn giáo Chăm do vua Po Rome sáng lập?

Chúng tôi đã gửi những ý kiến thắc mắc của độc giả đến Ts.Putra Podam để lý giải. Dưới đây là những lý giải về thuật ngữ và ngữ nghĩa liên quan “Awal” và “Bani”.

1. AWAL MỘT HỆ PHÁI TÔN GIÁO CHAMPA

Awal: (Tiếng Ả Rập: أوال), trong Thiên kinh Koran có những ngữ nghĩa như sau:

- Awal (al-Awal, “al” là mạo từ): nghĩa là “ban đầu”, “bắt đầu”, “đầu tiên”, “trước tiên”, …tiếng Anh (English) nghĩa “the Firrst”, tiếng Chăm nghĩa: ꨕꨨꨵꨮꨭ dahlau).

- Awal (al-Awal): là một trong 99 Đại danh của Allah, Al-Awal là tên thứ tự 73 trong 99 tên của Allah. Nghĩa Đấng Đầu Tiên không có sự khởi đầu và tất cả vạn vật đều do Ngài duy nhất tạo hóa ra chúng.

- Awal Muharam: là tên tháng đầu tiên trong Hồi lịch (Muharam). Do đó, ngày đầu tiên của Muharam là ngày đầu năm mới của người Hồi giáo. Năm Hồi giáo còn gọi năm Hijra (Hijri), năm đầu tiên trong đó có Hijra (di cư của Thiên sứ Muhammad từ Mecca (Makkah) đến Medina (Madinah). Do đó, mỗi năm được đánh thứ tự với “AH”. AH là chữ đầu của cụm từ trong tiếng Latin “Anno Hegirae” (năm Hijra). Năm 2023 dương lịch tương ứng năm AH 1444/1445 (Hồi lịch).

- Rabi’ al-Awal (tiếng Ả Rập: رَبِيع ٱلْأَوَّل , Rabī’ al-Awal ), là tháng thứ ba trong lịch Hồi giáo (Islam). Từ "Rabi" có nghĩa là “mùa xuân” và “al-Awal” có nghĩa là “đầu tiên”. Do vậy, Rabī 'al-Awal có nghĩa là (Tháng đầu tiên mùa xuân hoặc đầu mùa xuân).

- Awal: là một hệ phái tôn giáo Hồi giáo (Islam) của Champa, là tên hệ thống tôn giáo của giáo sĩ (Gru, Imam, Katip, Acar) mà tổ tiên người Champa đã tiếp biến từ thế kỷ 17 (cách đây 400 năm).

- Awal: là một hệ phái tôn giáo tại Champa, kế thừa từ Islam (Hồi giáo), mang nghĩa “tiền Islam”, “Islam từ đầu”, “Islam từ trước”, “Islam ban đầu du nhập vào Champa từ thế kỷ thứ 9 đến nay gần 1200 năm”.

- Awal: là tên một hệ phái tôn giáo của dân tộc Chăm mà giáo sĩ (Acar) hiện đang thực hành với tên gọi “Agama Awal” hay “Bani Awal”.

- Awal (the First): là tên gọi tôn giáo của người Chăm Bani (Chăm có đạo), cùng với “Ahier” (Akhir - the Last) là tên gọi mới (của người Chăm đã từng theo Balamon trước đó từ khi lập quốc thế kỷ 2 và Balamon đã tàn lụi ở Champa và Đông Nam Á ở thế kỷ 15).

- Awal (Hồi giáo cũ) và Ahier (Hồi giáo mới), cả hai hệ phái tôn giáo Awal và Ahier chỉ tồn tại ở Champa, cùng mẫu số chung thờ phượng Allah (Đấng Tạo Hóa và Duy Nhất), ngoài ra các giáo sĩ hệ phái Ahier còn thực hiện nhiệm vụ tiếp quản tháp Champa (bimong Campa), chăm sóc và thực hiện một số lễ tục liên quan để tưởng nhớ, để ghi công ơn một số anh hùng dân tộc và thần linh.

Awal: một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa, là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal là hệ phái Hồi giáo hay Hồi giáo dòng Awal gồm hai tầng lớp:

Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Gru, Imam, Katip, Acar) là những vị Ulama (hiền nhân) trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của Giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm Bani (Chăm theo đạo).

Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho Giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah.

Do vậy, khi bàn đến hệ phái “Awal” (Hồi giáo Awal) thì chúng ta chỉ đề cập đến tầng lớp Giáo sĩ (Acar)hệ thống hành lễ của Acar chứ không nói đến tín đồ “Awal” thông thường (Gahéh).

Để hiểu thêm chi tiết Awal, hãy tham khảo bài viết: Giáo sĩ Acar là hệ thống AWAL (dòng Hồi giáo tại Champa).

Hình 1. AWAL:  hệ phái Hồi giáo Champa. Awal nằm trong 73 nhánh, chi nhánh Islam trên thế giới.

 

2. AWAL VÀ LƯỢC SỬ ISLAM CHAMPA

     LINK: Xem Phụ Lục A 

 

3. BANI KHÔNG LIÊN QUAN TÔN GIÁO CHAMPA

- Từ Bani (gốc từ Ả Rập: باني ), nghĩa là “đạo”, nhưng thường dùng với nghĩa tín đồ thờ phượng Allah (Aluah), Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad (Muhamat) là vị Thiên sứ (Nabi-Rasul) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Quran (Koran).

Theo thuật ngữ thì từ Bani có một số ngữ nghĩa như:

- Bani: trong tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ theo đạo thờ thượng đế Allah.

- Theo R.P Durrand (1903), tên gọi Bani là phiên âm theo từ gốc Ả Rập “Beni”, có nghĩa là những “đứa con”.

- Theo E. Aymonier & A. Cabaton (1906), thì Bani “بَانِي hay بني” tiếng Ả Rập nghĩa là “con cháu”, nghĩa theo tôn giáo là “Hồi giáo”. Ngoài ra tự điển còn định nghĩa:

   + Bani Adam: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Nabi: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Ibrahim: Islam (Hồi giáo),

   + Bani Muhhamad: Hồi giáo

   + Banī Java: Hồi giáo của người Mã Lai.

   + Chăm Bani, Bani Chăm: Người Chăm theo đạo (Awal - Islam - Hồi giáo),

- Trong Thiên kinh Koran, surah Al-Baqarah câu 40 Allah phán gọi sắc dân Israel rằng:

يبنى إسرءيل   (Ya Bani Israel - Hỡi sắc dân Israel!).

- Bani xuất hiện nhiều trong một số surah của Thiên kinh Koran.

- Bani dùng để chỉ sắc dân theo Islam như: Bani Israel (sắc dân Do Thái theo Islam), Bani Chăm (sắc dân Chăm theo đạo mới, đạo Islam).

- Bani là “đạo” thường dùng để chỉ người mới nhập đạo, người có đạo, hay người có đức tin với thượng đế Allah.

Ví dụ:  Bani Jawa: người Jawa theo đạo mới hay người Hồi giáo Jawa.

Bani Awal (người Chăm theo Hồi giáo).

- Bani, Bini thường dùng cho tên lót của giới tính nam theo tôn giáo Islam như: Muhammad Bin Bilal Ali, Bin Laden, Muhammad Bin Putra, Cei Sak Bin Bangu, …

- Người Chăm thường nói: “Nứ Nì” (tắt của chữ Anak Bani): có nghĩa đứa con của Bani, đứa con theo đạo, hay tín đồ thờ phượng Allah.

- Người Chăm còn nói: “Nứ Bì” (viết tắt anak Nabi, mà Nabi là Danh xưng để chỉ Thiên sứ). Do đó, Anak Nabi mang nghĩa là tín đồ của Thiên sứ Muhammad.

Những lập luận từ nguồn gốc lịch sử tôn giáo Chăm và thực tế minh chứng rằng Chăm có một tôn giáo là “Awal” đó là giới Giáo sĩ (Acar) hiện đang thờ phượng thượng đế Allah. Người Chăm chưa bao giờ tồn tại một tôn giáo mang tên “Bani”, mà từ Bani chỉ mang nghĩa tín đồ theo đạo thờ phượng Đấng Allah. Những từ thường thấy như: Anak Bani, Chăm Bani, Bani Chăm, Bani Kur, Bani Jawa, Bani Isael, Bani Islam, Bani Islam Châu Đốc, … và có thể gọi “Bani Ahier” vì Chăm theo Hindu từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17 cải đạo Ahier và thờ phượng Allah như Đấng Tối cao cho đến ngày nay.

Cụ thể: Khi thực hiện “lễ cắt bao quy đầu” thì người Chăm Islam Nam bộ, Chăm Kampuchia, Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận đều gọi “Khatan tama Bani” nghĩa chính là lễ cắt bao quy đầu, nhưng thường gọi lễ nhập đạo. Ở đây ám chỉ dĩ nhiên là nhập đạo Islam (Asulam) chứ không mang nghĩa khác như nhập đạo Hindu, Tin Lành, Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, …Nhưng đối với người Chăm thì cụm từ ‘Khatan tama Bani” (nhập đạo), ám chỉ không phải nhập đạo Hindu, mà nhập đạo mới Islam (Asulam) theo thờ phượng thượng đế Allah.

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ tín đồ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Islam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải xóm của những người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài, …như:

- Bani Catholic: đạo Công giáo,

- Bani Protestant: đạo Tin Lành,

- Bani Hindu: đạo Balamon,

- Bani Islam: đạo Hồi giáo,

- Bani Awal: đạo Hồi giáo (Hồi giáo dòng Awal, nhánh Hồi giáo tại Champa),…

Trước 1963, người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận thường gọi người Chăm Nam Bộ là người Jawa (người theo Islam), đồng thời cũng tự nhận mình là người Chăm Bani (người Chăm theo đạo) và tên Bani ngầm định gán cho hệ phái giáo sĩ (Acar).

Sau năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm Hồi giáo dòng Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ ông Mã Thanh Lâm, Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam Châu Đốc. Từ đây xã hội Chăm tại Phan Rang xuất hiện thêm thuật ngữ “Hồi giáo cũ” và “Hồi giáo mới”. “Hồi giáo Cũ” là những người Chăm đã theo Hồi giáo dòng Awal thuộc hệ phái Hồi giáo Champa và “Hồi giáo Mới” là những người cải đạo sang Islam chính thống.

Từ đây, “Hồi giáo Mới” là những ai tiếp nhận phong trào đổi mới và “Hồi giáo Cũ” là những người giữ lại quan niệm trước đây dòng Awal. Mỗi người đều hiểu rõ rằng “Hồi giáo Mới” không phải là một tôn giáo mới và hoàn toàn khác Bani. Chính đó, cả hai nhóm đều cho mình là Hồi giáo, còn từ “Cũ và Mới” chỉ để phân biệt sự khác nhau.

Một thời gian sau, cộng đồng mới tìm danh xưng mới để khác biệt với người Bani Awal (Hồi giáo cũ), và họ chọn danh xưng quốc tế là “Islam”, từ đó hình thành tín đồ Islam (theo nghĩa Hồi giáo chính thống), và tín đồ Bani (theo nghĩa hệ phái Hồi giáo Awal), nhưng dần dần tín đồ Bani Awal tự nhận mình là đạo Bani (từ năm 2018, đạo Bani xuất hiện trong Chứng minh nhân dân).

Từ đó, một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm Bani là đạo tên “Bani”. Người Chăm Bani là người Chăm theo đạo “Bani”. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

Tham khảo chi tiết thuật ngữ Bani:

Bani không phải tên tôn giáo "Bani" - Chăm Bani nghĩa: Chăm có đạo

 

4. SAI LẦM ĐẶT TÊN “HỘI ĐỒNG SƯ CẢ HỒI GIÁO BANI”

Sau khi Ban Tôn giáo Chính phủ có chủ trương thành lập một tổ chức tôn giáo cho dân tộc Chăm, một cuộc họp được tiến hành tổ chức tại Ninh Thuận. Trong phiên họp Ts.Thành Phần chủ trương đặt tên tổ chức tôn giáo: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”, với cụm từ “Hồi giáo Bani” sẽ quảng bá cho thế giới biết đến dân tộc Chăm. Bởi, thế giới Hồi giáo, thế giới Ả Rập và thế giới Melayu là những dân tộc theo Islam (Hồi giáo) và giàu có. Từ ý kiến Ts. Thành Phần nghe bùi tai, cuộc họp đi đến thống nhất dùng từ “Hồi giáo Bani” trong tên tổ chức tôn giáo: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận”.

Từ lý do trên, một tổ chức tôn giáo với tên gọi: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” tỉnh Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một tổ chức tôn giáo dành cho dân tộc Chăm được nhà nước Việt Nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. 

Thực tế Danh mục tôn giáo: “Hồi giáo” và tên gọi tổ chức tôn giáo “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” là không có gì sai. Nhưng nếu dùng cụm từ “Hồi giáo Islam” và “Hồi giáo Bani” để phân biệt nhánh tôn giáo thì tên gọi “Hồi giáo Bani” trở thành HOÀN TOÀN SAI. Bởi lẽ, dân tộc Chăm không có “Agama Bani” nghĩa là KHÔNG có “đạo Bani”. Thực tế, dân tộc Chăm chỉ có “Agama Awal” nghĩa là tôn giáo: AWAL, là một hệ thống tôn giáo của tầng lớp giáo sĩ (Acar) như: Gru, Imam, Katip, Acar mà hiện nay hệ thống này đang thực hành và hoạt động.

Từ cơ sở Mục 3, và thực tế hiện nay, khẳng định: “BANI” không phải tên một tôn giáo của dân tộc Chăm.

Từ cơ sở Mục 1, cơ sở Mục 2, cơ sở nguồn gốc lịch sử tôn giáo tại Champa, và thực tế hiện nay, khẳng định: “AWAL” là tên một tôn giáo của dân tộc Chăm. Awal là một hệ phái, một nhánh, một chi nhánh của Hồi giáo (Islam) mà tổ tiên người Chăm, vương quốc Champa truyền lại cho hậu thế.

Từ những cơ sở lý giải ở trên, giới bô lão, nhân sĩ, trí thức, sinh viên dân tộc Chăm đề nghị đổi tên tổ chức tôn giáo:

“Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani”, đề nghị đổi thành,

“Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo AWAL”.

 

5. SAI LẦM XUẤT HIỆN TÔN GIÁO BANI TRONG CMND

Khẳng định: Hậu quả tên gọi đạo “Bani”, lỗi do Hội đồng Sư cả và tỉnh Ninh Thuận

Căn cứ quyết định Số: 4106/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007-2010).

Căn cứ Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận ngày 7/12/2011.

Căn cứ Đại hội lần III, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận ngày 12/12/2016, đến dự có ông Nguyễn Hồng Điệp, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Cao Văn Hóa, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành và các vị chức sắc thuộc 07 thánh đường Bani trên địa bàn tỉnh. Đại hội đã bầu Cả Sư Nguyễn Lài, thánh Đường Văn Lâm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.

Tại đại hội ba nhiệm kỳ đã qua, các đại biểu đã thảo luận góp ý và thống nhất tên gọi “Hồi giáo Bani” là Hồi giáo Champa của người Chăm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Islam (tiếng Ả Rập: Islam; tiếng Việt: Hồi giáo) đã tồn tại gần 1200 năm, cũng như phương hướng, nhiệm vụ và quy chế về tổ chức hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani trong tỉnh. Theo đó, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Lỗi từ phía Hội đồng Sư cả

Căn cứ Đại hội lần II, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận ngày 7/12/2011, trên văn bản phần hai có ghi:

Tên tổ chức của Hội đồng Sư cả: Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Nhưng để thuận lợi cho việc ghi trong CMND (Chứng minh nhân dân), đồng ý ghi tôn giáo: Bani

+ Lỗi từ phía Công an tỉnh

Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận. Số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo. Xem Hình 3.

Theo công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, thì Việt Nam không tồn tại tôn giáo Bani.

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/BTG_6955.png

Hình 3. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo.

Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/tongiao_danhmuc_2020.pdf

Sở Công an tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận khi cấp CMND không căn cứ vào danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ - Việt Nam, mà cấp CMND tùy theo người khai, chưa quan tâm hay vì lý do khác.

Từ việc không căn cứ vào danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, mà tự ý cấp tôn giáo: Bani, nên đã gây hậu quả cho ngày hôm nay.

 

6. MỘT VÀI Ý KIẾN ĐẶT TÊN “AWAL

Sau khi bài viết đề nghị đổi tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” thành tên tổ chức mới “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Awal”.

Ý kiến 1: Chúng tôi gọi điện xin ý kiến HĐSC Bình Thuận thì được trả lời, HĐSC đã đề nghị Ban Tôn Giáo Chính phủ xin đổi tên “Bani” thành tên “Awal” từ lâu, nhưng Ban Tôn giáo cho rằng, hạn chế ghi tên tiếng Chăm.

Ý kiến 2: Một cán bộ xã Phan Hòa - Bình Thuận cho rằng, hiện nay theo quy định không dùng từ tiếng Chăm trong văn bản, do đó từ “Bani” được ghi thành “Bàni”, như vậy từ “Awal” thì sẽ ghi như thế nào?

Ý kiến 3: Đại diện thường trực HĐSC Ninh Thuận trả lời, chúng tôi đã nêu vấn đề đổi tên “Bani” thành “Awal” nhiều lần nhưng Sở Nội vụ chưa quan tâm, bởi cụm từ “Hồi giáo Bani” đã dùng quen từ năm 2007.

Ý kiến 4: Bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Lương Tri - Ninh Thuận cho rằng, người Chăm không có tôn giáo Bani nghĩa là không ai dùng “Agama Bani” mà người Chăm chỉ dùng “Agama Awal” (đạo Awal) và “Agama Ahier” (đạo Ahier) mà thôi. Do vậy, nếu muốn đổi tên tổ chức thành cụm từ “Hồi giáo Awal” là hoàn toàn phù hợp với hệ thống tôn giáo của Acar.

Ý kiến 5: Ts.Bá Trung Phụ (người Chăm) cho rằng, đúng ra từ “Awal” nên dùng từ đầu thì không rắc rối cho ngày hôm nay.

Ý kiến 6: Ts.Phú Văn Hẳn (người Chăm) cho rằng, tên tổ chức “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” là chưa phù hợp, vì Chăm Bani (Chăm theo đạo) là Agama Awal nên phải đặt tên “Hồi giáo Awal”. Hơn nữa, cụm từ “Hội đồng Sư cả” cũng không phù hợp, nên thống nhất từ ngữ giữa nhánh “Hồi giáo Islam” và nhánh “Hồi giáo Awal” thành “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận” và “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Awal) tỉnh Ninh Thuận”.

Ý kiến 7: Ts. Basiron (người Chăm) cho rằng, ông đồng ý quan điểm của Ts.Phú Văn Hẳn, đó là ý kiến đúng đắn, chính xác theo nguồn gốc lịch sử tôn giáo của dân tộc Chăm xưa và nay.

Ý kiến 8: Ts. Trương Văn Món (người Chăm) cho rằng, trong nghiên cứu của ông dựa trên văn bản lá “Buông” thì không có tôn giáo Bani và tôn giáo Balamon mà chỉ có “Agama Awal” (Hồi giáo cũ) và “Agama Ahier” (Hồi giáo mới). Ts.Trương Văn Món cũng khuyên rằng hãy trả lại tên đúng “Ahier” thay vì dùng “Balamon” là sai lầm.

Ý kiến 9: NCS.Dominique Nguyen (người Chăm) cho rằng, tôn giáo của người Chăm là “Agama Awal” và “Agama Ahier”. Awal được kế thừa từ Islam, nên tiếng Việt ghi đúng là: “Hồi giáo”.

Ý kiến 10: Ts. Putra Pudam (người Chăm) cho rằng, ông hoàn toàn đồng ý quan điểm của Ts.Phú Văn Hẳn. Ts.Putra Podam còn cho biết thêm, tổ tiên Chăm (Champa) không sáng lập ra một tôn giáo nào mà chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn trên thế giới đó là: Bàlamon (Hindu, từ Ấn Độ) và Hồi giáo (Islam, từ Ả Rập). Do đó, tôn giáo Chăm có thể viết theo tiếng phổ thông là “Hồi giáo”, nhưng tên các tổ chức tôn giáo thì tùy theo chi nhánh hay hệ phái khác nhau, nhưng chung quy phải đặt đúng tên nguồn gốc lịch sử của dân tộc Chăm.

Do đó, giữa hai nhánh “Islam” và “Awal” thì tên tôn giáo theo Danh mục ghi rõ: “Hồi giáo”

Tên tổ chức tôn giáo giữa hai nhánh “Islam” và “Awal” là:

Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận”, và

Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Awal) tỉnh Ninh Thuận”.

 

7. TRANH LUẬN XUNG QUANH “AWAL” VÀ “BANI”

- Ý kiến 1, Ý kiến 2: Căn cứ hai ý kiến trên cho thấy, HĐSC Bình Thuận đã nhiều lần gợi ý nên đổi “Bàni” thành “Awal”, vì Awal là tên hệ thống tôn giáo của Giáo sĩ (Acar) đang thực hành hiện nay. Nhưng cấp có thẩm quyền từ chối, lý do trong văn bản không dùng tiếng Chăm.

Champa dùng: Bani (gốc từ Ả Rập: باني), mà thế giới Hồi giáo sử dụng với nghĩa là “đạo”,

Trung quốc dùng: 宗教 (Zōngjiào – tôn giáo), mang nghĩa “đạo”,

Ấn độ dùng: अगम (Agama), mang nghĩa “đạo”,

Tiếng Anh dùng: Religion (rəˈlijən), mang nghĩa “đạo”,

Tiếng phổ thông ghi: “Bani” thành “Bàni”,

Theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo 2012.

Người Chăm viết: Bani thì tiếng Việt ghi trên văn bản thành: Bàni hay Bà-ni. Vậy “Bani” hay “Bàni”, “Bà-ni” trong tiếng Việt nghĩa là gì?

Tại sao “Bàni” hay “Bà-ni” thì ghi được trên văn bản mà “Bani” thì không?

Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ có ghi tên tổ chức tôn giáo: “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận

Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP thì: Islam (tiếng Ả Rập) dùng được trong văn bản, thì tại sao Awal (Tiếng Ả Rập, mà dân tộc Chăm đang sử dụng thì không chấp nhận?).

 

- Ý kiến 3, Ý kiến 4Từ Bani (tiếng Ả Rập được người Chăm sử dụng mang nghĩa đạo), thì tổ chức tôn giáo ghi thành “Hồi giáo Bàni”.

Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ có ghi tên tổ chức tôn giáo: “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận”. Tại sao quyết định Số: 4106/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập nhân sự “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni”, từ năm 2007 thì cho rằng đã sử dụng “quen”.

Trong khi từ “Awal” trong Thiên kinh Koran mà người Chăm sử dụng từ thế kỷ 9 (1200 năm), mà cụ thể được triều đại vua Po Rome sử dụng đặt tên tôn giáo Awal từ thế kỷ 17 (400 năm), và hiện nay hệ phái “Awal” của Giáo sĩ (Acar) đang thực hành thì không “quen” sao?

 

- Ý kiến trí thức Chăm: Tổng hợp ý kiến của trí thức Chăm từ Ý kiến 5 đến Ý kiến 10, kết luận rằng, người Chăm Bani (Chăm theo đạo) đã tiếp nhận tôn giáo “Islam”, tiếng phổ thông gọi “Hồi giáo”, nên đồng ý tôn giáo Chăm là “Hồi giáo”.

Islam tại Champa xưa có thể chia thành hai nhánh: “Hồi giáo Islam” và “Hồi giáo Awal”.

Tên tổ chức nên thống nhất: “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận”, và “Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Awal) tỉnh Ninh Thuận”.

 

Câu hỏi: Tại sao những dân tộc khác dùng được tiếng dân tộc trong:

- Họ tên (K’Bral, K’Brop, Siu Black, H’Jen, Y’Moan, Buon Krong Wiya Podam…)

- Tên địa danh: buôn ako dhong, buôn ia kruec,…

- Tên tỉnh: Đắk Lắk, Đắc Lắc, Đak Lak, Dak Lak, Daklak

Hình 4. Wiya Podam, dân tộc Ede tại Buôn Ama Thuột. Tên không theo cấu trúc tiếng Việt.

 

Hình 5. Đắk Lắk, tên tỉnh viết không đúng cấu trúc tiếng Việt.

 

Hình 6. Dak Lak, tên tỉnh viết không đúng cấu trúc tiếng Việt.

 

Hình 7. Kon Tum, tên tỉnh Kon Tum viết không đúng cấu trúc tiếng Việt.

 

Hình 8. Bắc Kạn, tên tỉnh Bắc Kạn viết không đúng cấu trúc tiếng Việt.

 

 

Hình 9. Y Jack Arul, Y Moan, SIu Black , dân tộc Ede tại Buôn Ama Thuột. Tên không theo cấu trúc tiếng Việt.

 

 Hình 10. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo. Trong đó có từ không theo cấu trúc tiếng Việt như: Islam, Bàni, Al Noor những từ bị gạch chân đỏ.